Bộ luật Hình sự 2015 sửa đổi năm 2017 quy định chi tiết về chế tài đối với hành vi lừa đảo chiếm đoạt tài sản. Người bị cáo buộc nếu nhận thấy quyền và lợi ích hợp pháp của mình bị xâm phạm có thể tiến hành viết đơn giải trình gửi đến cơ quan có thẩm quyền để giải quyết. Vậy đơn giải trình về việc lừa đảo chiếm đoạt tài sản là gì?
Mục lục bài viết
- 1 1. Đơn giải trình về việc lừa đảo chiếm đoạt tài sản là gì?
- 2 2. Khi nào viết đơn giải trình về việc lừa đảo chiếm đoạt tài sản:
- 3 3. Mẫu đơn giải trình về việc lừa đảo chiếm đoạt tài sản:
- 4 4. Hướng dẫn soạn thảo đơn giải trình về việc lừa đảo chiếm đoạt tài sản:
- 5 5. Lừa đảo chiếm đoạt tài sản bị xử lý như thế nào?
1. Đơn giải trình về việc lừa đảo chiếm đoạt tài sản là gì?
Lừa đảo chiếm đoạt tài sản được hiểu là hành vi dùng thủ đoạn gian dối làm cho chủ sở hữu, người quản lý tài sản tin nhầm giao tài sản cho người phạm tội để chiếm đoạt tài sản đó. Đơn giải trình về việc lừa đảo chiếm đoạt tài sản là mẫu đơn được cá nhân, tổ chức lập ra và gửi tới cơ quan công an để giải trình về việc lừa đảo chiếm đoạt tài sản.
2. Khi nào viết đơn giải trình về việc lừa đảo chiếm đoạt tài sản:
Khi có thông báo từ cơ quan có thẩm quyền về thông tin cáo buộc tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản. Chủ thể của cáo buộc xét thấy quyền và lợi ích hợp pháp của mình bị xâm phạm sẽ tiến hành soạn thảo đơn giải trình về việc lừa đảo chiếm đoạt tài sản gửi đến cấp có thẩm quyền giải quyết.
Tham khảo quy định về: Tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản theo Điều 174 Bộ luật hình sự
3. Mẫu đơn giải trình về việc lừa đảo chiếm đoạt tài sản:
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập-Tự do-Hạnh phúc
——o0o——
……., ngày …… tháng … năm 20…
ĐƠN GIẢI TRÌNH
(Về việc lừa đảo chiếm đoạt tài sản)
Kính gửi: Cơ quan công an huyện/Quận…
Tên tôi là: ……
CMND số: …Cấp ngày: …..Nơi cấp: ……
Hộ khẩu thường trú: ……
Nơi ở hiện nay: ……
Hiện tại tôi đang công tác tại…..Chức vụ: ……
Nội dung giải trình:
Ngày…..tháng…..năm……., tôi được Quý cơ quan thông báo về việc ông ….. số CMND: ……….. do Công an thành phố …cấp ngày: …../.…./… Hiện đang cư trú tại……gửi đơn đến cơ quan tố giác tôi lừa đảo chiếm đoạt tài sản. Với sự việc này, tôi làm đơn giải trình với Quý cơ quan nội dung cụ thể như sau:
Ngày …. tháng …. năm 20…, tôi có vay anh……..số tiền là ….000.000 đồng (….triệu đồng), văn bản có chữ ký của……Đến ngày …. tháng ….. năm 20….., tôi tiếp tục vay anh …….. số tiền ….000.000.000 đồng (…tỷ đồng). Ngày hẹn trả số tiền trên là ngày … tháng … năm 20… Những lần vay này đều được lập thành văn bản có chữ ký của………Tổng số tiền tôi vay của anh …… là ….000.000.000 đồng (….. triệu đồng).
Mục đích của việc vay số tiền trên: tôi cho người thân của tôi là Bà …… sử dụng vào việc kinh doanh, cụ thể là mua bán xe ô tô. Đến ngày hẹn trả nợ – ngày …… tháng …… năm 20….., người thân nhà tôi và tôi không có khả năng trả nợ Khoản tiền đã vay của anh ……. Tôi đang tích cực đàm phán với anh ……….. về việc trả Khoản tiền vay trên.
Ngày…tháng … năm 20…, tôi có trả cho anh Hùng số tiền…..000.000 đồng (…….. triệu đồng). Như vậy, số tiền tôi còn nợ lại của anh ……… là …..000.000 đồng (… triệu đồng). Tôi đã thỏa thuận với anh ……….. là số tiền còn nợ lại ……..000.000 đồng sẽ thanh toán bằng một chiếc xe ô tô hãng Mercedes mang biển kiểm soát …… (chiếc xe này trước đây tôi mua của ông ….., chủ xe là anh ………).
Ngày …..tháng …… năm 20….., tôi đã giao chiếc xe ô tô hãng Mercedes mang biển kiểm soát …… cho anh …… Khi giao xe, tôi có yêu cầu anh ……. hủy giấy tờ đã vay nhưng anh ……… nói “không mang theo” và hứa là sẽ hủy giấy tờ vay sau. Vì là anh em với nhau nên tôi đã tin tưởng ngay mà không đưa ra bất kỳ yêu cầu nào khác. Giao dịch vay tiền giữa tôi và anh …….. đã chấm dứt, tôi đã hoàn thành nghĩa vụ của mình.
Tuy nhiên, anh …… lại cho anh (người khác) ……….. mượn chiếc xe mà tôi đã giao cho anh ……., người mượn xe đã bán mất chiếc xe này. Hiện nay, anh Hùng không yêu cầu tôi phải trả Khoản vay mà tôi đã thanh toán bằng chính chiếc xe đã bị người mượn xe bán mất. Về mặt pháp lý thì tôi không còn nghĩa vụ nào với anh ……….. nữa.
Đến ngày…..tháng…..năm……., anh ….. lại làm đơn tố giác tôi với Quý cơ quan. Như đã trình bày, tôi không còn bất cứ một nghĩa vụ nào với anh ….., vì tôi đã hoàn thành nghĩa vụ trả nợ của mình.
Căn cứ Điều 174
Theo quy định tại Điều 174 Bộ luật hình sự thì tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản phải có dấu hiệu của việc “dùng thủ đoạn gian dối để chiếm đoạt tài sản”. Thế nhưng tôi không dùng thủ đoạn gian dối để chiếm đoạt tài sản của anh ….., quá trình thực hiện giao dịch vay tiền với anh …. tôi luôn trung thực trong mọi hành vi của mình. Tôi nhận thấy, việc anh ……. làm đơn tố cáo tôi có hành vi lừa đảo chiếm đoạt tài sản là không có căn cứ. Quan hệ của chúng tôi đơn thuần là vấn đề vay mượn dân sự phục vụ mục đích kinh doanh hoàn toàn tự nguyện.
Chính vì những căn cứ nêu trên, tôi kính đề nghị Quý cơ quan xem xét và giải quyết, đảm bảo quyền và lợi ích chính đáng cho tôi.
Tôi xin cam đoan những nội dung giải trình nêu trên là đúng sự thật và tôi xin chịu hoàn toàn trách nhiệm về những nội dung đã cam đoan.
…, ngày ..tháng .. năm 20…
Người làm đơn
(ký và ghi rõ họ tên)
4. Hướng dẫn soạn thảo đơn giải trình về việc lừa đảo chiếm đoạt tài sản:
Phần kính gửi: Công an quận/ huyện: Nơi gửi đơn giải trình
Tên tôi là: Tên người giải trình ghi in hoa
CMND, hộ khẩu, nơi ở,…: Khai rõ ràng, chính xác như thông tin trong sổ hộ khẩu
Nơi công tác, chức vụ: Ghi theo địa chỉ nơi công tác và chức vụ hiện tại.
Phần nội dung giải trình:
– Đưa ra lý do viết giải trình:
– Trình bày vụ việc: Ghi cụ thể, chi tiết và chính xác toàn bộ nội dung vụ việc. Đây là căn cứ quan trọng để cơ quan có thẩm quyền xem xét và giải quyết cho nguyện vọng của người viết giải trình.
– Lời đề nghị: Ghi ” Chính vì những căn cứ nêu trên, tôi kính đề nghị Quý cơ quan xem xét và giải quyết, đảm bảo quyền và lợi ích chính đáng cho tôi”.
– Lời cam đoan: Người giải trình cam đoan viết trung thực, chính xác toàn bộ nội dung khai.
– Ký và ghi rõ họ tên
5. Lừa đảo chiếm đoạt tài sản bị xử lý như thế nào?
Tùy thuộc vào giá trị tài sản bị chiếm đoạt mà người lừa đảo chiếm đoạt tài sản có thể bị phạt xử lý hành chính hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy định của Nhà nước.
– Phạt hành chính
Đối với hành vi lừa đảo chiếm đoạt tài sản của người khác lần đầu và chưa đến mức chịu trách nhiệm hình sự (tài sản bị lừa đảo có trị giá dưới 02 triệu, không phải phương tiện kiếm sống chính của người bị hại và gia đình họ, không gây ảnh hưởng xấu đến an ninh, trật tự, an toàn xã hội) thì bị phạt hành chính.
Theo Khoản 1 Điều 15
Như vậy, người thực hiện hành vi lừa đảo chiếm đoạt tài sản dưới mức chịu trách nhiệm hình sự có thể bị phạt hành chính đến 02 triệu đồng.
– Truy cứu trách nhiệm hình sự về Tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản
Tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản được quy định tại Điều 174
Theo đó, người nào bằng thủ đoạn gian dối chiếm đoạt tài sản của người khác trị giá từ 02 đến dưới 50 triệu đồng hoặc dưới 02 triệu đồng nhưng thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm:
– Đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi chiếm đoạt tài sản mà còn vi phạm;
– Đã bị kết án về tội này hoặc về một trong các tội: cướp tài sản, bắt cóc nhằm chiếm đoạt tài sản, cưỡng đoạt tài sản, cướp giật tài sản, công nhiên chiếm đoạt tài sản, trộm cắp tài sản, lạm dụng uy tín nhằm chiếm đoạt tài sản, sử dụng mạng máy tính, mạng viễn thông, phương tiện điện tử thực hiện hành vi chiếm đoạt tài sản, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm;
– Gây ảnh hưởng xấu đến an ninh, trật tự, an toàn xã hội;
– Tài sản là phương tiện kiếm sống chính của người bị hại và gia đình họ.
Phạt tù từ 02 năm đến 07 năm khi phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây:
– Phạm tội có tổ chức;
– Có tính chất chuyên nghiệp;
– Chiếm đoạt tài sản trị giá từ 50 triệu đồng đến dưới 200 triệu đồng;
– Tái phạm nguy hiểm;
– Lợi dụng chức vụ, quyền hạn hoặc lợi dụng danh nghĩa cơ quan, tổ chức;
– Dùng thủ đoạn xảo quyệt;
Phạt tù từ 07 năm đến 15 năm khi phạm tội thuộc một trong các trường hợp:
– Chiếm đoạt tài sản trị giá từ 200 triệu đồng đến dưới 500 triệu đồng;
– Lợi dụng thiên tai, dịch bệnh.
Nặng nhất, người phạm tội có thể bị phạt tù từ 12 năm đến 20 năm hoặc tù chung thân khi lừa đảo chiếm đoạt tài sản trị giá 500 triệu đồng trở lên hoặc lợi dụng hoàn cảnh chiến tranh, tình trạng khẩn cấp để lừa đảo chiếm đoạt tài sản.
Bên cạnh đó, người phạm tội còn có thể bị áp dụng hình phạt bổ sung là phạt tiền từ 10 – 100 triệu đồng, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm hoặc tịch thu một phần hoặc toàn bộ tài sản.
Trường hợp khác:
Căn cứ theo Điều 12 Bộ luật Hình sự, người từ đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi thì không phải chịu trách nhiệm hình sự về Tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản. Tuy nhiên, người dưới 16 tuổi vẫn có thể bị xử phạt hành chính với hành vi lừa đảo chiếm đoạt tài sản.
Nếu xảy ra thiệt hại, người lừa đảo chiếm đoạt tài sản còn phải đền bù cho người bị lừa đảo theo quy định tại Điều 586 Bộ luật Dân sự 2015. Cụ thế như sau:
– Người chưa đủ 15 tuổi gây thiệt hại mà còn cha, mẹ thì cha, mẹ phải bồi thường toàn bộ thiệt hại; nếu tài sản của cha, mẹ không đủ để bồi thường mà con chưa thành niên gây thiệt hại có tài sản riêng thì lấy tài sản đó để bồi thường phần còn thiếu.
– Người từ đủ 15 tuổi đến chưa đủ 18 tuổi gây thiệt hại thì phải bồi thường bằng tài sản của mình; nếu không đủ tài sản để bồi thường thì cha, mẹ phải bồi thường phần còn thiếu bằng tài sản của mình.