Đất đai thuộc sở hữu toàn dân do Nhà nước đại diện chủ sở hữu và thống nhất quản lý. Trong đó, nhà nước sẽ trao cho người sử dụng đất những quyền năng cơ bản và thế chấp quyền sử dụng đất là một trong số đó. Vậy khi bạn muốn thế chấp quyền sử dụng đất hay tài sản gắn liền với đất thì phải làm đơn như thế nào?
Mục lục bài viết
1. Đơn đăng ký thế chấp quyền sử dụng đất, tài sản gắn liền với đất là gì?
Thế chấp là một biện pháp bảo đảm trong giao dịch dân sự, theo đó bên có nghĩa vụ dùng tài sản thuộc quyền sở hữu của mình để bảo đảm thực hiện nghĩa vụ đối với bên có quyền.
Theo quy định tại Nghị định 102/2017/NĐ-CP , các loại tài sản phải đăng ký thế chấp gồm:
– Quyền sử dụng đất, tài sản gắn liền trên đất
– Tàu bay, tàu biển
Bên cạnh đó, nếu có yêu cầu thì các loại tài sản sau có thể được đăng ký thế chấp:
– Động sản khác;
– Tài sản gắn liền với đất hình thành trong tương lai;
– Bảo lưu quyền sở hữu trong trường hợp mua bán tài sản gắn liền với đất, tài sản gắn liền với đất hình thành trong tương lai; mua bán tàu bay, tàu biển; Mua bán tài sản là động sản khác có bảo lưu quyền sở hữu
Ngoài ra, theo quy định tại Điều 6 Thông tư 08/2018/TT-BTP, một số tài sản được đăng ký thế chấp tại Trung tâm đăng ký gồm:
– Các phương tiện giao thông đường bộ (ô tô, xe máy…)
– Tàu cá
– Máy móc, thiết bị, dây chuyền sản xuất, nguyên liệu, nhiên liệu, vật liệu, hàng tiêu dùng, các hàng hóa khác, kim khí quý, đá quý
– Tiền Việt Nam, ngoại tệ
– Phần vốn góp trong doanh nghiệp.
– Cổ phiếu, trái phiếu, hối phiếu, kỳ phiếu, chứng chỉ tiền gửi, chứng chỉ quỹ, séc
– Các quyền tài sản như: quyền phát sinh từ quyền tác giả, sở hữu công nghiệp, giống cây trồng, đòi nợ, khai thác tài nguyên thiên nhiên, …
– Lợi tức ….
Đơn đăng ký thế chấp quyền sử dụng đất là văn bản do người sử dụng đất lập ra để đề nghị cơ quan có thẩm quyền thực hiện việc đăng ký thế chấp nhằm đảm bảo thực hiện nghĩa vụ trong giao dịch dân sự.
Đơn đăng ký thế chấp quyền sử dụng đất, tài sản gắn liền với đất dùng để đề nghị cơ quan có thẩm quyền thực hiện việc đăng ký thế chấp quyền sử dụng đất, tài sản gắn liền với đất, qua đó có cơ sở để đảm bảo việc thực hiện nghĩa vụ trong giao dịch dân sự mà các bên đã thiết lập.
2. Mẫu đơn đăng ký thế chấp quyền sử dụng đất, tài sản gắn liền với đất:
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
—————
………., ngày … tháng … năm ……
PHIẾU YÊU CẦU ĐĂNG KÝ THẾ CHẤP QUYỀN SỬ DỤNG ĐẤT, TÀI SẢN GẮN LIỀN VỚI ĐẤT
(Ban hành kèm theo Thông tư số 07 ngày 25 tháng 11 năm 2019 của Bộ Tư pháp)
Kính gửi: …
PHẦN GHI CỦA CÁN BỘ TIẾP NHẬN
Vào Sổ tiếp nhận hồ sơ:
Quyển số …. Số thứ tự ……..
Vào Sổ tiếp nhận hồ sơ:
Cán bộ tiếp nhận
(ký và ghi rõ họ, tên)
PHẦN KÊ KHAI CỦA CÁC BÊN KÝ KẾT HỢP ĐỒNG THẾ CHẤP
Người yêu cầu đăng ký:
□ Bên thế chấp: □ Bên nhận thế chấp
□ Người đại diện của bên thế chấp, bên nhận thế chấp □ Quản tài viên
1. Bên thế chấp
1.1. Tên đầy đủ của tổ chức, cá nhân: (viết chữ IN HOA) ………
1.2. Địa chỉ liên hệ: ………
1.3. Số điện thoại (nếu có): …… Fax (nếu có): …….. Thư điện tử (nếu có): ………
1.4. □ Chứng minh nhân dân/Căn cước công dân/Chứng minh QĐND
□ Hộ chiếu
□ GCN đăng ký doanh nghiệp/GCN đăng ký hoạt động chi nhánh, văn phòng đại diện/GP thành lập và hoạt động
□ QĐ thành lập
□ GP đầu tư/GCN đầu tư/GCN đăng ký đầu tư
□ Giấy tờ xác định tư cách pháp lý khác: …
Số: ……
2. Bên nhận thế chấp
2.1. Tên đầy đủ của tổ chức, cá nhân: (viết chữ IN HOA) ……
2.2. Địa chỉ liên hệ: ……
2.3. Số điện thoại (nếu có): ……… Fax (nếu có): …….. Thư điện tử (nếu có): ………
2.4. □ Chứng minh nhân dân/Căn cước công dân/Chứng minh QĐND
□ Hộ chiếu
□ GCN đăng ký doanh nghiệp/GCN đăng ký hoạt động chi nhánh, văn phòng đại diện/GP thành lập và hoạt động
□ QĐ thành lập
□ GP đầu tư/GCN đầu tư/GCN đăng ký đầu tư
□ Giấy tờ xác định tư cách pháp lý khác: ……
Số: ………
3. Mô tả tài sản thế chấp
3.1. Quyền sử dụng đất
3.1.1. Thửa đất số: ……….; Tờ bản đồ số (nếu có): ……..
Mục đích sử dụng đất: ……
Thời hạn sử dụng đất: ………
3.1.2. Địa chỉ thửa đất: ……
3.1.3. Diện tích đất thế chấp: ……… m2
(ghi bằng chữ: ………)
3.1.4. Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất:
Số phát hành: ……, số vào sổ cấp giấy: ……
Cơ quan cấp: ……., cấp ngày …….. tháng ……. năm ……
3.2. Tài sản gắn liền với đất; tài sản gắn liền với đất hình thành trong tương lai không phải là nhà ở
3.2.1. Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất:
Số phát hành: ……… , số vào sổ cấp giấy:
Cơ quan cấp: ……… , cấp ngày ….. tháng …. năm ……
3.2.2. Số của thửa đất nơi có tài sản: ……….; Tờ bản đồ số (nếu có): ………
3.2.3. Mô tả tài sản gắn liền với đất/tài sản gắn liền với đất hình thành trong tương lai: ……
3.3. Nhà ở hình thành trong tương lai thuộc dự án xây dựng nhà ở
3.3.1. Tên và địa chỉ dự án có nhà ở hình thành trong tương lai: ……
3.3.2. Loại nhà ở: □ Căn hộ chung cư; □ Nhà biệt thự; □ Nhà liền kề.
3.3.3. Vị trí căn hộ chung cư/ nhà biệt thự/ nhà liền kề: ……
(đối với căn hộ chung cư: Vị trí tầng: ……….. ; Số của căn hộ: …………;
Tòa nhà ………)
3.3.4. Diện tích sử dụng: ……….m2
(ghi bằng chữ: ……..)
3.3.5.
Số hợp đồng (nếu có): ………, ký kết ngày ….. tháng …… năm ………
3.4. Dự án xây dựng nhà ở
3.4.1. Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất (nếu có):
Số phát hành: ……, số vào sổ cấp giấy: …
Cơ quan cấp: ……., cấp ngày ……. tháng ……. năm ……..
3.4.2. Quyết định giao đất, cho thuê đất của cơ quan có thẩm quyền
Số: …
Cơ quan cấp: ……., cấp ngày ……. tháng ……. năm …..
3.4.3. Số của thửa đất nơi có dự án xây dựng nhà ở: ……. ; Tờ bản đồ số (nếu có): …….
3.4.4. Tên dự án xây dựng nhà ở: …
3.4.5. Mô tả dự án xây dựng nhà ở: …
3.5. Nhà ở hình thành trong tương lai không thuộc dự án xây dựng nhà ở
3.5.1. Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất:
Số phát hành: ……, số vào sổ cấp giấy: ……
Cơ quan cấp: ……., cấp ngày ….. tháng …… năm …….
3.5.2. Số của thửa đất nơi có nhà ở hình thành trong tương lai: ….; Tờ bản đồ số (nếu có): ….
3.5.3. Mô tả nhà ở hình thành trong tương lai: …
4. Hợp đồng thế chấp: số (nếu có) …………, ký kết ngày ….. tháng ….. năm …….
5. Thuộc đối tượng không phải nộp phí đăng ký □
6. Tài liệu kèm theo: …
7. Phương thức nhận kết quả đăng ký:……
□ Nhận trực tiếp
□ Nhận qua đường bưu điện (ghi rõ địa chỉ)……
□ Nhận trực tiếp
□ Nhận qua đường bưu điện (ghi rõ địa chỉ)
Các bên cam đoan những thông tin được kê khai trên Phiếu yêu cầu này là trung thực, đầy đủ, phù hợp với thỏa thuận của các bên và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về các thông tin đã kê khai.
BÊN THẾ CHẤP (HOẶC NGƯỜI ĐẠI DIỆN CỦA BÊN THẾ CHẤP)
(Ký, ghi rõ họ tên và đóng dấu, nếu là tổ chức)
BÊN NHẬN THẾ CHẤP (HOẶC NGƯỜI ĐẠI DIỆN CỦA BÊN NHẬN THẾ CHẤP/QUẢN TÀI VIÊN)
(Ký, ghi rõ họ tên và đóng dấu, nếu là tổ chức)
PHẦN CHỨNG NHẬN CỦA CƠ QUAN ĐĂNG KÝ
Văn phòng đăng ký đất đai: ………
Chứng nhận việc thế chấp …… đã được đăng ký theo những nội dung kê khai tại Phiếu yêu cầu này tại thời điểm …. giờ…. phút, ngày…. tháng…. năm…….
Văn phòng đăng ký đất đai: ……
, ngày …. tháng …… năm ……
THỦ TRƯỞNG CƠ QUAN ĐĂNG KÝ
(Ghi rõ chức danh, họ tên, ký và đóng dấu)
3. Hướng dẫn soạn thảo mẫu đơn đăng ký thế chấp quyền sử dụng đất:
– Theo đó, cũng như những thể thức đơn khác, đơn yêu cầu thế chấp quyền sử dụng đất, tài sản gắn liền với đất phải được kê khai rõ ràng, không tẩy xóa. Trường hợp đối với phần kê khai có nhiều lựa chọn khác nhau thì đánh dấu (X) vào ô vuông tương ứng với nội dung lựa chọn.
– Đối với bên thế chấp, bên nhận thế chấp: cần ghi rõ các thông tin như họ và tên đầy đủ của cá nhân, tổ chức (viết in hoa), địa chỉ, số điện thoại, fax,… Trường hợp bên thế chấp, bên nhận thế chấp là công dân Việt Nam thì cần kê khai rõ về chứng minh nhân dân, căn cước công dân hoặc chứng minh quân đội nhân dân, còn nếu là người Việt Nam định cư ở nước ngoài, người nước ngoài thì kê khai về hộ chiếu. Trường hợp bên thế chấp, bên nhận thế chấp là tổ chức thì cần kê khai về Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, Giấy chứng nhận đăng ký hoạt động chi nhánh, văn phòng đại diện, Giấy chứng nhận đầu tư, đăng ký đầu tư.
– Đới với tài sản thế chấp: cần mô tả đầy đủ như sau:
+ Trường hợp tài sản thế chấp là nhà thì phải kê khai loại nhà (nhà ở, nhà xưởng, kho,…), số tầng, diện tích xây dựng, diện tích sử dụng, địa chỉ nhà.
+ Trường hợp tài sản thế chấp là nhà chung cư thì ghi tên của nhà chung cư, số tầng, diện tích xây dựng (diện tích chiếm đất), tổng số căn hộ, địa chỉ nhà chung cư đó.
– Trường hợp tài sản thế chấp là căn hộ trong tòa nhà chung cư thì ghi là “căn hộ chung cư” và ghi số của căn hộ, tầng số bao nhiêu, diện tích sử dụng căn hộ cũng như địa chỉ cụ thể của tòa nhà chung cư có căn hộ.
+ Trường hợp tài sản thế chấp là công trình hạ tầng kỹ thuật thì ghi loại công trình hạ tầng, tên từng hạng mục công trình và diện tích chiếm đất của hạng mục công trình đó. Đối với công trình kiến trúc khác thì ghi tên công trình và diện tích chiếm đất của công trình, địa chỉ nơi có công trình.
+ Trường hợp tài sản thế chấp là cây rừng, cây lâu năm thì ghi loại cây rừng, loại cây lâu năm, diện tích, địa chỉ nơi có cây rừng, cây lâu năm.
Theo đó, khi bạn tiến hành kê khai thêm về tài sản thế chấp mà không còn chỗ ghi tại mẫu số 01/ĐKTC thì ghi tiếp vào mẫu số 07/BSTS.
– Đối với việc kê khai thông tin về số Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất của nơi có dự án xây dựng nhà ở; trường hợp không có Giấy chứng nhận về quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất thì kê khai thông tin về Quyết định giao đất, cho thuê đất.
– Trường hợp người yêu cầu đăng ký thế chấp là Quản tài viên thì Quản tài viên phải ký và đóng dấu vào đơn tại bên nhận thế chấp, đồng thời bên thế chấp và bên nhận thế chấp không phải ký và đóng dấu vào đơn.