Dù sống ở thời kì hiện đại hay xa xưa thì chữ " Hiếu" luôn được đặt lên hàng đầu trong các mối quan hệ gia đình như ông bà cha mẹ với con cháu, đó là một trong những nét văn hóa tốt đẹp của dân tộc Việt nam cần được lưu giữ. Vậy phụng dưỡng là gì? Quy định về nghĩa vụ phụng dưỡng ông bà như thế nào?
Mục lục bài viết
1. Phụng dưỡng là gì?
Ở Việt nam chúng ta luôn có truyền thống hiếu thảo và kính trọng đối với người cao tuổi và ông bà cha mẹ, Không chỉ ông bà, cha mẹ cần có trách nhiệm chăm sóc, giáo dục đối với con, cháu mà người làm con, cháu cũng có những trách nhiệm, nghĩa vụ để chăm sóc, phụng dưỡng những người đã sinh thành, nuôi dưỡng mình. Văn hóa Việt Nam nhấn mạnh lòng hiếu thảo và sự kính trọng của con, cháu trong quan hệ ứng xử với ông bà, cha mẹ của mình. Bên cạnh những trách nhiệm được luật pháp quy định, con cháu trong các gia đình còn có nghĩa vụ và trách nhiệm trong việc giữ gìn văn hóa, truyền thống đạo đức của gia đình, dòng tộc; chăm lo tới việc thờ tự, cúng giỗ, hiếu hỷ. Người làm con, cháu nào cũng muốn làm tròn bổn phận đối với ông bà, cha mẹ của mình, tuy nhiên việc này cũng phải tùy thuộc vào hoàn cảnh và điều kiện riêng.
Khi còn trong độ tuổi đi học, việc làm tròn bổn phận của con, cháu đối với cha mẹ, ông bà là vâng lời thầy cô, học hành chăm chỉ, tích lũy kiến thức và trau dồi đạo đức để khi trưởng thành sẽ tự tin tham gia vào đời sống xã hội, lao động để tạo thu nhập nuôi sống bản thân và chăm sóc gia đình. Khi đã trưởng thành và xây dựng gia đình riêng, việc làm tròn bổn phận của con, cháu là sống đúng, sống theo và sống hợp với các nguyên tắc đạo đức xã hội, chăm lo gia đình riêng của mình chu đáo, chăm sóc, phụng dưỡng, thăm nom cha mẹ, ông bà khi có thời gian, theo khả năng và điều kiện… Nói chung trong mọi hoàn cảnh và trường hợp, người con làm tròn bổn phận phải là người có ý thức trách nhiệm và thể hiện trách nhiệm đó phù hợp với đạo lý và luật pháp của xã hội hiện hành.
Phụng dưỡng người cao tuổi là chăm sóc đời sống tinh thần, vật chất nhằm đáp ứng nhu cầu cơ bản về ăn, mặc, ở, đi lại, chăm sóc sức khoẻ và các nhu cầu về vui chơi, giải trí, thông tin, giao tiếp, học tập của người cao tuổi. Phụng dưỡng giống với nuôi dưỡng và cấp dưỡng, cùng là việc một người phải chăm sóc, nuôi dưỡng người khác bằng cách chu cấp tiền hoặc tài sản để bảo đảm cuộc sống cho người đó. Tuy nhiên, phụng dưỡng ngoài việc thể hiện là một nghĩa vụ về tài sản còn thể hiện tấm lòng, tình cảm và cái tâm của người có nghĩa vụ phụng dưỡng đối với người được phụng dưỡng. Trong đời sống, chúng ta thường nói phụng dưỡng các bà mẹ Việt Nam anh hùng, phụng dưỡng ông bà, cha mẹ.
2. Quy định về nghĩa vụ phụng dưỡng ông bà:
Tóm tắt câu hỏi
Xin chào luật sư! tôi có thắc mắc sau muốn hỏi luật sư việc sau.Tôi thấy có nhiều gia đình mà người già cả là ông bà hay cha, mẹ bị con cháu đối xử không tốt. Vậy nhà nước có quy định nào về việc con cháu phải có trách nhiệm phụng dưỡng người cao tuổi.Tôi xin cảm ơn!
Luật sư tư vấn
Chăm sóc, phụng dưỡng ông bà, cha mẹ không chỉ là đạo lý truyền thống của dân tộc ta mà còn là trách nhiệm, bổn phận và quyền của người con, người cháu được pháp luật quy định trong
Tại Điều 10. Nghĩa vụ và quyền phụng dưỡng người cao tuổi
1. Phụng dưỡng người cao tuổi là chăm sóc đời sống tinh thần, vật chất nhằm đáp ứng nhu cầu cơ bản về ăn, mặc, ở, đi lại, chăm sóc sức khoẻ và các nhu cầu về vui chơi, giải trí, thông tin, giao tiếp, học tập của người cao tuổi.
2. Người có nghĩa vụ và quyền phụng dưỡng người cao tuổi là con, cháu của người cao tuổi và những người khác có nghĩa vụ nuôi dưỡng, cấp dưỡng theo quy định của pháp luật về hôn nhân và gia đình.
3. Người có nghĩa vụ và quyền phụng dưỡng người cao tuổi tùy theo hoàn cảnh cụ thể phải sắp xếp nơi ở phù hợp với điều kiện sức khoẻ, tâm lý của người cao tuổi; chu cấp về kinh tế; thanh toán chi phí điều trị và chăm sóc y tế động viên khi người cao tuổi ốm đau; mai táng khi người cao tuổi chết.
4. Người có nghĩa vụ và quyền phụng dưỡng người cao tuổi phải cùng nhau hợp tác trong việc phụng dưỡng người cao tuổi.
5. Khuyến khích tổ chức, cá nhân không thuộc đối tượng quy định tại khoản 2 Điều này tham gia phụng dưỡng người cao tuổi.
Tại Điều 10 Luật người cao tuổi năm 2009 xác định cụ thể người có nghĩa vụ và quyền phụng dưỡng người cao tuổi thực hiện theo quy định của pháp luật về hôn nhân và gia đình. Theo đó, gia đình người cao tuổi có trách nhiệm chủ yếu trong việc phụng dưỡng người cao tuổi. Người có nghĩa vụ và quyền phụng dưỡng người cao tuổi là con, cháu của người cao tuổi và những người khác có nghĩa vụ nuôi dưỡng, cấp dưỡng theo quy định của pháp luật về hôn nhân và gia đình.
Người có nghĩa vụ và quyền phụng dưỡng người cao tuổi tùy theo hoàn cảnh cụ thể phải sắp xếp nơi ở phù hợp với điều kiện sức khoẻ, tâm lý của người cao tuổi; chu cấp về kinh tế; thanh toán chi phí điều trị và chăm sóc y tế, động viên khi người cao tuổi ốm đau; mai táng khi người cao tuổi chết; đồng thời phải cùng nhau hợp tác trong việc phụng dưỡng người cao tuổi.
Trong trường hợp người có nghĩa vụ và quyền phụng dưỡng không có điều kiện trực tiếp chăm sóc người cao tuổi thì uỷ nhiệm cho cá nhân hoặc tổ chức cung ứng dịch vụ chăm sóc người cao tuổi, nhưng phải được người cao tuổi đồng ý. Việc ủy nhiệm chăm sóc người cao tuổi được thực hiện dưới hình thức hợp đồng dịch vụ giữa người có nghĩa vụ và quyền phụng dưỡng với cá nhân hoặc tổ chức cung ứng dịch vụ.
Cá nhân hoặc tổ chức cung ứng dịch vụ được uỷ nhiệm chăm sóc người cao tuổi có trách nhiệm thực hiện đầy đủ cam kết theo hợp đồng dịch vụ với người uỷ nhiệm. Người cao tuổi có quyền yêu cầu người có nghĩa vụ và quyền phụng dưỡng thay đổi cá nhân hoặc tổ chức cung ứng dịch vụ được uỷ nhiệm chăm sóc mình.
Nhà nước cũng khuyến khích tổ chức, cá nhân không thuộc đối tượng trên tham gia phụng dưỡng người cao tuổi.
Từ những nội dung đã phân tích như trên có thể thấy quyền và trách nhiệm là hai yếu tố gắn liền của các thành viên trong gia đình, có quan hệ mật thiết tới việc xây dựng, giữ gìn hạnh phúc, sự bền vững trong mối quan hệ gia đình. Việc thực hiện quyền và trách nhiệm của các thành viên trong mỗi gia đình là không giống nhau bởi các yếu tố tác động như quan niệm, điều kiện, nhu cầu. Tuy nhiên, trong bối cảnh hiện nay, mỗi người khi giữ các vai trò đều phải ý thức và nắm rõ được quyền và nghĩa vụ của mình để tránh việc xao nhãng, không làm tròn bổn phận hoặc vô tình vi phạm pháp luật. Quan trọng nhất, mỗi người trong chúng ta đều cần ý thức được giá trị của gia đình – tổ ấm thiêng liêng để cùng nỗ lực thực hiện tốt những vai trò của mình
3. Ngược đãi ông bà bị xử lý như thế nào?
Theo quy định mà pháp luật đề ra thì những người có hành vi ngược đãi ông bà, cha mẹ có thể bị xử phạt vi phạm hành chính theo quy định tại Điều 50 Nghị định 144/2021/NĐ-CP. Cụ thể Điều 53 quy định, phạt tiền từ 10-20 triệu đồng đối với một trong những hành vi sau đây:
+ Đối xử tồi tệ với thành viên gia đình như: bắt nhịn ăn, nhịn uống, bắt chịu rét, mặc rách, không cho hoặc hạn chế vệ sinh cá nhân;
+ Bỏ mặc không chăm sóc thành viên gia đình là người cao tuổi, yếu, khuyết tật, phụ nữ có thai, phụ nữ nuôi con nhỏ.
Bên cạnh đó pháp luật còn có các quy định tại
Tội ngược đãi hoặc hành hạ ông bà, cha mẹ tại Điều 185 Bộ luật Hình sự 2015 quy định như sau:
– Phạt cảnh cáo, phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm khi đối xử tồi tệ hoặc có hành vi bạo lực xâm phạm thân thể ông bà, cha mẹ mình thuộc một trong những trường hợp sau đây:
+ Thường xuyên làm cho nạn nhân bị đau đớn về thể xác, tinh thần;
+ Đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi này mà còn vi phạm.
– Phạt tù từ 02 năm đến 05 năm khi phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây:
+ Đối với người già yếu;
Dựa theo quy định bộ luật hình sự có thể thấy hậu quả của tội phạm này là hậu quả nghiêm trọng, nếu hậu quả gây ra chưa nghiêm trọng mà người phạm tội cũng chưa bị xử phạt hành chính về hành vi ngược đãi hoặc hành hạ ông, bà, cha, mẹ, vợ, chồng, con, cháu, người có công nuôi dưỡng mình thì cũng chưa cấu thành tội phạm này. Hậu quả nghiêm trọng do hành vi ngược đãi hoặc hành hạ ông bà, người có công nuôi dưỡng mình gây ra là những thiệt hại cho ông bà, cha mẹ, vợ chồng, con, cháu, người có công nuôi dưỡng mình như: tính mạng, sức khoẻ, do bị bệnh tật, do tự sát, hoặc những thiệt hại khác cho người bị hại như: phải bỏ học đi lang thang bị người khác rủ rê lôi kéo vào con đường tội phạm.
Như vậy, trong trường hợp hành hạ, ngược đãi ông bà, cha mẹ bằng hành vi bạo lực gây thương tích cho người bị bạo hành thì người phạm tội có thể bị phạt tù đến 20 năm, tù chung thân hoặc tử hình. con cái ngược đãi ông bà, cha mẹ có thể bị xử phạt hành chính hoặc bị xử lý hình sự tùy theo mức độ vi phạm của hành vi.
Trên đây là thông tin chúng tôi cung cấp về nội dung phụng dưỡng là gì? Quy định về nghĩa vụ phụng dưỡng ông bà và các thông tin pháp lý khác dựa trên quy định của pháp lutaj hiện hành.
Các văn bản pháp luật có liên quan đến bài viết:
Luật người cao tuổi 2009