Chuyển lợi nhuận ra nước ngoài (Transfer of profits abroad) là gì? Chuyển lợi nhuận ra nước ngoài tiếng anh là gì? Quy định pháp luật về chuyển lợi nhuận ra nước ngoài?
Chuyển lợi nhuận thu được từ đầu tư kinh doanh tại Việt Nam ra nước ngoài là vấn đề được luôn dành được sự quan tâm lớn của nhà đầu tư nước ngoài khi đầu tư tại Việt Nam. Chuyển lợi nhuận ra nước ngoài có phải nộp thuế không? Bài viết dưới đây sẽ giải đáp thắc mắc về vấn đề này.
Căn cứ pháp lý:
– Luật quản lý thuế năm 2019;
– Luật đầu tư năm 2020;
– Thông tư số 26/2004/TT-BTC;
–
–
Mục lục bài viết
1. Chuyển lợi nhuận ra nước ngoài là gì?
Lợi nhuận nhà đầu tư nước ngoài chuyển từ Việt Nam ra nước ngoài là lợi nhuận hợp pháp được chia hoặc thu được từ các hoạt động đầu tư trực tiếp tại Việt Nam theo Luật Đầu tư, sau khi thực hiện đầy đủ nghĩa vụ tài chính đối với Nhà nước Việt Nam theo quy định.
Chuyển lợi nhuận ra nước ngoài theo đó là việc nhà đầu tư nước ngoài chuyển lợi nhuận hợp pháp được chia hoặc thu được từ các hoạt động đầu tư trực tiếp tại Việt Nam, sau khi thực hiện đầy đủ nghĩa vụ tài chính đối với Nhà nước Việt Nam. Nhà đầu tư nước ngoài được sử dụng các nguồn thu hợp pháp bằng đồng Việt Nam từ hoạt động đầu tư trực tiếp tại Việt Nam để mua ngoại tệ tại tổ chức tín dụng được phép và chuyển ra nước ngoài trong thời hạn 30 ngày làm việc kể từ ngày mua được ngoại tệ. Có nhiều cách chuyển lợi nhuận ra ngoài, bao gồm:
Tiền bản quyền: Là tiền trả cho người sở hữu bản quyền để được cấp giấy phép hoặc đặc quyền sản xuất và bán một sản phẩm nào đó. Phần thuận lợi nhất của việc sử dụng biện pháp này là việc thanh toán tiền bản quyền không được coi là chuyển lợi nhuận ra nước ngoài và do đó, nằm ngoài phạm vi của các hạn chế về chuyển lợi nhuận ra nước ngoài của Việt Nam. Nếu đem so sánh với mức thuế thu nhập doanh nghiệp hiện hành của Việt Nam là 25% thì về lý thuyết, các nhà đầu tư nước ngoài đã tiết kiệm được từ 10-20% tổng số lợi nhuận ròng của công ty con của họ tại Việt Nam khi chuyển đổi hình thức từ việc trả tiền bản quyền thay vì cổ tức.
– Lãi tiền vay: Luật Việt Nam hiện hành chỉ quy định việc các hợp đồng vay trung và dài hạn phải đăng ký khoản vay với Ngân hàng Nhà nước, và thủ tục cũng khá đơn giản. Các hiệp định tránh đánh thuế hai lần mà Việt Nam đã ký có quy định mức thuế đánh trên lãi tiền vay trong các mức 10% hoặc 15% tùy từng hiệp định. Điều này nếu đem so sánh với mức thuế thu nhập doanh nghiệp hiện hành của Việt Nam là 25% thì có thể thấy rằng các nhà đầu tư nước ngoài đã tiết kiệm được từ 10-15% tổng số lợi nhuận ròng của công ty con tại Việt Nam.
– Phí dịch vụ: Hợp đồng dịch vụ nói chung không phải thực hiện thủ tục đăng ký hoặc trình nộp với cơ quan nhà nước có thẩm quyền tại Việt Nam. Việc chuyển tiền phí dịch vụ sẽ thực hiện các yêu cầu thủ tục giấy tờ về kiểm soát ngoại hối ít hơn so với việc chuyển tiền phí bản quyền. Nếu đem so sánh với mức thuế thu nhập doanh nghiệp hiện hành của Việt Nam là 25% thì có thể nhận thấy là nhà đầu tư nước ngoài đã tiết kiệm được 20% tổng số lợi nhuận ròng của công ty con ở Việt Nam, một con số không nhỏ.
– Chuyển giá: Mặc dù Việt Nam hiện đã có quy định về chống chuyển giá nhưng trong thực tế, các nhân viên thuế địa phương còn lúng túng trong việc vận dụng các quy định này, nên trong một chừng mực nào đó chưa thể phát hiện được hết việc chuyển giá nội bộ giữa các công ty trong cùng tập đoàn. Trên thực tế trong trung và dài hạn, các nhà đầu tư nước ngoài sẽ tìm mọi cách sử dụng các kênh giao dịch được phép khác như đã nói ở trên để gián tiếp chuyển lợi nhuận ra nước ngoài một cách hợp pháp mà có thể làm giảm nguồn thu về thuế và gây thiệt hại cho ngân sách nhà nước.
Cụ thể, căn cứ
“Điều 2. Lợi nhuận chuyển ra nước ngoài
1. Lợi nhuận nhà đầu tư nước ngoài chuyển từ Việt Nam ra nước ngoài theo hướng dẫn tại Thông tư này là lợi nhuận hợp pháp được chia hoặc thu được từ các hoạt động đầu tư trực tiếp tại Việt Nam theo Luật Đầu tư, sau khi thực hiện đầy đủ nghĩa vụ tài chính đối với Nhà nước Việt Nam theo quy định.
2. Lợi nhuận chuyển từ Việt Nam ra nước ngoài có thể bằng tiền hoặc bằng hiện vật.
– Lợi nhuận chuyển ra nước ngoài bằng tiền theo quy định của pháp luật về quản lý ngoại hối;
– Lợi nhuận chuyển ra nước ngoài bằng hiện vật và thực hiện quy đổi giá trị hiện vật theo quy định của pháp luật về xuất nhập khẩu hàng hóa và quy định của pháp luật liên quan.”
2. Chuyển lợi nhuận ra nước ngoài tiếng anh là gì?
Chuyển lợi nhuận ra nước ngoài tiếng anh là: “Transfer of profits abroad”
3. Quy định khi chuyển lợi nhuận ra nước ngoài
Căn cứ vào Thông tư số 186/2010/TT-BTC:
Xác định số lợi nhuận được chuyển ra nước ngoài
“Điều 3. Xác định số lợi nhuận được chuyển ra nước ngoài
1. Lợi nhuận được chuyển ra nước ngoài hàng năm là lợi nhuận nhà đầu tư nước ngoài được chia hoặc thu được của năm tài chính từ hoạt động đầu tư trực tiếp căn cứ trên báo cáo tài chính đã được kiểm toán, tờ khai quyết toán thuế thu nhập doanh nghiệp của doanh nghiệp mà nhà đầu tư nước ngoài tham gia đầu tư cộng với (+) các khoản lợi nhuận khác như khoản lợi nhuận chưa chuyển hết từ các năm trước chuyển sang; trừ đi (-) các khoản nhà đầu tư nước ngoài đã sử dụng hoặc cam kết sử dụng để tái đầu tư tại Việt Nam, các khoản lợi nhuận nhà đầu tư nước ngoài đã sử dụng để trang trải các khoản chi của nhà đầu tư nước ngoài cho hoạt động sản xuất kinh doanh hoặc cho nhu cầu cá nhân của nhà đầu tư nước ngoài tại Việt Nam.
2. Lợi nhuận được chuyển ra nước ngoài khi kết thúc hoạt động đầu tư tại Việt Nam là tổng số lợi nhuận nhà đầu tư nước ngoài thu được trong quá trình đầu tư trực tiếp tại Việt Nam, trừ đi (-) các khoản lợi nhuận đã được sử dụng để tái đầu tư, các khoản lợi nhuận đã chuyển ra nước ngoài trong quá trình hoạt động của nhà đầu tư nước ngoài ở Việt Nam và các khoản đã sử dụng cho các chi tiêu khác của nhà đầu tư nước ngoài tại Việt Nam.
3. Nhà đầu tư nước ngoài không được chuyển ra nước ngoài số lợi nhuận được chia hoặc thu được từ hoạt động đầu tư trực tiếp tại Việt Nam của năm phát sinh lợi nhuận trong trường hợp trên báo cáo tài chính của doanh nghiệp mà nhà đầu tư nước ngoài đầu tư của năm phát sinh lợi nhuận vẫn còn số lỗ luỹ kế sau khi đã chuyển lỗ theo quy định của pháp luật về thuế thu nhập doanh nghiệp.
Ví dụ: Nhà đầu tư nước ngoài A góp vốn thành lập Công ty tại Việt Nam. Năm 2009, Công ty có phát sinh số lỗ là 4 tỷ đồng.
Giả sử năm 2010, Công ty có thu nhập trước thuế là 3 tỷ đồng. Như vậy, sau khi bù trừ chuyển lỗ từ năm 2009 chuyển sang theo quy định, trong năm 2010 Công ty có số lỗ là 1 tỷ đồng. Công ty không được chia lợi nhuận cho các bên tham gia góp vốn và nhà đầu tư nước ngoài A không được chuyển lợi nhuận được chia của năm 2010 về nước.
Giả sử năm 2010, Công ty có thu nhập trước thuế là 5 tỷ đồng. Như vậy, sau khi bù trừ chuyển lỗ từ năm 2009 chuyển sang theo quy định, trong năm 2010 Công ty còn lại số thu nhập chịu thuế Thu nhập doanh nghiệp là 1 tỷ đồng. Nếu thuế suất thuế Thu nhập doanh nghiệp Công ty áp dụng là 25% thì Công ty thực hiện nộp thuế Thu nhập doanh nghiệp là 250 triệu đồng (= 1 tỷ đồng x 25%). Công ty được chia số lợi nhuận sau thuế cho các bên tham gia góp vốn và nhà đầu tư nước ngoài A được chuyển lợi nhuận được chia của năm 2010 về nước.”
Thời điểm chuyển lợi nhuận ra nước ngoài
“Điều 4. Thời điểm chuyển lợi nhuận ra nước ngoài
1. Chuyển lợi nhuận ra nước ngoài hàng năm.
Nhà đầu tư nước ngoài được chuyển hàng năm số lợi nhuận được chia hoặc thu được từ các hoạt động đầu tư trực tiếp tại Việt Nam ra nước ngoài khi kết thúc năm tài chính, sau khi doanh nghiệp mà nhà đầu tư nước ngoài tham gia đầu tư đã hoàn thành nghĩa vụ tài chính đối với Nhà nước Việt Nam theo quy định của pháp luật, đã nộp báo cáo tài chính đã được kiểm toán và tờ khai quyết toán thuế thu nhập doanh nghiệp năm tài chính cho cơ quan quản lý thuế trực tiếp.
2. Chuyển lợi nhuận ra nước ngoài khi kết thúc hoạt động đầu tư trực tiếp tại Việt nam.
Nhà đầu tư nước ngoài được chuyển lợi nhuận ra nước ngoài khi kết thúc hoạt động đầu tư trực tiếp tại Việt Nam sau khi doanh nghiệp mà nhà đầu tư nước ngoài tham gia đầu tư đã hoàn thành nghĩa vụ tài chính đối với Nhà nước Việt Nam theo quy định của pháp luật, đã nộp báo cáo tài chính đã được kiểm toán và tờ khai quyết toán thuế thu nhập doanh nghiệp cho cơ quan quản lý thuế trực tiếp đồng thời thực hiện đầy đủ nghĩa vụ theo quy định của Luật Quản lý thuế.
3. Trách nhiệm của doanh nghiệp nơi nhà đầu tư nước ngoài tham gia đầu tư vốn.
Doanh nghiệp nơi nhà đầu tư nước ngoài tham gia đầu tư vốn có trách nhiệm thực hiện đầy đủ nghĩa vụ tài chính đối với Nhà nước Việt Nam theo quy định của pháp luật liên quan đến thu nhập hình thành nên khoản lợi nhuận mà nhà đầu tư nước ngoài chuyển ra nước ngoài.”
Thông báo chuyển lợi nhuận ra nước ngoài
“Điều 5. Thông báo chuyển lợi nhuận ra nước ngoài
Nhà đầu tư nước ngoài trực tiếp hoặc uỷ quyền cho doanh nghiệp mà nhà đầu tư nước ngoài tham gia đầu tư thực hiện thông báo việc chuyển lợi nhuận ra nước ngoài theo mẫu ban hành kèm theo Thông tư này gửi cho cơ quan thuế trực tiếp quản lý doanh nghiệp mà nhà đầu tư nước ngoài tham gia đầu tư, trước khi thực hiện chuyển lợi nhuận ra nước ngoài ít nhất là 07 ngày làm việc.”
Tổ chức thực hiện
“Điều 6. Tổ chức thực hiện
Thông tư này có hiệu lực thi hành sau 45 ngày kể từ ngày ký, thay thế Thông tư số 124/2004/TT-BTC ngày 23/12/2004 của Bộ Tài chính hướng dẫn thực hiện quy định về việc chuyển lợi nhuận ra nước ngoài của các tổ chức kinh tế hoặc cá nhân nước ngoài, có lợi nhuận từ các hình thức đầu tư quy định tại
Trong quá trình thực hiện, nếu có vướng mắc, đề nghị các tổ chức, cá nhân phản ánh với Bộ Tài chính để hướng dẫn bổ sung.”
Hồ sơ để chuyển lợi nhuận
Đối với lợi nhuận chuyển về nước cho tổ chức: Biên bản họp Hội đồng quản trị (Với công ty Cổ phần) hoặc
Đối với lợi nhuận chuyển về nước cho cá nhân: Biên bản họp Hội đồng quản trị (Với công ty Cổ phần) hoặc