Kinh phí bảo đảm cho công tác quản lý, bảo quản tang vật, phương tiện bị tạm giữ, tịch thu được quy định tại Điều 5 Nghị định 115/2013/NĐ-CP như sau:
Kinh phí bảo đảm cho công tác quản lý, bảo quản tang vật, phương tiện bị tạm giữ, tịch thu được quy định tại Điều 5 Nghị định 115/2013/NĐ-CP như sau:
Điều 5: Kinh phí bảo đảm cho công tác quản lý, bảo quản tang vật, phương tiện bị tạm giữ, tịch thu
1. Kinh phí bảo đảm cho công tác quản lý, bảo quản tang vật, phương tiện bị tạm giữ, tịch thu, bao gồm các khoản chi cho xây dựng, sửa chữa, mở rộng, nâng cấp cơ sở vật chất hoặc thuê nơi tạm giữ; mua sắm trang thiết bị, phương tiện cần thiết phục vụ cho việc quản lý, bảo quản, vận chuyển, giao, nhận, giám định tang vật, phương tiện bị tạm giữ, tịch thu; chi phí để
Luật sư
2. Kinh phí cho công tác quản lý, bảo quản tang vật, phương tiện bị tạm giữ, tịch thu được bảo đảm theo quy định của
3. Bộ trưởng Bộ Tài chính quy định cụ thể về kinh phí bảo đảm cho công tác quản lý, bảo quản tang vật, phương tiện bị tạm giữ, tịch thu; mức phí lưu kho, phí bến bãi, phí bảo quản tang vật, phương tiện bị tạm giữ.
Mục lục bài viết
- 1 1. Nơi tạm giữ tang vật, phương tiện bị tạm giữ, tịch thu
- 2 2. Nhiệm vụ, quyền hạn của người đứng đầu cơ quan nơi quản lý, bảo quản tang vật, phương tiện bị tạm giữ, tịch thu
- 3 3. Nhiệm vụ, quyền hạn của người quản lý, bảo quản tang vật, phương tiện bị tạm giữ, tịch thu
- 4 4. Nghĩa vụ của cơ quan, tổ chức, cá nhân có tang vật, phương tiện bị tạm giữ, tịch thu
- 5 5. Tạm giữ tang vật, phương tiện, giấy phép, chứng chỉ hành nghề theo thủ tục hành chính
- 6 6. Thẩm quyền giải quyết khiếu nại, tố cáo của Viện kiểm sát trong quản lý tạm giữ, tạm giam
1. Nơi tạm giữ tang vật, phương tiện bị tạm giữ, tịch thu
Nơi tạm giữ tang vật, phương tiện bị tạm giữ, tịch thu được quy định tại Điều 6 Nghị định 115/2013/NĐ-CP như sau:
Điều 6. Nơi tạm giữ tang vật, phương tiện bị tạm giữ, tịch thu
1. Nơi tạm giữ tang vật, phương tiện bị tạm giữ, tịch thu là nhà, kho, bến, bãi, âu thuyền, trụ sở cơ quan hoặc nơi khác do người có thẩm quyền tạm giữ, tịch thu quyết định.
2. Nơi tạm giữ tang vật, phương tiện bị tạm giữ, tịch thu phải bảo đảm an toàn về phòng, chống cháy, nổ và đáp ứng các điều kiện về bảo vệ môi trường.
3. Căn cứ vào đặc điểm cụ thể của địa phương và trên cơ sở đề nghị của các cơ quan có thẩm quyền tạm giữ tang vật, phương tiện, Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương quyết định xây dựng nơi tạm giữ tang vật, phương tiện chung ở địa phương; đối với cơ quan thường xuyên phải tạm giữ tang vật, phương tiện với số lượng lớn, thì Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương có trách nhiệm cấp đất và kinh phí để xây dựng nơi tạm giữ.
4. Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương có trách nhiệm tổ chức quản lý nơi tạm giữ chung hoặc giao cho một cơ quan quản lý. Cơ quan có nơi tạm giữ tang vật, phương tiện hoặc được giao quản lý nơi tạm giữ chung, phải bố trí cán bộ chuyên trách làm công tác quản lý tang vật, phương tiện bị tạm giữ.
5. Căn cứ vào tình hình thực tế, Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương quyết định hình thức, quy mô thiết kế xây dựng nơi tạm giữ tang vật, phương tiện vi phạm hành chính ở địa phương mình.
6. Bộ Công an quy định cụ thể về điều kiện nơi tạm giữ tang vật, phương tiện vi phạm.
2. Nhiệm vụ, quyền hạn của người đứng đầu cơ quan nơi quản lý, bảo quản tang vật, phương tiện bị tạm giữ, tịch thu
Nhiệm vụ, quyền hạn của người đứng đầu cơ quan nơi quản lý, bảo quản tang vật, phương tiện bị tạm giữ, tịch thu được quy định tại Điều 7 Nghị định 115/2013/NĐ-CP như sau:
Điều 7. Nhiệm vụ, quyền hạn của người đứng đầu cơ quan nơi quản lý, bảo quản tang vật, phương tiện bị tạm giữ, tịch thu
1. Chỉ đạo, theo dõi, kiểm tra, giám sát việc thực hiện các biện pháp quản lý, bảo quản tang vật, phương tiện bị tạm giữ, tịch thu.
2. Phân công cán bộ làm công tác quản lý, bảo quản tang vật, phương tiện bị tạm giữ, tịch thu phù hợp với điều kiện nơi tạm giữ.
3.
4. Thông báo cho tổ chức bán đấu giá chuyên nghiệp hoặc hội đồng bán đấu giá về tang vật, phương tiện đã có quyết định tịch thu để bán đấu giá.
5. Chủ trì, phối hợp với Ủy ban nhân dân địa phương, lực lượng vũ trang nhân dân, các cơ quan, đơn vị hữu quan để di chuyển tang vật, phương tiện bị tạm giữ, tịch thu đến nơi an toàn trong trường hợp thiên tai hoặc các trường hợp khác đe dọa đến sự an toàn của tang vật, phương tiện.
6. Đề xuất, báo cáo thủ trưởng cấp trên hoặc cơ quan có thẩm quyền về tình trạng, phương án bảo vệ, nâng cấp, sửa chữa nơi tạm giữ tang vật, phương tiện bị tạm giữ, tịch thu.
3. Nhiệm vụ, quyền hạn của người quản lý, bảo quản tang vật, phương tiện bị tạm giữ, tịch thu
Nhiệm vụ, quyền hạn của người quản lý, bảo quản tang vật, phương tiện bị tạm giữ, tịch thu được quy định tại Điều 8 Nghị định 115/2013/NĐ-CP như sau:
Điều 8. Nhiệm vụ, quyền hạn của người quản lý, bảo quản tang vật, phương tiện bị tạm giữ, tịch thu
1. Tiếp nhận tang vật, phương tiện bị tạm giữ, tịch thu theo quyết định của người có thẩm quyền; trả lại tang vật, phương tiện bị tạm giữ hoặc chuyển tang vật, phương tiện bị tạm giữ, tịch thu cho cơ quan điều tra hoặc cơ quan khác khi có quyết định của người có thẩm quyền.
2. Quản lý, bảo quản tang vật, phương tiện bị tạm giữ, tịch thu đúng chế độ quản lý.
3. Thường xuyên kiểm tra nơi tạm giữ; phát hiện kịp thời tang vật, phương tiện bị mất, hư hỏng hoặc nơi tạm giữ không bảo đảm an toàn để có biện pháp khắc phục kịp thời.
4. Vào sổ và ghi chép đầy đủ về giờ, ngày, tháng, năm tiếp nhận, trả lại, chuyển tang vật, phương tiện vi phạm; hiện trạng tang vật, phương tiện vi phạm; ghi rõ số quyết định, thời gian, lý do tạm giữ, tịch thu và họ, tên, chức vụ của người ký quyết định, người giao, người nhận tang vật, phương tiện đó.
5. Hàng ngày thống kê, định kỳ báo cáo với người đứng đầu cơ quan nơi quản lý tang vật, phương tiện bị tạm giữ, tịch thu về:
a) Số lượng tang vật, phương tiện bị tạm giữ, tịch thu;
b) Tang vật, phương tiện đã trả lại cho chủ sở hữu, người quản lý hoặc người sử dụng hợp pháp;
c) Số lượng tang vật, phương tiện đã hết thời hạn bị tạm giữ mà chủ sở hữu, người quản lý hoặc người sử dụng hợp pháp không đến nhận;
d) Số lượng tang vật, phương tiện chuyển cho các cơ quan có thẩm quyền;
đ) Tổng số tang vật, phương tiện hiện còn tạm giữ.
4. Nghĩa vụ của cơ quan, tổ chức, cá nhân có tang vật, phương tiện bị tạm giữ, tịch thu
Nghĩa vụ của cơ quan, tổ chức, cá nhân có tang vật, phương tiện bị tạm giữ, tịch thu được quy định tại Điều 11 Nghị định 115/2013/NĐ-CP như sau:
Điều 11. Nghĩa vụ của cơ quan, tổ chức, cá nhân có tang vật, phương tiện bị tạm giữ, tịch thu
1. Chấp hành nghiêm chỉnh quyết định tạm giữ, tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính.
2. Nhận lại tang vật, phương tiện bị tạm giữ theo đúng thời hạn ghi trong quyết định tạm giữ.
3. Nộp phí lưu kho, phí bến bãi, phí bảo quản tang vật, phương tiện và các khoản chi phí khác trong thời gian tang vật, phương tiện bị tạm giữ theo quy định.
Không thu phí lưu kho, phí bến bãi, phí bảo quản trong thời gian tang vật, phương tiện vi phạm hành chính bị tạm giữ nếu chủ tang vật, phương tiện không có lỗi trong việc vi phạm hành chính hoặc áp dụng biện pháp tịch thu đối với tang vật, phương tiện hoặc tổ chức, cá nhân vi phạm giữ, bảo quản phương tiện theo quy định tại Điều 14 và Điều 15 Nghị định này.
5. Tạm giữ tang vật, phương tiện, giấy phép, chứng chỉ hành nghề theo thủ tục hành chính
Tạm giữ tang vật, phương tiện, giấy phép, chứng chỉ hành nghề theo thủ tục hành chính là một trong những biện pháp ngăn chặn khi xử lý vi phạm hành chính được quy định trong Luật xử lý vi phạm hành chính 2012. Theo đó:
– Trường hợp áp dụng: Biện pháp Tạm giữ tang vật, phương tiện, giấy phép, chứng chỉ hành nghề theo thủ tục hành chính chỉ áp dụng khi cần thiết thuộc một trong các trường hợp sau:
+) Để xác minh tình tiết mà nếu không tạm giữ thì không có căn cứ ra quyết định xử phạt;
+) Để ngăn chặn ngay hành vi vi phạm hành chính mà nếu không tạm giữ thì sẽ gây hậu quả nghiêm trọng cho xã hội;
+) Để bảo đảm thi hành quyết định xử phạt.
– Người có thẩm quyền áp dụng:
– Thời hạn tạm giữ: Thời hạn tạm giữ tang vật, phương tiện vi phạm hành chính, giấy phép, chứng chỉ hành nghề là 07 ngày, kể từ ngày tạm giữ. Thời hạn tạm giữ có thể được kéo dài đối với những vụ việc có nhiều tình tiết phức tạp, cần tiến hành xác minh nhưng tối đa không quá 30 ngày, kể từ ngày tạm giữ tang vật, giấy phép, chứng chỉ hành nghề. Đối với vụ việc phức tạp cần có thêm thời gian để xác minh thì người có thẩm quyền đang giải quyết vụ việc phải báo cáo thủ trưởng trực tiếp của mình bằng văn bản để xin gia hạn việc tạm giữ; việc gia hạn phải bằng văn bản, thời hạn gia hạn không được quá 30 ngày.
– Hình thức: Mọi trường hợp tạm giữ tang vật, phương tiện, giấy phép, chứng chỉ hành nghề phải được lập thành biên bản. Trong biên bản phải ghi rõ tên, số lượng, chủng loại, tình trạng của tang vật, phương tiện bị tạm giữ và phải có chữ ký của người ra quyết định tạm giữ, người vi phạm; trường hợp không xác định được người vi phạm, người vi phạm vắng mặt hoặc không ký thì phải có chữ ký của 02 người làm chứng. Biên bản phải được lập thành 02 bản, người có thẩm quyền tạm giữ giữ 01 bản, người vi phạm giữ 01 bản. Trong trường hợp tang vật, phương tiện bị tạm giữ phải được niêm phong thì phải tiến hành ngay trước mặt người vi phạm; nếu người vi phạm vắng mặt thì phải tiến hành niêm phong trước mặt đại diện gia đình, đại diện tổ chức, đại diện chính quyền và người chứng kiến.
– Trách nhiệm bảo quản tang vật, phương tiện, giấy phép, chứng chỉ hành nghề bị tạm giữ: Người ra quyết định tạm giữ tang vật, phương tiện vi phạm hành chính có trách nhiệm bảo quản tang vật, phương tiện đó. Trong trường hợp tang vật, phương tiện bị mất, bán, đánh tráo hoặc hư hỏng, mất linh kiện, thay thế thì người ra quyết định tạm giữ tang vật, phương tiện phải chịu trách nhiệm bồi thường và bị xử lý theo quy định của pháp luật.
6. Thẩm quyền giải quyết khiếu nại, tố cáo của Viện kiểm sát trong quản lý tạm giữ, tạm giam
Luật sư tư vấn:
Việc giải quyết khiếu nại, tố cáo trong quản lý tạm giữ, tạm giam được quy định trongLuật thi hành tạm giữ, tạm giam 2015, có hiệu lực từ 1/7/2016, theo đó, Viện kiểm sát là cơ quan duy nhất có thẩm quyền giải quyết khiếu nại, tố cáo trong trường hợp này.
Thứ nhất, về giải quyết khiếu nại trong quản lý thi hành tạm giữ, tạm giam:
Người bị tạm giữ, người bị tạm giam và cơ quan, tổ chức, cá nhân khác có liên quan có quyền khiếu nại đối với quyết định, hành vi của cơ quan, người có thẩm quyền trong quản lý, thi hành tạm giữ, tạm giam nếu có căn cứ cho rằng quyết định, hành vi đó là trái pháp luật, xâm phạm quyền và lợi ích hợp pháp của mình. Thời hiệu khiếu nại lần đầu là 30 ngày kể từ ngày nhận hoặc biết được quyết định, hành vi trong quản lý, thi hành tạm giữ, tạm giam mà người khiếu nại cho rằng có vi phạm pháp luật.
Trong trường hợp vì ốm đau, thiên tai, đi công tác, học tập ở xa hoặc vì trở ngại khách quan khác mà người khiếu nại không thực hiện được quyền khiếu nại theo đúng thời hiệu thì thời gian có trở ngại đó không tính vào thời hiệu khiếu nại.
Thời hiệu lần khiếu nại tiếp theo là 15 ngày kể từ ngày nhận được quyết định giải quyết khiếu nại của người có thẩm quyền.
Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân cấp huyện, Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân cấp tỉnh, Viện trưởng Viện kiểm sát quân sự khu vực, Viện trưởng Viện kiểm sát quân sự quân khu và tương đương giải quyết khiếu nại đối với quyết định, hành vi trái pháp luật trong quản lý, thi hành tạm giữ, tạm giam của cơ quan, người có thẩm quyền thuộc trách nhiệm kiểm sát của mình. Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân cấp trên có thẩm quyền giải quyết khiếu nại đối với việc giải quyết khiếu nại của Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân cấp dưới; quyết định giải quyết khiếu nại của Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân cấp trên là quyết định có hiệu lực pháp luật. Cơ quan, người có thẩm quyền trong quản lý, thi hành tạm giữ, tạm giam nhận được đơn khiếu nại quy định tại Điều 44 củaLuật thi hành tạm giữ, tạm giam 2015, thì phải chuyển khiếu nại của người bị tạm giữ, người bị tạm giam cho Viện kiểm sát nhân dân trong thời hạn 24 giờ kể từ khi nhận được khiếu nại.
Về nhiệm vụ, quyền hạn của Viện kiểm sát nhân dân khi giải quyết khiếu nại trong quản lý, thi hành tạm giữ, tạm giam, Luật đã quy định: Viện kiểm sát tiếp nhận, giải quyết khiếu nại đối với quyết định, hành vi bị khiếu nại; Yêu cầu người khiếu nại, người bị khiếu nại giải trình, cung cấp thông tin, tài liệu liên quan đến việc khiếu nại; Thông báo bằng văn bản về việc thụ lý khiếu nại và gửi quyết định giải quyết cho người khiếu nại và người bị khiếu nại; Chịu trách nhiệm trước pháp luật về việc giải quyết khiếu nại của mình.
Do đặc thù công tác tạm giữ, tạm giam đồng thời nhằm bảo vệ quyền con người nên thời hạn giải quyết khiếu nại trong quản lý, thi hành tạm giữ, tạm giam được quy định rất ngắn. Theo đó Luật quy định, thời hạn giải quyết khiếu nại lần đầu trong quản lý, thi hành tạm giữ là 02 ngày, trong quản lý, thi hành tạm giam là 05 ngày kể từ ngày thụ lý khiếu nại. Thời hạn giải quyết khiếu nại lần hai trong quản lý, thi hành tạm giữ là 03 ngày, trong quản lý, thi hành tạm giam là 10 ngày kể từ ngày thụ lý khiếu nại. Trường hợp cần thiết, đối với vụ việc phức tạp thì thời hạn giải quyết khiếu nại có thể kéo dài nhưng không quá 05 ngày trong quản lý, thi hành tạm giữ, không quá 20 ngày trong quản lý, thi hành tạm giam kể từ ngày hết thời hạn giải quyết khiếu nại. Trong thời hạn 24 giờ kể từ khi ra quyết định giải quyết khiếu nại, người ra quyết định giải quyết khiếu nại có trách nhiệm gửi quyết định cho người khiếu nại và người bị khiếu nại.
Về trình tự giải quyết khiếu nại lần đầu trong quản lý, thi hành tạm giữ, tạm giam: Sau khi thụ lý khiếu nại, Viện kiểm sát có thẩm quyền giải quyết khiếu nại lần đầu tiến hành xác minh, yêu cầu người khiếu nại, người bị khiếu nại giải trình, cung cấp thông tin, tài liệu liên quan đến việc khiếu nại; làm việc với cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan để làm rõ nội dung khiếu nại và ra quyết định giải quyết khiếu nại lần đầu. Quyết định giải quyết khiếu nại lần đầu có hiệu lực pháp luật nếu trong thời hiệu do Luật này quy định người khiếu nại không khiếu nại tiếp.
Trường hợp tiếp tục khiếu nại thì người khiếu nại phải gửi đơn kèm theo bản sao quyết định giải quyết khiếu nại lần đầu và tài liệu liên quan cho Viện kiểm sát có thẩm quyền (Viện kiểm sát cấp trên) giải quyết khiếu nại lần hai. Trong quá trình giải quyết khiếu nại, Viện kiểm sát có thẩm quyền giải quyết khiếu nại lần hai có quyền yêu cầu Viện kiểm sát giải quyết khiếu nại lần đầu, cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan cung cấp thông tin, tài liệu liên quan đến nội dung khiếu nại; làm việc với người bị khiếu nại, người khiếu nại khi cần thiết; xác minh, tiến hành các biện pháp khác theo quy định của pháp luật để giải quyết khiếu nại. Cơ quan, tổ chức, cá nhân khi nhận được yêu cầu phải thực hiện đúng các yêu cầu đó. Quyết định giải quyết khiếu nại lần hai có hiệu lực pháp luật.
Thứ hai, về giải quyết tố cáo trong quản lý, thi hành tạm giữ, tạm giam
Người bị tạm giữ, người bị tạm giam và mọi người có quyền tố cáo với cơ quan, người có thẩm quyền về hành vi vi phạm pháp luật của bất kỳ người có thẩm quyền nào trong quản lý, thi hành tạm giữ, tạm giam gây thiệt hại hoặc đe dọa gây thiệt hại lợi ích của Nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp của cơ quan, tổ chức, cá nhân. Cơ quan, người có thẩm quyền trong quản lý, thi hành tạm giữ, tạm giam phải chuyển tố cáo cho Viện kiểm sát cùng cấp trong thời hạn 24 giờ kể từ khi nhận được tố cáo.
Luật sư
Về thẩm quyền, thủ tục, thời hạn giải quyết tố cáo: Thẩm quyền, thủ tục giải quyết tố cáo của Viện kiểm sát nhân dân được thực hiện theo quy định tại khoản 4 Điều 23 và Điều 29 của Luật tổ chức Viện kiểm sát nhân dân. Do vậy, Viện trưởng Viện kiểm sát có thẩm quyền giải quyết tố cáo đối với hành vi vi phạm pháp luật trong việc tạm giữ, tạm giam của người có thẩm quyền thuộc trách nhiệm kiểm sát của mình. Trường hợp hết thời hạn pháp luật quy định mà tố cáo không được giải quyết thì Viện trưởng Viện kiểm sát cấp trên có thẩm quyền giải quyết tố cáo; kết luận nội dung tố cáo của Viện trưởng Viện kiểm sát cấp trên là kết luận cuối cùng.
Viện kiểm sát nhân dân có thẩm quyền giải quyết các tố cáo: Tố cáo hành vi vi phạm pháp luật của người có thẩm quyền của Viện kiểm sát nhân dân trong hoạt động thực hành quyền công tố, kiểm sát hoạt động tư pháp; Tố cáo hành vi vi phạm pháp luật trong hoạt động của người có thẩm quyền tiến hành một số hoạt động điều tra; Tố cáo hành vi vi phạm pháp luật của người có thẩm quyền trong việc bắt, tạm giữ, tạm giam; Tố cáo hành vi vi phạm pháp luật của người được giao quản lý, giáo dục phạm nhân. Thời hạn giải quyết tố cáo là 60 ngày kể từ ngày thụ lý; đối với vụ việc phức tạp thì thời hạn giải quyết tố cáo có thể dài hơn, nhưng không quá 90 ngày.