Khi một cá nhân có đủ điều kiện để dự thi công chức thì sẽ tiến hành thi tuyển tuy nhiên trong quá trình chấm bài sẽ có những sai sót xảy ra và người dự thi thấy kết quả đó không phù hợp thì có thể làm đơn xin phúc khảo bài thi công chức.
Mục lục bài viết
1. Công chức là gì?
Theo Khoản 2, Điều 4, Luật Cán bộ, công chức 2008 sửa đổi bổ sung 2019:” Công chức là công dân Việt Nam, được tuyển dụng, bổ nhiệm vào ngạch, chức vụ, chức danh tương ứng với vị trí việc làm trong cơ quan của Đảng Cộng sản Việt Nam, Nhà nước, tổ chức chính trị – xã hội ở trung ương, cấp tỉnh, cấp huyện; trong cơ quan, đơn vị thuộc Quân đội nhân dân mà không phải là sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp, công nhân quốc phòng; trong cơ quan, đơn vị thuộc Công an nhân dân mà không phải là sĩ quan, hạ sĩ quan phục vụ theo chế độ chuyên nghiệp, công nhân công an, trong biên chế và hưởng lương từ ngân sách nhà nước.”.
1. Người có đủ các điều kiện sau đây không phân biệt dân tộc, nam nữ, thành phần xã hội, tín ngưỡng, tôn giáo được đăng ký dự tuyển công chức:
a) Có một quốc tịch là quốc tịch Việt Nam;
b) Đủ 18 tuổi trở lên;
c) Có đơn dự tuyển; có lý lịch rõ ràng;
d) Có văn bằng, chứng chỉ phù hợp;
đ) Có phẩm chất chính trị, đạo đức tốt;
e) Đủ sức khỏe để thực hiện nhiệm vụ;
g) Các điều kiện khác theo yêu cầu của vị trí dự tuyển.
2. Những người sau đây không được đăng ký dự tuyển công chức:
b) Mất hoặc bị hạn chế năng lực hành vi dân sự;
c) Đang bị truy cứu trách nhiệm hình sự; đang chấp hành hoặc đã chấp hành xong bản án, quyết định về hình sự của
Cơ quan có thẩm quyền tuyển dụng công chức bao gồm: được quy định tại Điều 39, Luật Cán bộ công chức 2008 sửa đổi, bổ sung 2019
–
– Văn phòng Quốc hội, Văn phòng Chủ tịch nước thực hiện tuyển dụng công chức trong cơ quan, đơn vị thuộc quyền quản lý;
-Bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, tổ chức do Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ thành lập mà không phải là đơn vị sự nghiệp công lập tuyển dụng và phân cấp tuyển dụng công chức trong cơ quan, tổ chức, đơn vị thuộc quyền quản lý;
– Ủy ban nhân dân cấp tỉnh tuyển dụng và phân cấp tuyển dụng công chức trong cơ quan, tổ chức, đơn vị thuộc quyền quản lý;
– Cơ quan của Đảng Cộng sản Việt Nam, cơ quan trung ương của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, của tổ chức chính trị – xã hội tuyển dụng và phân cấp tuyển dụng công chức trong cơ quan, tổ chức, đơn vị thuộc quyền quản lý.
2. Đơn xin phúc khảo bài thi công chức là gì?
Đơn xin phúc khảo bài thi công chức là mẫu đơn dùng để các thí sinh thi công chức điền và gửi cho Hội đồng tuyển dụng công chức, viên chức tỉnh/thành phố để xem xét lại kết quả bài thi của mình.
Chỉ được phúc khảo bài thi công chức trong trường hợp thi viết:
– Ở vòng 1: Nếu thi trắc nghiệm trên máy tính thì thí sinh không được thực hiện phúc khảo; chỉ được phúc khảo với hình thức thi trên giấy.
– Ở vòng 2: Nếu thi theo hình thức phỏng vấn thì không thực hiện phúc khảo. Chỉ phúc khảo nếu thi theo hình thức thi viết.
Đơn xin phúc khảo bài thi công chức và văn bản dùng để chứa đựng những thông tin cá nhân của người thi công chứng khi thấy kết quả của bài thi của mình có vấn đề. Đồng thời đơn xin phúc khảo bài thi công chức sẽ làm căn cứ để Hội đồng tuyển dụng công chức xem xét lại bài thi công chức.
3. Mẫu đơn xin phúc khảo bài thi công chức:
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
——————
…, ngày …tháng … năm…
ĐƠN XIN PHÚC KHẢO
Kính gửi: Hội đồng tuyển dụng công chức …….
Tên tôi là: ……. Nam, nữ: …
Ngày sinh: …
Thường trú: …
Điện thoại liên lạc: ……
Tốt nghiệp trường: … Trình độ: …… Chuyên ngành: …
Đơn vị dự tuyển: …
SBD: ….; Mã dự tuyển: …
Theo
Môn Kiến thức chung: ….điểm.
Môn Ngoại ngữ: …………..điểm.
Môn Tin học: …………..điểm.
Với kết quả điểm thi như trên, tôi làm đơn đề nghị Hội đồng tuyển dụng xem xét và chấm phúc khảo bài thi cho tôi:
Môn …
Môn …
Môn…
Tôi xin chân thành cảm ơn./.
….., ngày….tháng…năm….
Người làm đơn
(Ký và ghi rõ họ tên)
4. Hướng dẫn soạn thảo đơn xin phúc khảo bài thi công chức:
Phần kính gửi thì người làm đơn sẽ ghi tên của hội đồng tuyển dụng công chức nơi mà mình thi công chức.
Phần thông tin của cá nhân của người làm đơn thì yêu cầu cung cấp đầy đủ thông tin như: tên, ngày tháng năm sinh, địa chỉ thường trú, điện thoại liên hệ, trường tốt nghiệp, chuyên ngành, trình độ, đơn vị tuyển dụng, mã dự tuyển, số báo danh. Điền cụ thể số điểm qua các vòng thi, môn thi. Đông thời đề nghị hội đồng tuyển dụng xem xét và chấm phúc khảo bài thi đó.
Người làm đơn cam kết những thông tin mà mình cung cấp là đúng sự thật, nếu sai sẽ hoàn toàn chịu trách nhiệm theo quy định của pháp luật. Cuối đơn người làm đơn sẽ ký và ghi rõ họ tên.
5. Hình thức, nội dung và thời gian thi công chức:
Tại Điều 8, Nghị định số 138/2020/NĐ-CP quy định về tuyển dụng, sử dụng và quản lý công chức quy định về Hình thức, nội dung và thời gian thi
Thi tuyển công chức được thực hiện theo 2 vòng thi như sau:
1. Vòng 1: Thi kiểm tra kiến thức, năng lực chung
a) Hình thức thi: Thi trắc nghiệm trên máy vi tính.
Trường hợp cơ quan có thẩm quyền tuyển dụng công chức chưa có điều kiện tổ chức thi trên máy vi tính thì thi trắc nghiệm trên giấy.
Trường hợp tổ chức thi trên máy vi tính thì nội dung thi trắc nghiệm không có phần thi tin học.
b) Nội dung thi gồm 3 phần, thời gian thi như sau:
Phần I: Kiến thức chung, 60 câu hỏi hiểu biết chung về hệ thống chính trị, tổ chức bộ máy của Đảng, Nhà nước, các tổ chức chính trị – xã hội; quản lý hành chính nhà nước; công chức, công vụ và các kiến thức khác để đánh giá năng lực. Thời gian thi 60 phút;
Phần II: Ngoại ngữ, 30 câu hỏi theo yêu cầu của vị trí việc làm về một trong năm thứ tiếng Anh, Nga, Pháp, Đức, Trung Quốc hoặc ngoại ngữ khác do người đứng đầu cơ quan có thẩm quyền tuyển dụng công chức quyết định. Thời gian thi 30 phút;
Phần III: Tin học, 30 câu hỏi theo yêu cầu của vị trí việc làm. Thời gian thi 30 phút.
c) Miễn phần thi ngoại ngữ đối với các trường hợp sau:
Có bằng tốt nghiệp chuyên ngành ngoại ngữ cùng trình độ đào tạo hoặc ở trình độ đào tạo cao hơn so với trình độ đào tạo chuyên môn, nghiệp vụ theo yêu cầu của vị trí việc làm dự tuyển;
Có bằng tốt nghiệp cùng trình độ đào tạo hoặc ở trình độ đào tạo cao hơn so với trình độ đào tạo chuyên môn, nghiệp vụ theo yêu cầu của vị trí việc làm dự tuyển do cơ sở giáo dục nước ngoài cấp và được công nhận tại Việt Nam theo quy định;
Có chứng chỉ tiếng dân tộc thiểu số hoặc là người dân tộc thiểu số, trong trường hợp dự tuyển vào công chức công tác ở vùng dân tộc thiểu số.
d) Miễn phần thi tin học đối với các trường hợp có bằng tốt nghiệp từ trung cấp trở lên các chuyên ngành liên quan đến tin học, công nghệ thông tin;
đ) Kết quả thi vòng 1 được xác định theo số câu trả lời đúng cho từng phần thi quy định tại điểm b Khoản này, nếu trả lời đúng từ 50% số câu hỏi trở lên cho từng phần thi thì người dự tuyển được thi tiếp vòng 2.
2. Vòng 2: Thi môn nghiệp vụ chuyên ngành
a) Hình thức thi: Căn cứ vào tính chất, đặc điểm và yêu cầu của vị trí việc làm cần tuyển, người đứng đầu cơ quan có thẩm quyền tuyển dụng công chức quyết định một trong ba hình thức thi: Phỏng vấn; viết; kết hợp phỏng vấn và viết.
b) Nội dung thi: Kiểm tra kiến thức về chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật về ngành, lĩnh vực tuyển dụng; kỹ năng thực thi công vụ của người dự tuyển theo yêu cầu của vị trí việc làm cần tuyển.
Nội dung thi môn nghiệp vụ chuyên ngành phải căn cứ vào chức trách, tiêu chuẩn nghiệp vụ chuyên môn của ngạch công chức và phải phù hợp với yêu cầu của vị trí việc làm cần tuyển. Trong cùng một kỳ thi tuyển, nếu có các vị trí việc làm yêu cầu chuyên môn, nghiệp vụ khác nhau thì cơ quan có thẩm quyền tuyển dụng công chức phải tổ chức xây dựng các đề thi môn nghiệp vụ chuyên ngành khác nhau tương ứng với yêu cầu của vị trí việc làm cần tuyển.
c) Thời gian thi: Thi phỏng vấn 30 phút (trước khi thi phỏng vấn, thí sinh dự thi có không quá 15 phút chuẩn bị); thi viết 180 phút (không kể thời gian chép đề). Trường hợp lựa chọn hình thức thi kết hợp phỏng vấn và viết thì thời gian thi phỏng vấn và thời gian thi viết được thực hiện theo quy định tại điểm này.
d) Thang điểm (thi phỏng vấn, thi viết): 100 điểm. Trường hợp lựa chọn hình thức thi kết hợp phỏng vấn và viết thì tỷ lệ điểm phỏng vấn và viết do Chủ tịch Hội đồng thi quyết định nhưng phải bảo đảm có tổng là 100 điểm.
đ) Trường hợp cơ quan quản lý công chức có yêu cầu đặc thù cao hơn về nội dung, hình thức, thời gian thi tại vòng 2 thì thống nhất ý kiến với Bộ Nội vụ trước khi thực hiện.