Chế độ làm việc và trách nhiệm, quyền hạn của Tổng Giám đốc? Hệ thống tổ chức của bảo hiểm xã hội Việt Nam?
Như chúng ta đã biết thì bảo hiểm xã hội Việt Nam là cơ quan thuộc chính phủ, có trách nhiệm trong việc thực hiện chế độ chính sách bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế theo quy định của pháp luật Việt Nam. Bảo hiểm xã hội được thành lập và có cơ cấu tổ chức theo quy định và người đứng đầu chịu trách nhiệm đối với hoạt động của doanh nghiệp đó chính là Tổng giám đốc bảo hiểm xã hội Việt Nam. Vậy pháp luật quy định thế nào về chức danh Tổng giám đốc bảo hiểm xã hội Việt Nam. Tại bài viết dưới đây
Cơ sở pháp lý: Nghị định Số: 89/2020/NĐ-CP quy định chức năng nhiệm vụ quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bảo hiểm xã hội Việt Nam
Luật sư
1. Chế độ làm việc và trách nhiệm, quyền hạn của Tổng Giám đốc:
Căn cứ theo quy định tại điều 4 Nghị định Số: 89/2020/NĐ-CP quy định chức năng nhiệm vụ quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bảo hiểm xã hội Việt Nam quy định cụ thể:
” 4. Chế độ làm việc và trách nhiệm, quyền hạn của Tổng Giám đốc:
a) Tổng Giám đốc làm việc theo chế độ Thủ trưởng, bảo đảm nguyên tắc tập trung dân chủ; ban hành quy chế làm việc, chế độ thông tin, báo cáo của Bảo hiểm xã hội Việt Nam và chỉ đạo, kiểm tra việc thực hiện quy chế đó;
b) Tổng Giám đốc phân công hoặc ủy quyền cho Phó Tổng Giám đốc giải quyết các vấn đề thuộc thẩm quyền của Tổng Giám đốc. Tổng Giám đốc chịu trách nhiệm về quyết định của Phó Tổng Giám đốc được phân công hoặc ủy quyền giải quyết;
c) Tổng Giám đốc có trách nhiệm chuẩn bị các nội dung quy định tại khoản 5 Điều 10 Nghị định này để báo cáo Hội đồng quản lý bảo hiểm xã hội xem xét thông qua và tổ chức thực hiện các nghị quyết của Hội đồng quản lý;
d) Tổng Giám đốc chịu trách nhiệm trước pháp luật khi để xảy ra thâm hụt quỹ bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp, bảo hiểm y tế do quản lý, điều hành của mình trong việc thu nộp, chi trả các chế độ bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp, bảo hiểm y tế và quản lý, sử dụng quỹ bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp, bảo hiểm y tế không đúng theo quy định của pháp luật;
đ) Tổng Giám đốc quy định cụ thể tiêu chuẩn chức danh và quy trình bổ nhiệm, miễn nhiệm các chức danh lãnh đạo quản lý trong hệ thống tổ chức Bảo hiểm xã hội Việt Nam theo quy định của pháp luật;
e) Tổng Giám đốc quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, cơ cấu tổ chức, giao biên chế, bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức người đứng đầu, cấp phó của người đứng đầu các tổ chức thuộc Bảo hiểm xã hội Việt Nam và Trưởng phòng, Phó Trưởng phòng thuộc các đơn vị chuyên môn giúp việc Tổng Giám đốc và quyết định số lượng cấp phó của các phòng thuộc bảo hiểm xã hội tỉnh. Căn cứ vào tình hình của mỗi địa phương, Tổng Giám đốc quyết định số lượng Phó Giám đốc cấp tỉnh, cấp huyện đảm bảo không vượt quá số lượng quy định tại khoản 2 Điều 6 và khoản 4 Điều 7 Nghị định.”
Như vậy, dựa theo quy định này có thể thấy, đối với chức năng Chế độ làm việc của Tổng giám đốc thì pháp luật quy định đó là theo theo chế độ Thủ trưởng, chế độ này được hiểu là chế độ lãnh đạo, làm việc trong đó người đứng đầu cơ quan, tổ chức có toàn quyền tự quyết định và chịu trách nhiệm cá nhân về mọi vấn đề trong phạm vi thẩm quyền của cơ quan, tổ chức do mình quản lý theo quy định của pháp luật hiện hành đề ra.
Ngoài ra quy định trên có nêu về trách nhiệm, quyền hạn của Tổng Giám đốc cụ thể được hiểu là phân công hoặc ủy quyền cho Phó Tổng Giám đốc giải quyết các vấn đề thuộc thẩm quyền của Tổng Giám đốc đây là một quy định với mục đích để phân công công việc và thực hiện trách nhiệm đối với công việc được giao tốt hơn.
Như vậy cũng có thể hiểu là Tổng giám đốc có vị trí quản lý điều hành cao nhất trong doanh nghiệp và chịu trách nhiệm cho thành công chung của doanh nghiệp. Tổng giám đốc của Bảo hiểm xã hội Việt Nam có thể quyết định các vấn đề liên quan đến công việc bảo hiểm hàng ngày của doanh nghiệp mà không cần thông qua Hội đồng quản trị.
2. Hệ thống tổ chức của bảo hiểm xã hội Việt Nam
Căn cứ theo quy định tại điều 3. Hệ thống tổ chức Nghị định Số: 89/2020/NĐ-CP quy định chức năng nhiệm vụ quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bảo hiểm xã hội Việt Nam quy định cụ thể:
Bảo hiểm xã hội Việt Nam được tổ chức và quản lý theo hệ thống dọc, tập trung, thống nhất từ trung ương đến địa phương, gồm có:
1. Ở trung ương là Bảo hiểm xã hội Việt Nam.
2. Ở tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương là Bảo hiểm xã hội tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương (sau đây gọi chung là Bảo hiểm xã hội tỉnh) trực thuộc Bảo hiểm xã hội Việt Nam.
3. Ở huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương là Bảo hiểm xã hội huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương (sau đây gọi chung là Bảo hiểm xã hội huyện) trực thuộc Bảo hiểm xã hội tỉnh.
4. Không tổ chức đơn vị Bảo hiểm xã hội huyện tại đơn vị hành chính là thành phố, thị xã trực thuộc tỉnh, nơi có trụ sở Bảo hiểm xã hội cấp tỉnh đóng trên địa bàn.
Thông qua quy định của pháp luật đề ra chúng ta có thể hiểu bảo hiểm xã hội Việt Nam là cơ quan thuộc Chính phủ có chức năng tổ chức thực hiện các chế độ và thực hiện các hoạt động liên quan tới những chính sách bảo hiểm xã hội và các chính sách bảo hiểm y tế; tổ chức thu, chi chế độ bảo hiểm thất nghiệp hay quản lý và sử dụng các quỹ cụ thể nhưu các quỹ bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp, bảo hiểm y tế, thanh tra chuyên ngành việc đóng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp, bảo hiểm y tế theo quy định của pháp luật.
Bảo hiểm xã hội Việt Nam có nhiệm vụ và có các quyền hạn cụ thể được xác định, khai thác và quản lý đối tượng thuộc diện tham gia bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp, bảo hiểm y tế và các tổ chức khai thác, đăng ký và quản lý đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp, bảo hiểm y tế theo quy định của pháp luật.
Bảo hiểm xã hội Việt Nam sẽ thực hiện các hoạtđộng cụ thể như tổ chức ký hợp đồng với các cơ sở khám, chữa bệnh có đủ điều kiện và các tiêu chuẩn chuyên môn, kỹ thuật, kiểm tra, giám sát thực hiện hợp đồng khám, chữa bệnh bảo hiểm y tế theo quy định của pháp luật và tổ chức thực hiện giám định bảo hiểm y tế theo quy định của pháp luật bảo hiểm y tế, với mục đích bảo vệ quyền lợi của người tham gia bảo hiểm y tế và chống lạm dụng, trục lợi chế độ bảo hiểm y tế.
Về quản lý và sử dụng quỹ bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp, bảo hiểm y tế, Bảo hiểm xã hội Việt Nam thực hiện các hoạt động quản lý và sử dụng các quỹ bảo hiểm xã hội cụ thể có thể kể tới các quỹ như quỹ hưu trí và tử tuất, quỹ bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp, quỹ ốm đau và thai sản, quỹ bảo hiểm thất nghiệp, quỹ bảo hiểm y tế theo nguyên tắc tập trung thống nhất, công khai, minh bạch, đúng mục đích theo quy định của pháp luật; tổ chức hạch toán các quỹ bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp, bảo hiểm y tế theo quy định của pháp luật.
Kết luận: Hiện nay có thể thấy đối với hoạt động kinh doanh bảo hiểm thời gian qua đã cho thấy sự trưởng thành của ngành cũng như tiềm năng phát triển trong tương lai của ngành bảo hiểm. Bên cạnh đó trên thị trường bảo hiểm Việt Nam đang được đa dạng hóa với tốc độ cao, sức ép mở cửa thị trường và thách thức hội nhập ngày càng lớn. Ngành bảo hiểm Việt Nam sẽ muốn ứng yêu cầu phát triển kinh tế – xã hội của đất nước và đáp ứng yêu cầu của tiến trình hội nhập thì từ công tác quản lý và chỉ đao phải đề ra những giải pháp cho bước phát triển mới trong đó cần đẩy mạnh vai trò của Tổng giám đốc bảo hiểm xã hội Việt Nam.
Thực hiện các chính sách về bảo hiểm xã hội ngày càng được ban hành đầy đủ, hoàn thiện hơn. Đến năm 2006, Quốc hội thông qua
Trên đây là thông tin chúng tôi cung cấp về nội dung ” Quy định của pháp luật về Tổng giám đốc bảo hiểm xã hội Việt Nam” và các thông tin pháp lý khác dựa trên quy định của pháp luật hiện hành.