Nếu như trong pháp luật hình sự, thì mỗi cá nhân không bị coi là có tội đến khi một cơ quan có thẩm quyền tuyên bố họ phạm tội thì trong pháp luật dân sự nói chung cũng vậy. Nguyên tắc suy đoán lỗi được quy định ở hầu hết trong pháp luật dân sự các quốc gia trên thế giới.
Mục lục bài viết
1. Suy đoán lỗi là gì?
Suy đoán lỗi là việc coi một người, chủ thể là có lỗi khi không thực hiện đúng, vi phạm nghĩa vụ trông quan hệ hợp đồng.
Suy đoán lỗi trong tiếng Anh là: “Error speculation”
2. Chế định bồi thường trong thương mại quốc tế:
Chế định bồi thường thiệt hại là một chế định quan trọng trong pháp luật dân sự các nước nói chung. Trách nhiệm bồi thường thiệt hại là một loại trách nhiệm dân sự: bồi thường thiệt hại là một biện pháp dân sự nhằm khôi phục lại tình trạng ban đầu của chủ thể bị thiệt hại, do vậy mà nó mang đầy đủ các đặc điểm và tính chất của một trách nhiệm dân sự.
Cơ sở phát sinh trách nhiệm bồi thường thiệt hại là sự vi phạm nghĩa vụ (nghĩa vụ theo hợp đồng hoặc nghĩa vụ theo luật định). Sự vi phạm nghĩa vụ có thể biểu hiện qua không thực hiện, thực hiện không đúng, không đầy đủ hoặc chậm thực hiện nghĩa vụ. Trách nhiệm bồi thường thiệt hại có thể được thực hiện bởi người gây thiệt hại hoặc các chủ thể khác.
Trách nhiệm bồi thường thiệt hại có thể do các bên tự thỏa thuận hoặc do luật định. Cơ chế này xuất phát từ nguyên tắc “tự do, bình đẳng thỏa thuận của các bên” trong quan hệ dân sự, các bên tự mình thỏa thuận chế tài bồi thường thiệt hại khi có sự vi phạm hợp đồng, chỉ cần các thỏa thuận này nằm trong khuôn khổ pháp luật và được duy trì bởi ý chí của các bên.
Trách nhiệm bồi thường thiệt hại là trách nhiệm tài sản. Tính chất này thể hiện ở việc dù hành vi gây thiệt hại về vật chất hay tinh thần cho chủ thể bị vi phạm thì chủ thể vi phạm luôn phải bồi thường bằng tài sản để bồi đắp những thiệt hại và tổn thất đã gây ra.
Giới hạn bồi thường: nghĩa vụ bồi thường thiệt hại, các thiệt hại được xác định theo quy định của pháp luật, bao gồm cả những thiệt hại về vật chất và thiệt hại tinh thần. Trách nhiệm bồi thường thiệt hai được xác định do sự thỏa thuận của các bên, có thể là một khoản tiền ấn định trước hoặc xác định theo hậu quả thực tế.
3. Nguyên tắc suy đoán lỗi trong thương mại quốc tế:
Lỗi là yếu tố chủ quan, biểu thị thái độ tâm lý của con người đối với hành vi vi phạm và hậu quả do hành vi đó gây ra. Một người chỉ phải chịu trách nhiệm pháp lý đối với hành vi và hậu quả do hành vi đó gây ra khi có lỗi. Xuất phát từ đặc thù về chủ thể, lỗi trong quan hệ trách nhiệm do vi phạm
Trong thương mại quốc tế, thì mọi hành vi không thực hiện, thực hiện không đúng hợp đồng đều bị suy đoán là có lỗi. Điều này là phù hợp với quan hệ hợp đồng có chủ thể là thương nhân và người đại diện ký kết, thực hiện hợp đồng là người không chỉ có năng lực hành vi dân sự đầy đủ mà còn hiểu biết về công việc kinh doanh. Pháp
Lỗi của thương nhân được suy đoán từ lỗi của người đại diện hợp pháp của thương nhân và những người đang hành động với danh nghĩa của thương nhân phù hợp với nhiệm vụ được phân công của họ do các thương nhân là pháp nhân không thể có trạng thái tâm lý đối với hành vi và hậu quả và vì thế không thể có lỗi.
Pháp luật không quy định lỗi là căn cứ áp dụng chế tài thương mại. Do đó, cơ quan tài phán không có nghĩa vụ chứng minh yếu tố lỗi khi quyết định áp dụng chế tài. Tuy nhiên, bên có hành vi vi phạm cũng sẽ không phải chịu trách nhiệm hợp đồng nếu không có lỗi. Bằng việc chứng minh các trường hợp miễn trách nhiệm, bên vi phạm hợp đồng tự chứng minh mình không có lỗi và không áp dụng chế tài thương mại.
Trong công ước CISG quy định thì:
“Điều 79:
1. Một bên không chịu trách nhiệm về việc không thực hiện bất kỳ một nghĩa vụ nào đó của họ nếu chứng minh được rằng việc không thực hiện ấy là do một trở ngại nằm ngoài sự kiểm soát của họ và người ta không thể chờ đợi một cách hợp lý rằng họ phải tính tới trở ngại đó vào lúc ký kết hợp đồng hoặc là tránh được hay khắc phục các hậu quả của nó.
2. Nếu một bên không thực hiện nghĩa vụ của mình do người thứ ba mà họ nhờ thực hiện toàn phần hay một phần hợp đồng cũng không thực hiện điều đó thì bên ấy chỉ được miễn trách nhiệm trong trường hợp:
a. Được miễn trách nhiệm chiếu theo quy định của khoản trên, và.
b. Nếu người thứ ba cũng sẽ được miễn trách nếu các quy định của khoản trên được áp dụng cho họ.
3. Sự miễn trách được quy định tại điều này chỉ có hiệu lực trong thời kỳ tồn tại trở ngại đó.
4. Bên nào không thực hiện nghĩa vụ của mình thì phải báo cáo cho bên kia biết về trở ngại và ảnh hưởng của nó đối với khả năng thực hiện nghĩa vụ. Nếu
5. Các sự quy định của điều này không cản trở từng bên được sử dụng mọi quyền khác ngoài quyền được bồi thường thiệt hại chiếu theo Công ước này.”
Theo quy định này thì khi một bên có sự vi phạm hợp đồng, thì họ được suy đoán là không có lỗi nếu họ chứng minh được rằng việc không thực hiện nghĩa vụ vi phạm là do một trở ngại nằm ngoài sự kiểm soát của họ và người ta không thể chờ đợi một cách hợp lý rằng họ phải tính tới trở ngại đó vào lúc ký kết hợp đồng hoặc là tránh được hay khắc phục các hậu quả của nó.
Trường hợp bất khả kháng là những trường hợp có các dấu hiệu sau:
– Thiệt hại xảy ra do những trợ ngại ngoài khả năng kiểm soát của bên vi phạm hợp đồng. Sự kiện ngoài khả năng kiểm soát có thể là các hiện tượng tự nhiên nhu sóng thần, động đất, núi lửa,…hoặc có thể là những sự kiện do con người tạo ra như đình công, bạo loạn, chiến tranh…Những sự kiện này phải là nguyên nhân trực tiếp dẫn tới việc bên vi phạm không thể thực hiện nghĩa vụ của mình.
– Những trở ngại này bên vi phạm đã không thể lường trước được trong quá trình giao kết hợp đồng. Tức là trở ngại đó phải không nhìn thấy trước được hay nằm ngoài khả năng dự kiến trước; các bên không biết hoặc không buộc phải biết sự kiện đó sẽ diễn ra; sự kiện đó phải là sự kiện bất thường, không thường xuyên lặp đi lặp lại như một quy luật. Nếu trở ngại gây khó khăn do việc thực hiện hợp đồng có thể nhìn thấy trước hay dự kiến trước thì phải coi bên vi phạm nghĩa vụ đã tự mình tiếp nhận gánh chịu rủi ro về trở ngại phát sinh, trừ trường hợp các bên có thỏa thuận khác.
– Những trở ngại này không thể khắc phục được hậu quả khi nó xảy ra. Bên vi phạm vẫn nỗ lực hết sức để khắc phục, né tránh trở ngại hoặc ít nhất là tác động tới hậu quả để lại của trở ngại nhằm hạn chế tối đa những thiệt hại tổn thất mà trở ngại đem lại. Vì thế, khi một sự kiện xảy ra mặc dù đáp ứng hai dấu hiệu trên nhưng bên vi phạm nghĩa vụ đã có thể tránh, khắc phục được trở ngại hoặc tác động vào hậu quả trở ngại bằng các biện pháp tích cực, cần thiết, kịp thời với khả năng thực hiện của mình mà không làm thì vẫn phải chịu trách nhiệm.
Theo quy định trên, thì bên vi phạm hợp đồng muốn được hưởng miễn trách nhiệm trong trường hợp bất khả kháng thì phải chứng minh điều đó trên thực tế.
Bên vi phạm hợp đồng sẽ được miễn trách nhiệm trong trường hợp việc vi phạm hợp đồng do lỗi của người thứ ba (người được bên vi phạm giao cho hoàn thành toàn bộ hoặc một phần hợp đồng). Trong khi đó, người thứ ba không hoàn thành nghĩa vụ của mình và hậu quả gây ra thiệt hại. Bên vi phạm hợp đồng do lỗi của người thứ ba chỉ được miễn trách nhiệm khi người thứ ba rơi vào trường hợp bất khả kháng.
Bên cạnh đó, Điều 80 CISG quy định: “Một bên không được viện dẫn một sự không thực hiện nghĩa vụ của bên kia trong chưng mực mà sự không thực hiện nghĩa vụ đó là do chính những hành vi hay sơ suất của chính họ”.
Theo quy định trên, bên vi phạm nghĩa vụ sẽ được miễn trách nhiệm nếu như nguyên nhân của việc vi phạm đó do những hành vi hay sơ suất của chính bên bị vi phạm. Bên vi phạm sẽ mất quyền yêu cầu bên vi phạm chịu trách nhiệm về việc không thực hiện nghĩa vụ của mình nếu như việc không thực hiện đó xuất phát từ chính những hành vi và sơ suất của bên bị vi phạm.