Ký hiệu trên bản đồ địa chính là gì? Quy định về ký hiệu bản đồ địa chính? Các ký hiệu trong bản đồ địa chính?
Bản đồ nói chung chính là hình thu nhỏ trên thực tế được thể hiện trên dấy hoặc dưới một hình thức nhất định. Với bản chất là hạn chế về phạm vi thể hiện cũng như tính chất thể hiện mà trên bản đồ sử dụng các ký hiệu để thay thế cho những đối tượng nhất định trên thực tế. Và bản đồ địa chính cũng có những quy định riêng về ký hiệu trên bản đồ. Bài viết dưới đây Luật Dương Gia sẽ giới thiệu các thông tin về ký hiệu trên bản đồ địa chính.
Luật sư
1. Ký hiệu trên bản đồ địa chính là gì?
Ký hiệu là các ký tự, biểu tượng được sử dụng để thay thế, diễn tả cho những đối tượng nhất định hay là dấu hiệu nhận biết cho đối tượng.
Như vậy, có thể hiểu ký hiệu trên bản đồ địa chính là chính là những ký hiệu thay thế cho những đối tượng trên thực thế được thể hiện trên bản đồ. Ký hiệu trên bản đồ địa chính phải được sử dụng và thể hiện trên bản đồ địa chính tuân theo những quy định của pháp luật.
Hiện tại, quy định về ký hiệu bản đồ địa chính được quy định trong
2. Quy định về ký hiệu bản đồ địa chính
Trong
“Điều 19. Ký hiệu bản đồ địa chính
1. Ký hiệu bản đồ địa chính quy định tại Phụ lục số 01 kèm theo Thông tư này được sử dụng chung để thể hiện các yếu tố nội dung bản đồ địa chính, mảnh trích đo địa chính tỷ lệ 1:200, 1:500, 1:1000, 1:2000, 1:5000 và 1:10000 dạng số và dạng giấy. Những trường hợp đặc biệt chỉ áp dụng cho bản đồ số hoặc bản đồ giấy hoặc một loại nội dung bản đồ hay một loại tỷ lệ bản đồ sẽ có quy định riêng trong ký hiệu và giải thích ký hiệu
2. Ký hiệu chia làm 3 loại:
2.1. Ký hiệu vẽ theo tỷ lệ: vẽ đúng theo hình dạng, kích thước của địa vật tính theo tỷ lệ bản đồ.
2.2. Ký hiệu vẽ nửa theo tỷ lệ: ký hiệu có một chiều tỷ lệ với kích thước thực của địa vật, chiều kia biểu thị quy ước không theo tỷ lệ bản đồ.
2.3. Ký hiệu không theo tỷ lệ là ký hiệu vẽ quy ước, không theo đúng tỷ lệ kích thước của địa vật, các ký hiệu này dùng trong trường hợp địa vật không vẽ được theo tỷ lệ bản đồ và một số trường hợp địa vật vẽ được theo tỷ lệ nhưng cần sử dụng thêm ký hiệu quy ước đặt vào vị trí quy định để tăng thêm khả năng đọc, khả năng định hướng của bản đồ.
3. Tâm của ký hiệu không theo tỷ lệ bản đồ được bố trí trùng với tâm của đối tượng bản đồ.
3.1. Ký hiệu có dạng hình học: hình tròn, hình vuông, hình tam giác, hình chữ nhật… thì tâm của hình hình học là tâm của ký hiệu.
3.2. Ký hiệu tượng hình có chân là vòng tròn ở chân: trường học, trạm biến thế… thì tâm của vòng tròn là tâm của ký hiệu.
3.3. Ký hiệu tượng hình có chân dạng đường đáy: đình, chùa, tháp, đài phun nước… thì điểm giữa của đường đáy là tâm của ký hiệu.
4. Ghi chú gồm ghi chú định danh thể hiện địa danh, tên các đối tượng bản đồ và ghi chú thuyết minh thể hiện thông tin thuộc tính của địa vật.
4.1. Ghi chú được thể hiện bằng tiếng Việt; địa danh bằng tiếng dân tộc ít người phải được phiên âm sang tiếng Việt.
4.2. Chỉ được sử dụng ký hiệu, phông chữ, chữ số đúng với quy định tại Thông tư này để thể hiện nội dung ghi chú.
4.3. Ghi chú được sắp xếp song song với khung phía Nam của mảnh bản đồ địa chính, trừ ghi chú địa vật hình tuyến và ghi chú thửa đất hẹp thi sắp xếp ghi chú theo hướng địa vật, đầu các ghi chú hướng lên phía khung Bắc.
5. Khi thể hiện các công trình xây dựng bằng ký hiệu tượng trưng và ghi chú mà đối tượng đó nằm gọn trong ranh giới thửa đất thì phải thể hiện đầy đủ thông tin của thửa đất chứa đối tượng đó.
Các công trình xây dựng có kích thước nhỏ, hẹp tại các khu vực thửa nhỏ và dày đặc, khi thể hiện có thể gây khó đọc và rối nội dung bản đồ thì được phép chỉ chọn lọc một số công trình có giá trị lịch sử, văn hóa và ý nghĩa định hướng cao để thể thể hiện.
6. Các đối tượng bản đồ có ý nghĩa định hướng cao mà không ghi chú được vào bên trong đối tượng thì ghi chú ra ngoài và đánh mũi tên chỉ vào đối tượng.”
Như vậy, ký hiệu bản đồ được quy định sử dụng chung cho các tỷ lệ bản đồ khác nhau, tức dù tỷ lệ bản đồ là 1:200; 1: 500; 1: 1000 hay bản đồ tỷ lệ 1: 2000; 1 :5000; 1:10000 thì những ký hiệu dùng cho bản đồ địa chính là như nhau.
Ký hiệu bản đồ địa chính được chia thành ba loại đó chính là ký hiệu vẽ theo tỷ lệ; ký hiệu vẽ nửa theo tỷ lệ và ký hiệu không theo tỷ. Mỗi loại hình ký hiệu tuân theo những quy định riêng. Trong đó, loại hình ký hiệu không theo tỷ lệ là loại hình đặc biệt nhất, đây là hoại ký hiệu vẽ quy ước. Và theo nguyên tắc, thì tâm của ký hiệu không theo tỷ lệ bản đồ được bố trí trùng tâm của đối tượng bản đồ.
Trong bản đồ, thì các địa danh, các đối tượng bản đồ, được ghi chú trên bản đồ, thì được thể hiện bằng tiếng Việt và thể hiện trong khung theo quy định.
Thể hiện các ký hiệu của các công trình cũng cần tuân theo quy định của pháp luật, đó chính là thể hiện trong phạm vi khung thửa đất, nếu không đủ diện tích, mà khu vực có nhiều công trình thì lựa chọn những côn trình có giá trị lịch sử, văn hóa như đền, chùa, nhà văn hóa,… để thể hiện.
3. Các ký hiệu trong bản đồ địa chính
Trong bản đồ địa chính, thì các ký hiệu phân loại nhà theo vật liệu xây dựng được thể hiện như sau: kí hiệu “b” – là nhà có kết cầu chịu lực bằng bê tông; kí hiệu “s” – là nhà có kết cầu chịu lực bằng sắt thép; kí hiệu “k” – là nhà bằng kính (trong sản xuất nông nghiệp); kí hiệu “g” – là nhà có kết cầu chịu lực bằng gạch, đá; và kí hiệu “go” – là nhà có kết cầu chịu lực bằng gỗ.
Số tầng của nhà thể hiện bằng các chữ số ghi kèm theo loại nhà đối với nhà từ 2 tầng trở lên.
Căn cứ để phân biệt loại nhà bê tông, gạch đá, tre gỗ là vật liệu dùng để làm tường, không phân biệt bằng vật liệu dùng để lợp mái.
Trong bản đồ địa chính, các ranh giới thửa đất theo hiện trạng được vẽ bằng nét liền liên tục. Trong trường hợp ranh giới thửa đất theo giấy tờ pháp lý về quyền sử dụng đất (thể hiện được) khác với hiện trạng thì ranh giới thửa đất được thể hiện bằng nét đứt.
Trong bản đồ địa chính, nếu có đường sắt thì hành lang đường sắt vẽ theo tỷ lệ như quy định vẽ thửa đất. Vẽ ký hiệu quy ước của đường sắt bằng nét đứt đặt vào trục tâm của vị trí đường ray.
Trong bản đồ địa chính, thì đường bộ, đê được vẽ theo tỷ lệ như quy định vẽ thửa đất. Phần lòng đường khi vẽ được theo tỷ lệ thì vẽ bằng ký hiệu nét đứt. Đường có độ rộng tại thực địa từ 0,5 m trở lên trên bản đồ phải vẽ bằng 2 nét (vẽ theo tỷ lệ).
Bên cạnh đó, Cầu trên thực tế được thể hiện trong bản đồ bằng ký hiệu nửa theo tỷ lệ hoặc không tùy theo tỷ lệ bản đồ và phải ghi chú tên riêng (không phân biệt vật liệu xây dựng hay cấu trúc). Các bến cảng, cầu tầu, bến phà, bến đò nếu nằm hoàn toàn trong thửa mà không ảnh hưởng tới các vấn đề khác của thửa đất, thì thể hiện đầy đủ cả hình dạng mặt bằng và thể hiện ký hiệu quy ước. Đê được thể hiện trong bản đồ bằng ký hiệu 2 nét vẽ theo tỷ lệ hoặc nửa theo tỷ lệ kèm theo ghi chú “đê” theo quy định.
Đường mép nước, đường bờ và dòng chảy ổn định, kênh, mương… có độ rộng lớn hơn 0,5 m trên thực địa thì thể hiện bằng 2 nét theo tỷ lệ, có độ rộng nhỏ hơn 0,5 m trên thực địa được thể hiện bằng 1 nét trùng với vị trí trục chính của yếu tố. Cống, đập trên sông, hồ, kênh, mương…: thể hiện cống, đập quan trọng có ý nghĩa định hướng trên bản đồ và ghi chú tên riêng nếu khoảng hở trên bản đồ cho phép (không phân biệt loại vật liệu xây dựng).
Thể hiện dáng đất và đối tượng có liên quan
Trong bản đồ thể hiện điểm độ cao, đường bình độ của dáng đất. Khi dáng đất được đo vẽ hoặc chuyển vẽ chính xác thì dùng các ký hiệu đường bình độ chính xác để thể hiện còn khi đo vẽ không chính xác hay chuyển vẽ dáng đất từ bản đồ địa hình hoặc các tài liệu khác lên bản đồ địa chính mà độ chính xác không cao thì dùng đường bình độ vẽ nháp để thể hiện. Sườn đất dốc ký hiệu được dùng chung để thể hiện các sườn đất dốc có độ dài từ 1 cm trên bản đồ trở lên. Bãi cát, đầm lầy: thể hiện các bãi cát tự nhiên và các bãi lầy, đầm lầy không phân biệt lầy ngọt hay lầy mặn
Các ký hiệu viết tắt trên bản đồ được thể hiện trong Phụ lục của Thông tư số 25/2014/TT- BTNMT
Nội dung ghi chú | Viết tắt | Nội dung ghi chú | Viết tắt | Nội dung ghi chú | Viết tắt |
Sông * | Sg. | Núi * | N. | Bệnh viện * | Bv. |
Suối * | S. | Khu tập thể | KTT | Trường học * | Trg. |
Kênh * | K. | Khách sạn | Ks. | Nông trường * | Nt. |
Ngòi * | Ng. | Khu vực cấm | Cấm | Lâm trường * | Lt. |
Rạch * | R. | Trại, Nhà điều dưỡng | Đ.dưỡng | Công trường * | Ct. |
Lạch * | L. | Nhà văn hóa | NVH | Công ty * | Cty. |
Cửa sông * | C. | Thị xã * | TX. | Trại chăn nuôi | Chăn nuôi |
Vịnh * | V. | Thị trấn * | TT. | Nhà thờ | N.thờ |
Vụng, vũng * | Vg. | Huyện * | H. | Công viên | C.viên |
Đảo * | Đ. | Bản, Buôn * | B. | Bưu điện | BĐ |
Quần đảo * | Qđ. | Thôn * | Th. | Câu lạc bộ | CLB |
Bán đảo * | Bđ. | Làng * | Lg. | Doanh trại quân đội | Q.đội |
Mũi đất * | M. | Mường * | Mg. | Hợp tác xã | HTX |
Hang * | Hg. | Xóm * | X. |
| |
Động * | Đg. | Ủy ban nhân dân | UB |
|