Yếu tố thúc đẩy sự phát triển của ngành thủy sản ở nước ta trong những năm qua là nhu cầu đa dạng của thị trường tiêu thụ. Do thị trường tiêu thụ thủy sản ngày càng được mở rộng, nhu cầu tiêu thụ thủy sản trong nước tăng và nước ta xuất khẩu được thủy sản đến nhiều quốc gia trên thế giới nên ngành thủy sản có những bước phát triển đáng kể.
Mục lục bài viết
1.Yếu tố thúc đẩy sự phát triển của ngành thủy sản ở nước ta là?
A. Các cảng cá chưa đáp ứng được nhu cầu.
B. Hiện tượng cực đoan của thời tiết, khí hậu.
C. Môi trường ở một số vùng biển bị ô nhiễm.
D. Nhu cầu đa dạng của thị trường tiêu thụ.
Đáp án đúng: D
Yếu tố thúc đẩy sự phát triển của ngành thủy sản ở nước ta trong những năm qua là nhu cầu đa dạng của thị trường tiêu thụ. Do thị trường tiêu thụ thủy sản ngày càng được mở rộng, nhu cầu tiêu thụ thủy sản trong nước tăng và nước ta xuất khẩu được thủy sản đến nhiều quốc gia trên thế giới nên ngành thủy sản có những bước phát triển đáng kể.
2. Những hành động nhằm thúc đẩy ngành thủy sản trong thời kỳ mới:
Thủy sản Việt Nam đang bước vào giai đoạn phát triển mới trên nền tảng những thành tựu nổi bật của giai đoạn trước cùng những khó khăn còn tồn tại. Chính vì vậy, cần sớm xây dựng các phương án đối phó và phát triển cho ngành trong tầm nhìn dài hạn.
Trước tiên phải kể đến Quyết định số 4413/QĐ-BNN-TCTS ngày 04/11/2020 của Bộ NN&PTNT ban hành Kế hoạch hành động của Bộ NN&PTNT thực hiện Nghị quyết số 26/NQ-CP ngày 05/3/2020 của Chính phủ ban hành Kế hoạch tổng thể và kế hoạch 5 năm của Chính phủ thực hiện Nghị quyết số 36-NQ/TW ngày 22/10/2018 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XII về Chiến lược phát triển bền vững kinh tế biển Việt Nam đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045. Trong đó, Chiến lược phát triển thủy sản Việt Nam đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045 nằm trong nhóm nhiệm vụ giải pháp nhằm hoàn thiện thể chế, chính sách, chiến lược, quy hoạch, kế hoạch về phát triển bền vững kinh tế biển của Quyết định 4413 được Viện Kinh tế và Quy hoạch thủy sản (Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn) dự thảo xây dựng.
Theo đó, sẽ xây dựng, phát triển ngành thủy sản trở thành ngành sản xuất hàng hóa lớn có năng lực cạnh tranh, hội nhập sâu rộng theo hướng có trách nhiệm; phát triển bền vững trên cơ sở bảo vệ, tái tạo, phát triển nguồn lợi thủy sản; đồng thời thu hút nguồn lực, các thành phần kinh tế đầu tư phát triển thủy sản với phương thức kết hợp công tư hiệu quả.
Dự thảo Chiến lược đặt ra mục tiêu đến năm 2030, tốc độ tăng trưởng giá trị thủy sản đạt từ 3,0-4,0%, kinh tế thủy sản đóng góp 28-30% GDP trong cơ cấu ngành nông nghiệp. Tổng sản lượng thủy sản đạt 10 triệu tấn, trong đó sản lượng khai thác thủy sản đạt khoảng 25-30%, sản lượng nuôi trồng thủy sản đạt 70-75%. Giá trị kim ngạch xuất khẩu thủy sản đạt 18-20 tỷ USD, trong đó xuất khẩu tại chỗ, thông qua du lịch và khách quốc tế khoảng 1,3 tỷ USD. Đồng thời giải quyết việc làm cho trên 3,5 triệu lao động, có thu nhập bình quân đầu người lao động thủy sản tương đương thu nhập bình quân chung lao động cả nước.
Đến năm 2045, thủy sản là ngành sản xuất hàng hóa lớn có trình độ quản lý, khoa học công nghệ hiện đại, tuân thủ nghiêm ngặt các định chế quốc tế, phát triển có trách nhiệm và bền vững. Phấn đấu giải quyết việc làm cho thêm 3 triệu lao động. Trở thành trung tâm chế biến thủy sản chất lượng cao khu vực ASEAN và châu Á, thuộc nhóm 3 nước sản xuất và xuất khẩu thủy sản dẫn đầu thế giới.
Để thực hiện được những kỳ vọng phát triển trong tương lai, ngành thủy sản cũng cần quan tâm đến chính sách chuyển đổi nghề cá khai thác gần bờ của ngư dân sang phát triển nuôi biển, qua đó vừa bảo vệ, tái tạo nguồn lợi tự nhiên, vừa phát triển nghề theo hướng bền vững. Song song với đó, cần có chiến lược liên kết chuỗi và tiêu thụ sản phẩm; đảm bảo từ khâu con giống đầu vào, quá trình sản xuất và bao tiêu sản phẩm.
Ngoài ra, Việt Nam vẫn đang nỗ lực thực hiện triệt để cam kết chống khai thác bất hợp pháp, không khai báo và không theo quy định (IUU) với mục tiêu tháo gỡ thẻ vàng EU, vì sự phát triển bền vững của ngành khai thác và chế biến thủy sản. Mới đây, Bộ NN&PTNT đã ban hành Chỉ thị số 49/CT-BNN-TCTS ngày 06/01/2021 về tăng cường công tác quản lý tàu cá, đảm bảo an toàn cho người và tàu cá hoạt động và Quyết định số 214/ QĐ-BNN-TCTS ngày 14/01/2021 về Công bố danh sách cảng cá chỉ định có đủ hệ thống xác nhận nguồn gốc thủy sản từ khai thác làm cơ sở để xác minh nguồn gốc thủy sản khai thác hợp pháp theo quy định IUU. Bằng việc tháo gỡ thành công thẻ vàng EC, thủy sản Việt Nam sẽ có thể củng cố và nâng tầm thương hiệu, uy tín hơn nữa trên trường quốc tế, tiết kiệm chi phí, thời gian, giảm nhẹ thủ tục.
Thêm vào đó, một điểm sáng đối với thương mại Việt Nam nói chung và với ngành thủy sản nói riêng là việc ngày 14/01/2019 và ngày 01/8/2020, hai Hiệp định thương mại tự do với quy mô lớn là CPTPP và EVFTA có hiệu lực hứa hẹn mang đến những cơ hội mới về thuế quan cho sản phẩn xuất khẩu của Việt Nam, trong đó có thủy sản. Gần đây nhất, vào ngày 15/11/2020, Việt Nam đã ký kết Hiệp định Đối tác Kinh tế Toàn diện Khu vực (RCEP) tham gia vào khối thương mại lớn nhất lịch sử có thị trường hơn 2,2 tỷ dân, chiếm 30% tổng sản phẩm toàn cầu. RCEP sẽ có hiệu lực trong 2 năm tiếp theo sau khi được phê chuẩn bởi các quốc gia thành viên. Thông qua đó, thủy sản Việt Nam có điều kiện củng cố, gia tăng sức mạnh, sức cạnh tranh nhờ sử dụng dịch vụ hỗ trợ sản xuất giá rẻ hơn, mở rộng thị trường cũng như vượt qua một số thách thức về rào cản kỹ thuật, bảo hộ thương mại.
3. Bài tập tự luyện kèm đáp án:
Câu 1: Vùng nào sau đây có nghề nuôi tôm phát triển nhất nước ta?
A. Duyên hải Nam Trung Bộ.
B. Đồng bằng sông Hồng.
C. Đồng bằng sông Cửu Long.
D. Bắc Trung Bộ.
Đáp án: C
Giải thích:
Đồng bằng sông Cửu Long là vùng nuôi tôm lớn nhất nước ta.
Câu 2: Nghề nuôi cá ba sa trong lồng bè phát triển mạnh trên các sông nào của nước ta?
A. Sông Hồng, sông Thái Bình.
B. Sông Mã, sông Cả.
C. Sông Sài Gòn, sông Đồng Nai.
D. Sông Tiền, sông Hậu.
Đáp án: D
Giải thích:
Cá ba sa trong lồng bè phát triển mạnh trên các sông Tiền, sông Hậu với sản lượng cá nuôi là 179.000 tấn (năm 2005).
Câu 3: Nhận xét nào sau đây không đúng với hoạt động khai thác thủy sản ở nước ta?
A. Khai thác thủy sản nội địa chiếm tỉ trọng nhỏ.
B. Sản lượng khai thác luôn cao hơn nuôi trồng.
C. Sản lượng khai thác cá biển chiếm tỉ trọng lớn.
D. Khai thác xa bờ đang được đẩy mạnh.
Đáp án: B
Giải thích:
A Đúng: Khai thác thủy sản nội địa chiếm tỉ trọng nhỏ.
B Sai: Sản lượng nuôi trồng luôn cao hơn khai thác (bảng 24.1 trang 102 – Địa 12).
C Đúng: Sản lượng khai thác cá biển chiếm tỉ trọng lớn.
D Đúng: Khai thác xa bờ đang được đẩy mạnh.
Câu 4: Điều kiện nào không phải là yếu tố thuận lợi để phát triển đánh bắt và nuôi trồng thủy sản ở nước ta?
A. Vùng biển rộng, giàu tài nguyên khoáng sản.
B. Có nhiều ngư trường.
C. Có nhiều bão, áp thấp và các đợt không khí lạnh.
D. Nhiều vũng, vịnh, đầm phá ven bờ.
Đáp án: C
Giải thích:
A Đúng: Vùng biển rộng, giàu tài nguyên khoáng sản.
B Đúng: Có nhiều ngư.
C Sai: Đây là khó khăn trong việc phát triển đánh bắt và nuôi trồng thủy sản ở nước ta.
D Đúng: Nhiều vũng, vịnh, đầm phá ven bờ.
Câu 5: Vùng nào sau đây có sản lượng thủy sản nuôi trồng lớn nhất nước ta?
A. Vùng duyên hải Nam Trung Bộ.
B. Vùng Đông Nam Bộ.
C. Vùng đồng bằng sông Hồng.
D. Vùng đồng bằng sông Cửu Long.
Đáp án: D
Giải thích:
Vùng Đồng bằng sông Cửu Long có sản lượng thủy sản nuôi trồng lớn nhất cả nước.
Câu 6: Khó khăn lớn nhất về tự nhiên với phát triển ngành thủy sản nước ta là
A. bão.
B. lũ lụt.
C. hạn hán.
D. sạt lở bờ biển.
Đáp án: A
Giải thích:
Hàng năm, có tới 9 – 10 cơn bão xuất hiện ở Biển Đông và khoảng 30 -35 đợt gió mùa Đông Bắc gây nhiều thiệt hại về người và tài sản của ngư dân, hạn chế số ngày ra khơi.
Câu 7: Vùng nào sau đây có nhiều điều kiện thuận lợi nhất để nuôi trồng thuỷ sản?
A. Đồng bằng sông Cửu Long.
B. Bắc Trung Bộ.
C. Duyên hải Nam Trung Bộ.
D. Trung du miền núi Bắc Bộ.
Đáp án: A
Giải thích:
Vùng Đồng bằng sông Cửu Long có sản lượng thủy sản nuôi trồng lớn nhất cả nước chủ yếu là do có nhiều bãi triều, diện tích mặt nước lớn.
Câu 8: Thế mạnh vượt trội để phát triển mạnh ngành thủy sản ở Đồng bằng sông Cửu Long so với các vùng khác là
A. Khai thác thủy sản.
B. Chế biến thủy sản.
C. Nuôi trồng thủy sản.
D. Bảo quản thủy sản.
Đáp án: C
Giải thích:
Vùng Đồng bằng sông Cửu Long có sản lượng thủy sản nuôi trồng lớn nhất cả nước.
Câu 9: Nghề nuôi tôm được phát triển mạnh nhất ở vùng nào sau đây?
A. Đồng bằng sông Cửu Long.
B. Duyên hải Nam Trung Bộ.
C. Bắc Trung Bộ.
D. Đồng bằng sông Hồng.
Đáp án: A
Giải thích:
Vùng Đồng bằng sông Cửu Long có sản lượng thủy sản nuôi trồng lớn nhất cả nước chủ yếu là do có nhiều bãi triều, diện tích mặt nước lớn.
Câu 10: Nghề nuôi cá nước ngọt phát triển mạnh nhất ở các vùng nào sau đây?
A. Đồng bằng sông Hồng và Đồng bằng sông Cửu Long.
B. Đồng bằng sông Hồng và Bắc Trung Bộ.
C. Đồng bằng sông Cửu Long và Bắc Trung Bộ.
D. Đồng bằng sông Cửu Long và Đông Nam Bộ.
Đáp án: A
Giải thích:
Vùng có nghề nuôi cá nước ngọt phát triển mạnh nhất nước ta là Đồng bằng sông Cửu Long và Đồng bằng sông Hồng.
THAM KHẢO THÊM: