Để đảm bảo cho việc phân định thẩm quyền của Tòa án trong việc giải quyết các việc dân sự, cần phải có những yếu tố sau:
Để đảm bảo cho việc phân định thẩm quyền của
– Về mặt luật pháp: Pháp luật quy định đồng bộ, cụ thể, rõ ràng.
Đối với một vấn đề nhất định, một hệ thống pháp luật đồng bộ, rõ ràng sẽ đảm bảo cho việc thực thi được cụ thể, dễ dàng hơn.
Hiện nay, thẩm quyền của Tòa án trong việc giải quyết các việc dân sự được quy định cụ thể trong BLTTDS và các văn bản hướng dẫn thi hành. Ở mỗi lĩnh vực cụ thể sẽ có văn bản pháp luật điều chỉnh, tạo điều kiện thuận lợi cho việc áp dụng vào thực tiễn đời sống.
Trong đó, BLTTDS đã nêu cụ thể về thẩm quyền của Tòa án theo loại việc, theo cấp, theo lãnh thổ hay theo yêu cầu của nguyên đơn trong việc giải quyết các việc dân sự. Có thể thấy, việc quy định như vậy là phù hợp với điều kiện kinh tế – xã hội của nước ta, phù hợp với cơ cấu tổ chức tòa Tòa án…
Như vậy, quy định của pháp luật hiện nay khá cụ thể, rõ ràng để có thể hiểu đúng, thống nhất, thuận tiện khi thực hiện và áp dụng vào thực tiễn đời sống.
– Về mặt thực tiễn: Năng lực, trình độ chuyên môn của đội ngũ cán bộ
Tòa án, Thẩm phán ngày càng hoàn thiện.
Để việc thực hiện các quy định của pháp luật được hiệu quả, không thể không kể đến yếu tố con người. Có thể thấy, cán bộ là gốc của công việc; cán bộ nào, phong trào ấy. Chính vì thế, năng lực, trình độ chuyên môn của đội ngũ cán bộ, Thẩm phán tốt thì việc áp dụng các quy định của pháp luật cũng được trọn vẹn. Hiện nay, có khá nhiều các giải pháp về bồi dưỡng, đào tạo để nâng cao năng lực cũng như trình độ chuyên môn cho đội ngũ cán bộ Tòa án. Việc nâng cao bản lĩnh chính trị, phẩm chất đạo đức, lối sống và trình độ chuyên môn nghiệp vụ cho cán bộ, công chức Tòa án các cấp được xác định vừa là yêu cầu và vừa là giải pháp quan trọng để nâng cao hiệu quả hoạt động của các Tòa án. Đây cũng là một yếu tố quan trọng đảm bảo cho việc phân định thẩm quyền của Tòa án phù hợp, dễ áp dụng trong đời sống.
>>> Luật sư
– Yếu tố khác:
Bên cạnh việc quy định của pháp luật cũng như năng lực, trình độ chuyên môn của cán bộ Tòa án, Thẩm phán, chúng ta cũng cần xem xét đến những yếu tố tác động khác. Xã hội phát triển, hiểu biết pháp luật của người dân ngày càng cao; cơ sở vật chất, phương tiện kỹ thuật phục vụ cho ngành tư pháp ngày càng hoàn thiện… cũng là một trong những yếu tố góp phần cho việc phân định thẩm quyền của Tòa án trong việc giải quyết các việc dân sự được đảm bảo.
Muốn luật pháp được cụ thể, dễ áp dụng, thực hiện đúng quy định thì cần phải kết hợp đồng thời nhiều yếu tố. Có như vậy thì việc áp dụng các quy định của pháp luật nói chung cũng như việc áp dụng các quy định của pháp luật về thẩm quyền của Tòa án trong việc giải quyết việc dân sự nói riêng mới được đảm bảo, hệ thống pháp luật mới vận hành có hiệu quả.