Yếu tố tác động chủ yếu đến việc nâng cao chất lượng sản phẩm công nghiệp nước ta là đầu tư theo chiều sâu, đổi mới trang thiết bị và công nghệ nhằm nâng cao chất lượng và hạ giá thành sản phẩm. Bài viết sau đây chỉ ra yếu tố tác động chủ yếu đến việc nâng cao chất lượng sản phẩm công nghiệp nước ta, mời các bạn cùng tham khảo!
Mục lục bài viết
1. Yếu tố nào tác động chủ yếu đến việc nâng cao chất lượng sản phẩm công nghiệp nước ta:
A. Đầu tư theo chiều sâu, đổi mới trang thiết bị và công nghệ
B. Tập trung vào phát triển nhiều ngành sản xuất khác nhau
C. Gắn với nhu cầu thị trường tiêu thụ trong và ngoài nước
D. Đào tạo và nâng cao trình độ tay nghề cho người lao động
Chọn A
2. Vai trò việc nâng cao chất lượng sản phẩm công nghiệp nước ta:
Đối với từng doanh nghiệp, đảm bảo và nâng cao chất lượng được coi là một chiến lược có tầm quan trọng mang tính sống còn. Chất lượng, giá cả và thời gian giao hàng tạo thành bộ khung “tam giác vàng” quyết định đến sự thành bại của doanh nghiệp trong cạnh tranh.
Nhờ có chất lượng sản phẩm, dịch vụ cao mà uy tín của doanh nghiệp được nâng lên, không những giữ được những khách hàng quen thuộc mà còn thu hút được những khách hàng tiềm năng mới. Kết quả là thị phần doanh nghiệp ngày càng được mở rộng, tạo cơ sở lâu dài cho sự phát triển của doanh nghiệp. Song song với sự tiến bộ như vũ bão của khoa học công nghệ và thông tin, nền sản xuất hàng hoá cũng không ngừng phát triển. Cùng với đó, mức sống con người càng được cải thiện nên gắn liền với nhu cầu về hàng hóa càng đa dạng, phong phủ. Đồng thời, giá cả không còn là mối quan tâm duy nhất thì chất lượng là công cụ hữu hiệu nhất để doanh nghiệp cạnh tranh,.
Theo các chuyên gia, nâng cao chất lượng sản phẩm nghĩa là tăng tính năng sử dụng, tuổi thọ, độ an toàn của sản phẩm, giảm mức gây ô nhiễm môi trường, tiết kiệm được nguồn tài nguyên, tăng giá trị sử dụng trên một sản phẩm đầu ra. Nhờ đó, tăng khả năng tích luỹ cho tái sản xuất, hiện đại hoá công nghệ, máy móc thiết bị, thúc đẩy tiến bộ khoa học kỹ thuật. Nâng cao chất lượng sản phẩm cũng đồng nghĩa với tính hữu ích của sản phẩm, thoả mãn nhu cầu người tiêu dùng, giảm chi phí trên một đơn vị sản phẩm nhờ hoàn thiện quá trình đổi mới, cải tiến hoạt động, tối thiểu hóa lãng phí, phế phẩm hoặc sản phẩm phải sửa chữa. Nhờ đó, lợi nhuận của các doanh nghiệp cũng sẽ được tăng cao.
Có thể nói, trong điều kiện nền kinh tế nước ta mở cửa hội nhập với thế giới, các doanh nghiệp được tự do cạnh tranh trong và ngoài nước. Chính vì vậy sẽ phải cạnh tranh với hàng nhập ngoại có mẫu mã phong phú, đa dạng và rất tiện lợi cho người sử dụng. Các doanh nghiệp Việt Nam muốn cạnh tranh được với các doanh nghiệp nước ngoài cần phải biết vận dụng chiến lược cơ bản trước mắt và lâu dài chính là nâng cao chất lượng sản phẩm. Theo các chuyên gia kinh tế, chỉ có sản phẩm, hàng hoá có chất lượng cao doanh nghiệp mới mở rộng được thị trường mà cụ thể ở đây là mở rộng khả năng xuất khẩu. Đây chính là tiền đề để hoà nhập vào thị trưởng khu vực, thị trường thế giới, tạo điều kiện phát triển kinh tế nước nhà.
3. Câu hỏi trắc nghiệm về sản phẩm công nghiệp nước ta:
Câu 1: Ý nào dưới đây là lợi thế của nước ta trong việc phát triển công nghiệp hiện nay?
A. Nguồn nhiên liệu rất đa dạng
B. Nguồn lao động đông đảo, giá rẻ
C. Nguồn vốn đầu tư dồi dào
D. Thị trường tiêu thị lớn từ Lào và Campuchia
Đáp án: B
Giải thích : Nước ta có nguồn lao động dồi dào, mỗi tăng bổ sung thêm khoảng 1 triệu người vào lực lượng lao động. Nguồn lao động vừa là thị trường tiêu thụ rộng lớn, vừa là một thế mạnh để thu hút đầu tư nước ngoài, là lợi thế phát triển mạnh các ngành công nghiệp cần nhiều lao động, giá nhân công rẻ.
Câu 2: Cơ cấu công nghiệp theo ngành được thể hiện ở
A. Số lượng các ngành trong toàn bộ hệ thống các ngành công nghiệp
B. Tỉ trọng giá trị sản xuất của công nghiệp trong toàn bộ nền kinh tế
C. Tổng giá trị sản xuất công nghiệp
D. Tỉ trọng giá trị sản xuất của từng ngành ( nhóm ngành) trong toàn bộ hệ thống các ngành công nghiệp
Đáp án: D
Câu 3: Cơ cấu công nghiệp theo ngành ở nước ta hiện nay không có đặc điểm nào dưới đây?
A. Tương đối đa dạng
B. Đang nổi lên một số ngành công nghiệp trọng điểm
C. Ôn định về tỉ trọng giữa các ngành
D. Đang có sự chuyển dịch rõ rệt nhằm thích nghi với tình hình mới
Đáp án: C
Câu 4: Theo cách phân loại hiện hành, cơ cấu công nghiệp theo ngành ơ nước ta được chia thành 3 nhóm chính là
A. công nghiệp khai thác, cocong nghiệp chế biến, công nghiệp sản xuất hàng tiêu dùng
B. công nghiệp nặng, công nghiệp nhẹ, công nghiệp phụ trợ
C. công nghiệp cấp, công nghiệp cấp hai, công nghiệp cấp ba
D. công nghiệp khai thác, cocong nghiệp chế biến, công nghiệp sản xuất, phân phối điện, khí đốt, nước
Đáp án: D
Câu 5: Một trong những đặc điểm quan trọng của cơ cấu công nghiệp theo ngành của nước ta là
A. đang nổi lên một số ngành trọng điểm
B. đang ưu tiên cho các ngành công nghiệp tuyền thống
C. đang tập trung phát triển các ngành công nghiệp nặng đòi hỏi nguồn vốn lớn
D. đang chú ý phát triển các ngành công nghiệp sử dụng nhiều lao động
Đáp án: A
Câu 6: ý nào không phải là đặc điểm của ngành công nghiệp trọng điểm ở nước ta hiện nay
A. Có thế mạnh lâu dài
B. Đem lại hiệu quả cao về kinh tế – xã hội
C. Có tác động mạnh mẽ đến việc phát triển các ngành kinh tế khác
D. Có tính truyền thống , không đòi hỏi về trình độ và sự khóe léo
Đáp án: D
Câu 7: Một trong những ngành công nghiệp trọng điểm của nước ta hiện nay là
A. Công nghiệp chế biến lương thực, thực phẩm
B. Công nghiệp luyện kim
C. Công nghiệp chế biến gỗ và lâm sản
D. Công nghiệp sành sứ và thủy tinh
Đáp án: A
Câu 8 Ngành nào dưới đây không phải là ngàng công nghiệp trọng điểm của nước ta hiện nay ?
A. Công nghiệp chế biến lương thực, thực phẩm
B. Công nghiệp cơ khí – điện tử
C. Công nghiệp vật liệu xây dựng
D. Công nghiệp chế biến gỗ và lâm sản
Đáp án: D
Câu 9: Cơ cấu ngành công nghiệp ( theo ba nhóm) ở nước ta đang chuyển dịch theo hướng:
A. Tăng tỉ trọng công nghiệp chế biến và giảm tỉ trọng các nhóm ngành khác
B. Tăng tỉ trọng công nghiệp sản xuất, phân phối điện, khí đốt, nước và giảm tỉ trọng các nhóm ngành khác
C. Tăng tỉ trọng công nghiệp khai thác và giảm tỉ trọng các nhóm ngành khác
D. Giảm tỉ trọng công nghiệp chế biến và tăng tỉ trọng các nhóm ngành khác
Đáp án: A
Câu 10: Cơ cấu của ngành công nghiệp nước ta chuyển dịch không phải do:
A. Đướng lối phát triển công nghiệp của nước ta
B. Sự tác động của thị trường
C. Theo xu hướng chung của toàn thế giới
D. Tác động của các thiên tai trong thời giam gần đây
Đáp án: D
Giải thích :Do tác động của yếu tố thị trường, đường lối – chính sách mở cửa và hội nhập của nhà nước. Đồng thời cũng theo xu hướng chung của thế giới – hội nhập quốc tế, toàn cầu hóa,… nên cơ cấu ngành công nghiệp nước ta cũng có những chuyển biến tích cực để phù hợp và theo kịp sự phát triển kinh tế – xã hội với các nước trong khu vực và trên thế giới.
Câu 11: công nghiệp nước ta phát triển trậm, phân bố phân tán, rời rạc ở :
A. Đồng bằng sông Hồng B. Đông Nam Bộ
C. Ven biển miền Trung D. Vùng núi
Đáp án: D
Câu 12: Nước ta cần phải chuyển dịch cơ cấu ngành công nghiệp để
A. Tránh tình trạng phát triển phiến diện, một chiều
B. Hạn chế các rủi ro do thiên tai gây ra
C. Thích nghi với tình hình chung và hội nhập vào thị trường khu vực và thế giới
Đáp án: D
Giải thích : Do quá trình toàn cầu hóa – khu vực hóa và chính sách mở cửa hội nhập quốc tế của Nhà nước nên nước ta phải chuyển dịch cơ cấu ngành công nghiệp nói riêng và cơ cấu ngành kinh tế nói chung sao cho thích nghi với tình hình chung của thị trường khu vực và thế giới.
Câu 13: Hướng nào dưới đây không đặt ra để tiếp tục hoàn thiện cơ cấu ngành công nghiệp nước ta?
A. Ưu tiên phát triển ngành công nghiệp nặng
B. Đầu tư theo chiều sâu, đổi mới trang thiết bị, công nghệ
C. Đẩy mạnh phát triển các ngành công nghiệp trọng điểm
D. Xây dựng cơ cấu ngành tương đối linh hoạt
Đáp án: A
THAM KHẢO THÊM: