Yếu tố lỗi trong luật hình sự? Có những loại hình thức lỗi nào?
Đối với xác định trách nhiệm hình sự thì việc xác định các yếu tố về lỗi là rất quan trọng, tùy từng trường hợp và tình huống để xác định xem lỗi thuộc loại nào và lỗi cũng là yếu tố để cấu thành tội phạm. Vậy yếu tố lỗi trong luật hình sự được hiểu như thế nào? Có những loại hình thức lỗi nào? Bài viết dưới đây chúng tôi xin hướng dẫn cụ thể hơn cho bạn đọc nhé.
Cơ sở pháp lý:
Luật sư
Mục lục bài viết
1. Yếu tố lỗi trong luật hình sự:
Như chúng ta đã biết thì đối với mỗ một tội trên thực tế sẽ căn cứ dụa trên yếu tố lỗi có thể nói đây chính là một trong những dấu hiệu quan trọng trong mặt chủ quan, là nội dung cơ bản thể hiện mặt chủ quan của cấu thành tội phạm, không xác định được lỗi thì không thể cấu thành tội phạm.
Nếu chúng ta xét lỗi dựa trên mặt chủ quan của tội phạm được biểu hiện thông qua ba yếu tố cụ thể như đối với lỗi, động cơ phạm tội và mục đích phạm tội.
“Lỗi là thái độ tâm lý bên trong của người phạm tội đối với hành vi nguy hiểm cho xã hội và hậu quả nguy hiểm cho xã hội của mình cũng như khả năng gây ra hậu quả từ hành vi đó”.
Nếu chúng ta xét yếu tố lỗi dựa trên mặt chủ quan của tội phạm được biểu hiện thông qua ba yếu tố cụ thể bao gồm các yếu tố lỗi, động cơ phạm tội và mục đích phạm tội trong đó thì dấu hiệu lỗi là dấu hiệu quan trọng nhất, là nội dung cơ bản thể hiện mặt chủ quan của cấu thành tội phạm, không xác định được lỗi thì không thể cấu thành tội phạm. Yếu tố lỗi được xác định theo pháp luật hình sự khi hội tụ đủ 02 điều kiện cụ thể như sau:
– Không mắc bệnh tâm thần, các bệnh làm mất khả năng nhận thức hoặc khả năng điều khiển hành vi (tức là không bị mất năng lực hành vi)
– Đạt độ tuổi theo quy định hiện hành:
” Người từ đủ 16 tuổi trở lên phải chịu trách nhiệm hình sự với mọi tội phạm.
Người từ đủ 14 tuổi trở lên mà chưa đủ 16 tuổi phải chịu trách nhiệm hình sự vè tội phạm rất nghiêm trọng do cố ý hoặc tội phạm đặc biệt nghiêm trọng”.
Ví dụ: A và B có mâu thuẫn với nhau trong chuyện tình cảm, A đã ra tay sát hại B rồi tìm cách tự sát theo B nhưng do có người phát hiện kịp thời nên A không thể thực hiện hành vi tự sát của mình để 2 người được bên nhau mãi theo ý định ban đầu của A. Hành vi của A là trái pháp luật hình sự (căn cứ theo quy định tại Điều 123
Đẻ hiểu hơn về vấn đề này ta có thể thấy rằng khi thực hiện hành vi nguy hiểm cho xã hội họ cần phải thoả mãn hai điều kiện cụ thể đó là không mắc bệnh tâm thần hoặc bệnh khác làm mất khả năng nhận thức hoặc khả năng điều khiển hành vi. Đạt độ tuổi theo quy định của pháp luật tại Điều 12 Bộ luật Hình sự năm 2015 sửa đổi, bổ sung năm 2017 quy định về tuổi chịu trách nhiệm hình sự cụ thể.
Tội phạm tuy có chung các dấu hiệu nhưng những hành vi phạm tội cụ thể có tính nguy hiểm cho xã hội rất khác nhau. Sự khác nhau đó xuất phát từ nhiều cơ sở, có thể là nguyên nhân, điều kiện phát sinh phạm tội, tính chất của khách thể bị xâm hại, tính nguy hiểm của hành vi phạm tội…Trong đó phải kể đến một yếu tố hết sức quan trọng là yếu tố chủ quan. Nó là cơ sở làm tiền đề cho việc triển khai và thực hiện có hiệu quả nguyên tắc phân hoá trách nhiệm hình sự, đảm bảo áp dụng hình phạt đạt hiệu quả.
2. Có những loại hình thức lỗi nào?
Căn cứ dựa trên quy định của pháp luật hình sự, cụ thể theo Điều 10, Điều 11 Bộ luật Hình sự năm 2015 lỗi được chia thành 04 loại: lỗi cố ý trực tiếp và cấu thành nên lỗi cố ý gián tiếp, lỗi vô ý vì quá tự tin và lỗi vô ý do cẩu thả. Để tiện cho việc tìm hiểu và phân biệt các lỗi, chúng tôi sẽ so sánh các lỗi này cụ thể các loại lôi dưới đây cụ thể như sau:
Tiêu chí | Cố ý trực tiếp | Cố ý gián tiếp | Vô ý do cẩu thả | Vô ý vì quá tự tin |
Căn cứ pháp lý | Khoản 1 Điều 10 Bộ Luật Hình sự 2015 | Khoản 2 Điều 10 Bộ luật Hình sự năm 2015 | Khoản 2 Điều 11 Bộ luật Hình sự 2015 | Khoản 1 Điều 11 Bộ luật Hình sự 2015 |
Khái niệm | Lỗi cố ý trực tiếp được hiểu là khi người phạm tội nhận thức rõ hành vi của mình là nguy hiểm cho xã hội, thấy trước hậu quả của hành vi đó và mong muốn hậu quả xảy ra | Người phạm tội nhận thức rõ hành vi của mình là nguy hiểm cho xã hội, thấy trước hậu quả của hành vi đó có thể xảy ra, tuy không mong muốn nhưng vẫn có ý thức để mặc cho hậu quả xảy ra | Người phạm tội không thấy trước hành vi của mình có thể gây ra hậu quả nguy hại cho xã hội, mặc dù phải thấy trước và có thể thấy trước hậu quả đó | Người phạm tội tuy thấy trước hành vi của mình có thể gây ra hậu quả nguy hại cho xã hội nhưng cho rằng hậu quả đó sẽ không xảy ra hoặc có thể ngăn ngừa được |
Về mặt lý trí | Nhận thức rõ tính chất nguy hiểm cho xã hội của hành vi mà mình thực hiện, thấy trước hành vi đó có thể gây hậu quả nghiêm trọng cho xã hội | Nhận thức rõ tính chất nguy hiểm cho xã hội của hành vi mà mình thực hiện, thấy trước hành vi đó có thể gây hậu quả nghiêm trọng cho xã hội | Phải thấy trước hậu quả nhưng lại không thấy trước được hậu quả đó | Nhận thức được tính chất nguy hiểm cho xã hội của hành vi của mình, thể hiện ở việc họ thấy trước hậu quả nguy hại cho xã hội mà hành vi của mình có thể gây ra |
Về mặt ý chí | Sự lựa chọn hành vi phạm tội là sự lựa chọn duy nhất, chủ thể lựa chọn hành vi phạm tội vì chủ thể mong muốn hành vi đó | Người phạm tội không mong muốn hậu quả xảy ra, tức hậu quả xảy ra không phù hợp với mục đích phạm tội. Tuy nhiên để thực hiện mục đích này, người phạm tội để mặc hậu quả nguy hiểm cho xã hội mà hành vi của mình có thể gây ra | Người phạm tội khi thực hiện hành vi đáng ra phải thấy trước và có thể thấy trước hậu quả nguy hiểm cho xã hội sẽ xảy ra | Người phạm tội không mong muốn hành vi của mình sẽ gây ra hậu quả nguy hại cho xã hội. Tuy nhiên hậu quả nguy hại cho xã hội đã xảy ra và nằm ngoài dự tính của họ |
Nguyên nhân | Có sự cố ý | Có sự cố ý | Do sự cẩu thả | Do quá tự tin vào khả năng của mình |
Ví dụ | C và D xảy ra mâu thuẫn, C dùng dao đâm D với ý muốn giết D. Rõ ràng C ý thức được việc mình làm là nguy hiểm và mong muốn hậu quả chết người người xảy ra. | B giăng lưới điện để chống trộm đột nhập nhưng không có cảnh báo an toàn dẫn đến chết người. Dù B không mong muốn hậu quả chết người xảy ra nhưng có ý thức bỏ mặc hậu quả xảy ra nên đây là lỗi cố ý gián tiếp | A là kế toán doanh nghiệp, khi nhập dữ liệu, A đã sơ ý bỏ sót một số 0 trong số tiền cần chuyển cho đối tác, hành vi này của A đã khiến công ty thiệt hại, trong trường hợp này, A là kế toán và phải biết được chỉ một hành vi sơ xuất cũng sẽ gây ra những hậu quả không mong muốn. | A là bác sĩ muốn áp dụng pháp đồ điều trị mới cho B. Mặc dù biết rằng việc thử nghiệm việc điều trị với B có thể gây ra hậu quả chết người những A cho rằng mình kiểm soát được toàn bộ quá trình điều trị. Tuy nhiên,do phản ứng thuốc, B chết. Trường hợp này, A có lỗi vô ý vì quá tự tin. |
Như vậy căn cứ dựa trên những nội dung chúng tôi đưa ra như trên ta thấy rằng nếu như xét yếu tố lỗi là một dấu hiệu rất quan trọng trong cấu thành tội phạm nhưng ta phải chú ý nếu không xác định lỗi độc lập với hành vi nguy hiểm cho xã hội, vì lỗi luôn đi kèm với hành vi phạm tội. Bên cạnh đó thì trong lúc xác định hình thức lỗi không nên nhìn một cách phiến diện mà nên chú ý tới hoàn cảnh, điều kiện khách quan; năng lực trách nhiệm hình sự của chủ thể, tính trái pháp luật củ a hành vi phạm tội, động cơ, mục đích phạm tội,. không ngừng nghiên cứu, thực tập xác định hình thức lỗi để hoàn thiện hơn khả năng nhận thức về cấu thành tội phạm.
Trên đây là thông tin chúng tôi cung cấp về nội dung ” Yếu tố lỗi trong luật hình sự? Có những loại hình thức lỗi nào” và các thông tin pháp lý khác dựa trên quy định của pháp luật hiện hành. Hi vọng các thông tin trên đây sẽ hữu ích đối với bạn đọc.