Khi một hợp đồng thương mại đã được giao kết hợp pháp và phát sinh hiệu lực pháp luật thì các bên phải thực hiện các nghĩa vụ mà mình đã thỏa thuận trong hợp đồng. Việc vi phạm các nghĩa vụ trong hợp đồng dẫn đến hậu quả là bên vi phạm phải chịu chế tài. Chế tài thương mại là gì? Yếu tố lỗi trong chế tài thương mại?
Mục lục bài viết
1. Chế tài thương mại là gì?
Chế tài là một khái niệm mang tính chất pháp lý, hiểu theo nghĩa hẹp là một bộ phận của quy phạm pháp luật nêu lên những biện pháp tác động mà Nhà nước dự kiến để đảm bảo cho pháp luật được thực hiện nghiêm minh. Các biện pháp tác động nêu ở bộ phận chế tài của quy phạm pháp luật sẽ được áp dụng đối với tổ chức hay cá nhân nào vi phạm pháp luật, không thực hiện đúng mệnh lệnh của Nhà nước đã nêu ở bộ phận quy định của quy phạm pháp luật. Hiểu theo nghĩa rộng, chế tài là những hậu quả pháp lý bất lợi đối với bên vi phạm pháp luật.
Hiểu theo nghĩa rộng, chế tài là những hậu quả pháp lý bất lợi đối với bên vi phạm pháp luật.
Nếu hiểu theo nghĩa thông thường thì chế tài thương mại là hậu quả pháp lý bất lợi được áp dụng đối với người có hành vi vi phạm pháp luật thương mại khi họ không thực hiện hay thực hiện không đúng hoặc thực hiện không đầy đủ các nghĩa vụ phát sinh từ các hành vi thương mại. Tuy nhiên, Luật Thương mại khi đặt tên Chương VII, Mục 1 với tên là “chế tài trong thương mại” không mang ý nghĩa như vậy mà, đồng thời các loại chế tài được quy định tại Điều 292 đang minh chứng rằng, chế tài trong thương mại ở đây được hiểu là chế tài do vi phạm
Có thể hiểu một cách khái quát rằng: Chế tài thương mại là hình thức chế tài áp dụng đối với các chủ thể không thực hiện hay thực hiện không đúng, không đầy đủ các cam kết theo hợp đồng, theo đó, bên có hành vi vi phạm hợp đồng trong lĩnh vực thương mại phải gánh chịu một hậu quả pháp lý bất lợi do hành vi vi phạm của mình gây ra.
2. Đặc điểm của chế tài trong thương mại:
– Về căn cứ phát sinh: chế tài trong thương mại phát sinh trong lĩnh vực thương mại khi có hành vi vi phạm một hợp đồng thương mại có hiệu lực pháp luật. Khi hợp đồng được giao kết hợp pháp, các bên sẽ ràng buộc với nhau về việc quyền và nghĩa vụ theo hợp đồng, bên vi phạm các nghĩa vụ này sẽ phải gánh chịu những hậu quả bất lợi hay những chế tài do vi phạm hợp đồng.
– Về tính chất: chế tài do vi phạm hợp đồng lĩnh vực thương mại mang tính tài sản rõ rệt. Yếu tố tài sản ở cách thức bên vi phạm phải gánh chịu những hậu quả bất lợi như bên vi phạm phải dùng tiền hoặc tài sản của mình để thực hiện nghĩa vụ nộp phạt vi phạm, nghĩa vụ bồi thường thiệt hại do không thực hiện, thực hiện không đúng, không đầy đủ các cam kết theo hợp đồng.
– Việc áp dụng chế tài do vi phạm hợp đồng trong lĩnh vực thương mại cũng mang tính mềm dẻo, linh hoạt và tôn trọng quyền tự định đoạt của các bên. Khi bị vi phạm hợp đồng trong lĩnh vực thương mại, bên bị vi phạm có quyền áp dụng chế tài đối với bên vi phạm theo thỏa thuận trong hợp đồng và theo quy định pháp luật.
– Chế tài trong thương mại có hình thức đa dạng và được áp dụng trực tiếp giữa các bên trong quan hệ hợp đồng. Luật Thương mại đã liệt kê có 06 hình thức chế tài cụ thể do vi phạm hợp đồng trong lĩnh vực thương mại và các hình thức khác do các bên thỏa thuận phù hợp với quy định pháp luật.
– Mục đích của việc xây dựng và áp dụng chế tài thương mại là nhằm bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của các bên trong quan hệ hợp đồng.
Chế tài thương mại có ý nghĩa quan trọng, thể hiện ở một số khía cạnh sau:
– Chế tài thương mại bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của các bên trong quan hệ hợp đồng trong lĩnh vực thương mại.
– Chế tài thương mại ngăn ngừa và hạn chế vi phạm hợp đồng, nâng cao ý thức trách nhiệm của các bên trong việc ký kết và thực hiện hợp đồng.
– Chế tài thương mại góp phần đảm bảo trật tự vận hành của nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa.
3. Yếu tố lỗi trong áp dụng chế tài thương mại:
Lỗi của bên vi phạm hợp đồng trong lĩnh vực thương mại Lỗi của bên vi phạm hợp đồng là căn cứ bắt buộc phải có áp dụng đối với tất cả các hình thức chế tài do vi phạm hợp đồng. Trong khoa học pháp lý, lỗi được hiểu là trạng thái tâm lý và mức độ nhận thức của một người đối với hành vi của họ và hậu quả của hành vi đó. Vấn đề trạng thái tâm lý và nhận thức chi được đặt ra đối với các chủ thể là cá nhân. Trong khi bên vi phạm hợp đồng có thể là cá nhân hoặc tổ chức. Vì vậy, khi xác định lỗi của chủ thể là tổ chức vi phạm hợp đồng đế áp dụng trách nhiệm hợp đồng, phải căn cứ vào lỗi của người đại diện cho tổ chức đã giao kết và thực hiện hợp đồng (được suy đoán từ hành vi của người đại diện). Trách nhiệm hợp đồng được áp dụng theo nguyên tắc “lỗi suy đoán”, theo đó mọi hành vi không thực hiện, thực hiện không đúng hợp đồng đều bị suy đoán là có lỗi (trừ trường hợp bên vi phạm chứng minh được là mình không có lỗi), bên bị vi phạm cũng như cơ quan tài phán không có nghĩa vụ chứng minh lỗi của bên vi phạm.
Lỗi là căn cứ chứng minh đối với mọi hình thức chế tài thương mại. Luật Thương mại 2005 không để cập trực tiếp đổi với căn cứ này mà quy định thông qua các trường hợp miễn trách nhiệm. Việc xác định lỗi của bên vi phạm phải dựa trên nguyên tắc “lỗi suy đoán”, ở trong điều kiện hoàn cảnh có khả năng thực hiện được hợp đồng mà không thực hiện hoặc thực hiện không đầy đủ thì được coi là có lỗi. Lỗi của thương nhân được suy ra từ lỗi của người đại diện hợp pháp khi tham gia vào các giao dịch thương mại. Nguyên tắc suy đoán lỗi được áp dụng để truy cứu trách nhiệm của bên vi phạm hợp đồng là nhằm bảo vệ lợi ích của bên vi phạm trong mọi trường hợp.
Về vấn đề lỗi của bên vi phạm, hiện pháp luật các nước theo hệ thống pháp luật khác nhau có quy định không giống nhau. Trong pháp luật Anh và Hoa Kỳ thuộc hệ thống pháp luật Common Law, lỗi không phải là căn cứ để xem xét trách nhiệm vi phạm hợp đồng, cũng như cơ sở áp dụng các chế tài: “nếu người có nghĩa vụ không thực hiện hoặc thực hiện không đúng nghĩa vụ hợp đồng, thì họ phải chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại do vi phạm hợp đồng (breach of contract), không phụ thuộc vào việc mình hoặc người được mình thuê mướn có lỗi hay không có lỗi”. Công ước viên 1980 và Bộ nguyên tắc UNIDROIT về hợp đồng thương mại quốc tế cũng giống với hệ thống pháp luật Common Law, “không xác định yếu to lỗi là cơ sở của trách nhiệm hợp đồng” và “bên có quyền chi cần phải chứng minh việc bên có nghĩa vụ đã thực hiện không đúng nghĩa vụ hay không thực hiện nghĩa vụ, họ không cần phải chứng minh rằng việc vi phạm là do lỗi của bên có nghĩa vụ”.
Trong khi đó, theo luật La Mã và theo quy định của pháp luật ở các nước theo hệ thống pháp luật Civil Law (điển hình là Đức, Pháp), pháp luật Liên Bang Nga và pháp luật Việt Nam, nguyên tắc lỗi là một trong các cơ sở quan trọng để xác định trách nhiệm dân sự cũng như các chế tài đối với vi phạm hợp đồng. Nhà làm luật Bộ luật Dân sự của Việt Nam ghi nhận nguyên tắc lỗi thông qua các quy định cụ thể về lỗi và xác định lỗi (xem Điều 308
Khác với các chủ thể của hợp đồng dân sự thuộc phạm vi điều chinh của Bộ luật Dân sự, các bên của hợp đồng thương mại chủ yếu là các thương nhân, cũng chủ yếu là các pháp nhân, có năng lực hành vi dân sự đây đủ, hiểu biết về công việc kinh doanh và hậu quả của vi phạm hợp đồng thương mại. Bên cạnh đó, nhà làm luật không thể xác định được lỗi biểu thị trạng thái tâm lý của thương nhân đôi với hành vi và hậu quả do hành vi đó gây ra. Do đó, nhà làm luật Luật Thương mại Việt Nam đã suy đoán lỗi của thương nhân thông qua hành vi vi phạm của thương nhân thực hiện bởi người đai diện hợp pháp của thương nhân.
Các văn bản pháp luật có liên quan đến bài viết: