Xuất bản phẩm tham khảo được sử dụng không chỉ hỗ trợ cho quá trình học tập mà còn nâng cao kiến thức chuyên môn cho giáo viên. Vậy, quy định về quản lý và sử dụng xuất bản phẩm tham khảo gồm nội dung gì? Việc lựa chọn xuất bản phẩm tham khảo dùng chung trong các cơ sở giáo dục được quy định ra sao?
Mục lục bài viết
1. Xuất bản phẩm tham khảo là gì?
Xuất bản phẩm tham khảo được coi là nguồn tài liệu bổ trợ trong chương trình giáo dục của các cấp. Việc ban hành xuất bản phẩm này có vai trò quan trọng nâng cao, bổ trợ thêm nhiều những kiến thức khác ngoài việc đáp ứng kiến thức cơ bản được ghi trong sách giáo khoa, hoặc những tài liệu liên quan. Quá trình xuất bản phẩm tham khảo phải đảm bảo theo căn cứ Điều 2 Thông tư
Xuất bản phẩm tham khảo để được xuất bản thì cá nhân tiến hành soạn thảo phải có chuyên môn về lĩnh vực, trải qua nhiều các bước khác nhau như soạn thảo, thẩm định để thống nhất đưa tài liệu xuất bản ra ngoài thị trường. Việc phát hành xuất bản này được thể hiện bằng những ngôn ngữ khác nhau hoặc được thể hiện bằng âm thanh hình ảnh;
Hiện nay, xuất bản phẩm tham khảo được thể hiện dưới những hình thức như: sách in, sách chữ nổi dành cho cá nhân bị khiếm khuyết về mắt, tranh, ảnh, bản đồ, bản ghi âm, ghi hình có nội dung được biên soạn phù hợp với mục tiêu giáo dục; bản phẩm tham khảo không hạn chế sử dụng tại các cấp giáo dục. Trong các chương trình giáo dục mầm non, sách giáo khoa giáo dục phổ thông và giáo dục thường xuyên thì xuất bản phẩm tham khảo vẫn được sử dụng bình thường; xuất bản tham khảo được sử dụng với mục đích chính nhằm ôn tập, củng cố, bổ trợ, nâng cao kiến thức; nâng cao được các kĩ năng và phát triển nhân cách cho học sinh, học viên và giáo viên.
2. Quy định về việc quản lý và sử dụng xuất bản phẩm tham khảo trong các cơ sở giáo dục:
Xuất bản phẩm tham khảo được đưa vào trong chương trình giáo dục sẽ giúp nâng cao chất lượng giáo dục, tạo điều kiện học sinh có nhiều nguồn tài liệu học tập. Chính vì vậy, chất lượng của xuất bản phẩm tham khảo phải đảm bảo nội dung, tính chính xác, hữu dụng. Theo Điều 3, Thông tư 21/2014/TT-BGDĐT pháp luật quy định rõ về yêu cầu đối với xuất bản phẩm tham khảo được sử dụng trong các cơ sở giáo dục như sau:
– Xuất bản phẩm tham khảo được đưa vào sử dụng phải phù hợp với mục tiêu, nội dung chương trình giáo dục do Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành đối với từng cấp học, lớp học;
– Những tài liệu được đưa vào trong giảng dạy cần đảm bảo yếu tố khoa học, tính chính xác, tính sư phạm và tính thẩm mĩ;
– Các nội dung được ghi nhận trong xuất bản cần phù hợp với tâm sinh lí, lứa tuổi của đối tượng sử dụng; Bất kỳ thông tin đưa vào trong giáo dục thì không được trái với văn hóa, lịch sử, địa lí, đạo lí và thuần phong mĩ tục Việt Nam; phù hợp với xu hướng hội nhập quốc tế;
– Nội dung được đưa vào cơ sở giáo dục để tham khảo không chỉ đơn giản là chứa thông tin, nội dung hỗ trợ kiến thức trên sách vở còn còn phải có sự lồng ghép giao dục công dân tinh thần yêu nước, lòng tự hào dân tộc; đảm bảo giữ gìn an ninh chính trị, trật tự xã hội và giữ vững chủ quyền quốc gia;
– Quá trình xuất bản phẩm tham khảo không được có bất kỳ vi phạm nào liên quan đến quy định của pháp luật hoặc trái với đạo đức xã hội.
Theo đó, xuất bản phẩm tham khảo được sử dụng trong các cơ sở giáo dục phải đảm bảo những yêu cầu được quy định nêu trên. Đặc biệt, nội dung được đưa vào trong xuất bản phẩm tham khảo phải được kiểm tra chặt chẽ trước khi được xuất bản để phù hợp với mục tiêu, nội dung chương trình giáo dục do Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành đối với từng cấp học, lớp học.
3. Quá trình lựa chọn xuất bản phẩm tham khảo dùng chung trong các cơ sở giáo dục:
Theo quy định tại Điều 4 Thông tư 21/2014/TT-BGDĐT thì quá trình lựa chọn xuất bản phẩm tham khảo dùng chung trong các cơ sở giáo dục phải tiến hành qua nhiều bước khác nhau, cần có sự tham gia của nhiều tổ nhóm, cá nhân có chuyên môn:
– Để đưa ra một xuất bản phẩm thì tổ/nhóm chuyên môn được giao nhiệm vụ phải căn cứ vào mục tiêu, nội dung chương trình giáo dục, sách giáo khoa, kế hoạch thực hiện nhiệm vụ năm học để đưa ra nội dung phù hợp để giảng dạy. Việc triển khai hoạt động giáo dục và đề xuất giáo viên để đưa ra lựa chọn, đề xuất danh mục xuất bản phẩm tham khảo phải có sự liên quan đến môn học/lớp học, và những hoạt động được xây dựng phục vụ giáo dục;
– Vào thời điểm định kì đầu năm học, thủ trưởng cơ sở giáo dục có trách nhiệm thành lập Hội đồng để lấy ý kiến đề xuất của tổ/nhóm chuyên môn. Quá trình xem xét, lựa chọn, đề xuất danh mục xuất bản phẩm tham khảo được sử dụng trên thực tế là một trong khâu quan trọng để xuất bản phẩm được chất lượng và sát với tiêu chí, nhu cầu sử dụng. Hội đồng được thành lập phải có những thành viên sau đây tham gia: Lãnh đạo cơ sở giáo dục phụ trách chuyên môn, tổ/nhóm trưởng chuyên môn và viên chức phụ trách thư viện trong cơ sở giáo dục;
– Việc phê duyệt danh mục xuất bản phẩm tham khảo tối thiểu được thực hiện bởi Thủ trưởng cơ sở giáo dục quyết định phê duyệt. Thủ trưởng cơ sở giáo dục đưa ra quyết định lập kế hoạch mua sắm và sử dụng hằng năm đảm bảo sự cân đối nguồn kinh phí, quy mô của cơ sở giáo dục, số lượng và chất lượng xuất bản phẩm tham khảo đã có tại cơ sở giáo dục.
Đáng lưu ý:
+ Cơ quan có thẩm quyền đưa ra quyết định phê duyệt danh mục xuất bản phẩm tham khảo tối thiểu để có kế hoạch mua sắm và sử dụng hằng năm trong cơ sở giáo dục là Thủ trưởng cơ sở giáo dục;
+ Để đưa ra được quyết định phê duyệt danh mục xuất bản phẩm thì cần căn cứ trên cơ sở đề xuất của Hội đồng lựa chọn xuất bản phẩm tham khảo.
4. Trách nhiệm cá nhân, tổ chức trong quản lý và sử dụng xuất bản phẩm tham khảo:
4.1. Trách nhiệm của giáo viên và cán bộ quản lí giáo dục các cấp:
Giáo viên là cá nhân trực tiếp thực hiện việc giảng dạy và nắm bắt đầy đủ các thông tin liên quan đến vấn đề giáo dục. Chính vì vậy, giáo viên có trách nhiệm cung cấp đầy đủ các thông tin, nhận định và đề xuất khách quan cho cơ sở giáo dục để lựa chọn những xuất bản phẩm tham khảo có chất lượng, nâng cao hiệu quả trong quá trình giảng dạy và nghiên cứu. Trong quá trình sử dụng trên thực tế, phải kịp thời phản ánh với cán bộ quản lý cơ sở giáo dục về những xuất bản phẩm tham khảo không đảm bảo theo quy định tại Thông tư 21/2014/TT-BGDĐT;
– Khi giảng dạy, giáo viên không được sử dụng những nội dung vượt quá chuẩn kiến thức, kỹ năng của chương trình hoặc nội dung trong sách xuất bản phẩm tham khảo để đánh giá kết quả học tập của học sinh và học viên trong quá trình giảng dạy;
– Danh mục xuất bản phẩm tham khảo mà cơ sở giáo dục đã lựa chọn cho học sinh, học viên và cha mẹ học sinh, học viên thì các giáo viên và cán bộ quản lý giáo dục tại cơ sở giáo dục có trách nhiệm cung cấp đầy đủ thông tin, chính xác về loại danh mục này;
– Giáo viên và cán bộ quản lý giáo dục các cấp không được lạm dụng vị trí công tác của mình để thực hiện hoặc tham gia thực hiện bắt ép học sinh, học viên hoặc cha mẹ học sinh, học viên mua xuất bản phẩm tham khảo dưới bất kỳ hình thức nào.
4.2. Trách nhiệm của Thủ trưởng các cơ sở giáo dục:
Liên quan đến vấn đề quản lý và sử dụng xuất bản phẩm tham khảo thì Thủ trưởng của các cơ sở giáo dục có trách nhiệm quan trọng trong vấn đề này:
– Cá nhân này thực hiện xây dựng các quy định chi tiết về lựa chọn mua sắm quản lý, đưa xuất bản phẩm vào sử dụng trong giáo dục. Thủ trưởng các cơ sở giáo dục chịu hoàn toàn trách nhiệm về nội dung và danh mục xuất bản phẩm tham khảo được lưu hành trong cơ sở giáo dục theo quy định tại Điều 3, Điều 4 của Thông tư 21/2014/TT-BGDĐT;
– Khi phát hiện ra những xuất bản phẩm tham khảo không đúng theo quy định tại Điều 3 của Thông tư 21/2014/TT-BGDĐT thì cần có đưa ra biện pháp chủ động ngăn ngừa xuất bản này xâm nhập vào cơ sở giáo dục;
– Thủ trưởng của cơ sở giáo dục có trách nhiệm báo cáo cơ quan quản lý cấp trên trực tiếp về những danh mục xuất bản phẩm tham khảo được đưa vào trong sử dụng hàng năm; Cá nhân này cũng có trách nhiệm trong việc đánh giá hiệu quả và điều chỉnh việc lựa chọn danh mục xuất bản phẩm tham khảo sao cho phù hợp với kế hoạch hoạt động giáo dục của cơ sở giáo dục và điều kiện kinh tế của địa phương;
– Khi ban hành quyết định đưa danh mục xuất bản phẩm tham khảo vào trong giáo dục thì phải tiến hành thông báo cho cán bộ, giáo viên, học sinh và học viên về danh mục số lượng xuất bản phẩm tham khảo tối thiểu đã được lựa chọn. Học sinh, học viên và cha mẹ học sinh, học viên có nhu cầu mua xuất bản phẩm tham khảo theo nhu cầu riêng thì Thủ trưởng các cơ sở giáo dục có nghĩa vụ tổ chức tư vấn để học sinh và cha mẹ học sinh có thể lựa chọn được xuất bản phẩm tham khảo phù hợp với nhu cầu của mình;
– Khi nhận thấy xuất bản phẩm tham khảo có những nội dung sai sót, không phù hợp với mục tiêu chương trình giáo dục và sách giáo khoa hoặc có những dấu hiệu vi phạm pháp luật tại cơ sở giáo dục thì nhanh chóng dừng việc sử dụng xuất bản phẩm này và báo cáo cho cơ quan có thẩm quyền để đề xuất ra biện pháp xử lý kịp thời.
Văn bản pháp luật được sử dụng:
Thông tư 21/2014/TT- BGDĐT quy định về quản lý và sử dụng xuất bản phẩm tham khảo trong cơ sở giáo dục mầm non, giáo dục phổ thông và giáo dục thường xuyên.