Nơi cư trú là gì? Yêu cầu thông báo tìm kiếm người vắng mặt tại nơi cư trú? Trình tự, thủ tục thông báo tìm kiếm người vắng mặt tại nơi cư trú?
Yêu cầu thông báo tìm kiếm người vắng mặt tại nơi cư trú là một quy định tại
Cơ sở pháp lý:
Bộ luật tố tụng dân sự 2015
1. Nơi cư trú là gì?
Tại khoản 2 điều 2 luật cư trú 2020 quy định:
2. Cư trú là việc công dân sinh sống tại một địa điểm thuộc đơn vị hành chính cấp xã hoặc đơn vị hành chính cấp huyện ở nơi không có đơn vị hành chính cấp xã (sau đây gọi chung là đơn vị hành chính cấp xã).
Theo đó có thể hiểu đơn giản về nơi cư trú đó là việc công dân ở, sinh hoạt tại một địa điểm nhất định nào đó theo quy định của pháp luật và hoàn tất các giấy tờ và thủ tục về cư trú theo quy định. Mỗi công dân cư trú tại địa điểm nào đó sẽ phải cung cấp thông tin về việc cư trú của mình cho cơ quan quản lý dân cư. theo đó mà khi pháp luật có yêu cầu thông báo tìm kiếm người vắng mặt tại nơi cư trú có thể từ đó mà trích xuất các thông tin liên quan về công dân đó.
2. Yêu cầu thông báo tìm kiếm người vắng mặt tại nơi cư trú.
Yêu cầu thông báo tìm kiếm người vắng mặt tại nơi cư trú.
Khoản 1 Điều 381 Bộ luật Tố tụng dân sự 2015 quy định, những người có quyền, lợi ích liên quan đến người vắng mặt có quyền yêu cầu tòa án thông báo tìm kiếm người vắng mặt tại nơi cư trú khi người đó biệt tích 6 tháng liền trở lên. Cùng với yêu cầu tòa án thông báo tìm kiếm người vắng mặt tại nơi cư trú, người yêu cầu có thể có quyền yêu cầu tòa án á dụng biện pháp quản lý tài sản của người vắng mặt đó theo quy định của
Theo quy định của pháp luật thì trong đơn yêu cầu thông báo tìm kiếm người vắng mặt tại nơi cư trú phải có đủ các nội dung cụ thể như một đơn yêu cầu nói chung quy định tại khoản 2 Điều 381 Bộ luật Tố tụng dân sự 2015, trong đó nêu rõ yêu cầu tòa án thông báo tìm kiếm ai; họ, tên, nơi cư trú của người đó; lý do, mục đích và các căn cứ chứng minh cho yêu cầu này.
Ngoài ra thì khi gửi đơn yêu cầu tòa án thông báo tìm kiếm người vắng mặt tại nơi cư trú theo quy định thì cần phải kèm theo chứng cứ và các loại tài liệu để chứng minh là người đó biệt tích trong 6 tháng liền trở lên như đối với việc xác nhận của cơ quan quản lý hộ tịch, của những người sống cùng với người đó trước khi vắng mặt, của người láng giềng, của tổ dân phố, thời gian không nhận được tin tức của họ. Trong trường hợp có yêu cầu tòa án áp dụng biện pháp quản lý tài sản của người vắng mặt thì phải cung cấp tài liệu về số lượng, chủng loại, đặc điểm tài sản của người đó, việc quản lý tài sản hiện có và danh sách những người thân thích của người quản lý đó.
Việc xét đơn yêu cầu thông báo tìm kiếm người vắng mặt tại nơi cư trú.
Tại điều 382 Bộ luật Tố dân sự quy định, thời hạn chuẩn bị xét đơn yêu cầu thông báo tìm kiếm người vắng mặt tại nơi cư trú là hai mươi ngày, kể từ ngày tòa án thụ lý đơn yêu cầu.
Trong thời hạn chuẩn bị xét đơn yêu cầu, thẩm phán cần triệu tập một hoặc một số trong số những người thân thích của người bị yêu cầu thông báo tìm kiếm người vắng mặt tại nơi cư trú đến tham gia tố tụng để có thể xác minh các thông tin liên quan đến tài sản, sự vắng mặt của người vắng mặt tại nơi cư trú. Đồng thời, khi có yêu cầu quản lý tài sản của người vắng mặt thì họ có thể sẽ là người quản lý tài sản của người vắng mặt. Theo yêu cầu của đương sự, thẩm phán cũng có thể xác minh các thông tin liên quan đến người vắng mặt tại nơi người đó cư trú, cơ quan, tổ chức nơi người đó làm việc hoặc có tài sản. Tòa án sẽ quyết định đình chỉ xét đơn yêu cầu thông báo tìm kiếm người vắng mặt tại nơi cư trú, nếu người yêu cầu rút đơn yêu cầu hoặc người bị yêu cầu thông báo tìm kiếm trở về và yêu cầu tòa án đình chỉ việc xét đơn yêu cầu.
Khi hết thời hạn chuẩn bị xét đơn yêu cầu, tòa án phải ra quyết định mở phiên họp để xét đơn yêu cầu. Quyết định này được gửi cho viện kiểm sát cùng cấp, người có yêu cầu và những người có liên quan. Trong thời hạn 10 ngày, kể từ ngày ra quyết định mở phiên họp, thẩm phán phải mở phiên họp xét đơn yêu cầu.
Tòa án có thể chấp nhận hay cũng có thể không chấp nhận đơn yêu cầu thông báo tìm kiếm người vắng mặt tại nơi cư trú. Trong trường hợp chấp nhận đơn yêu cầu thì tòa án ra quyết định chấp nhận đơn yêu cầu và ra thông báo tìm kiếm người vắng mặt tại nơi cư trú và ngược lại. Mục đích của việc thông báo tìm kiếm người vắng mặt là để xác định thông tin liên quan đến người vắng mặt, người đó còn sống khi nhận được thông báo sẽ hồi âm cho tòa án và bất kì ai biết được tin tức về người đó đều có thể cung cấp cho tòa án. Ngoài ra, khi hết thời hạn thông báo mà vẫn không có tin tức về người vắng mặt sẽ là cơ sở để tòa án áp dụng các biện pháp quản lý tài sản của họ và chỉ định người quản lý tài sản của họ theo quy định của Bộ luật Dân sự.
Nội dung thông báo tìm kiếm người vắng mặt nơi cư trú teo quy định tại Điều 385 Bộ luật Tố tụng dân sự và theo quy định thì nội dung tìm kiếm này phải được đăng trên báo hàng ngày của trung ương ba số liên tiếp và phát sóng trên đài phát thanh hoặc đài truyền hình của trung ương ba lần trong ba ngày liên tiếp. Về mặt không gian, phạm vi đăng thông báo rất rộng, không chỉ giới hạn ở địa phương nơi cư trú cuối cùng của người đó để nếu họ đang có mặt ở địa phương khác hoặc người ở địa phương khác biết được tin tức về họ đều có thể cung cấp thông tin cho tòa án.
Thông báo này cũng cần được niêm yết tại trụ sở tòa án, tại ủy ban nhân dân cấp xã nơi cư trú cuối cùng, tại nơi cư trú cuối cùng của người vắng mặt để nếu trở về họ có thể biết ngay việc tòa án đang thông báo tìm kiếm họ. Theo quy định tại Điều 329 Bộ luật Tố tụng dân sự quyết định thông báo tìm kiếm người vắng mặt tại nơi cư trú đương nhiên hết hiệu lực trong trường hợp người cần tìm kiếm trở về. Chi phí cho việc đăng, phát thông báo tìm kiếm người vắng mặt tại nơi cư trú do người yêu cầu chịu.
3. Trình tự, thủ tục thông báo tìm kiếm người vắng mặt tại nơi cư trú
Bước 1: Nộp đơn yêu cầu thông báo tìm kiếm người vắng mặt tại nơi cư trú
Ở bước đầu tiên này thì chủ thể nộp đơn là người có quyền, lợi ích liên quan nộp đơn yêu cầu Tòa án có thẩm quyền thông báo tìm kiếm người vắng mặt tại nơi cư trú, đồng thời có thể yêu cầu Tòa án áp dụng biện pháp quản lý tài sản của người vắng mặt đó theo quy định của Bộ luật dân sự.
Tài liệu, chứng cứ kèm theo đơn gồm có:
– Đơn yêu cầu thông báo tìm kiếm người vắng mặt tại nơi cư trú (Đơn yêu cầu giải quyết việc dân sự theo mẫu số 01 Nghị quyết 04/2018/NQ-HĐTP (Thay thế mẫu số 92 Nghị quyết 01/2017/NQ-HĐTP).
– Tài liệu, chứng cứ để chứng minh là người bị yêu cầu biệt tích 06 tháng liền trở lên.
– Tài liệu, chứng cứ về tình hình tài sản của người bị yêu cầu, việc quản lý tài sản hiện có.
– Danh sách những người thân thích của người bị yêu cầu tìm kiếm người vắng mặt tại nơi cư trú.
– Tài liệu, chứng cứ chứng minh người yêu cầu là người có quyền yêu cầu.
– Giấy khai sinh, CMND/căn cước công dân/hộ chiếu/hộ khẩu, giấy đăng ký kết hôn của người bị yêu cầu tìm kiếm người vắng mặt tại nơi cư trú.
Bước 2: Thụ lý đơn yêu cầu (Điều 363, 365 BLTTDS)
Trường hợp xét thấy đơn yêu cầu và tài liệu, chứng cứ kèm theo đã đủ điều kiện thụ lý thì Thẩm phán phải:
– Thông báo cho người yêu cầu về việc nộp lệ phí yêu cầu giải quyết việc dân sự trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được thông báo nộp lệ phí, trừ trường hợp người đó được miễn hoặc không phải nộp lệ phí theo quy định của pháp luật về phí, lệ phí.
– Tòa án thụ lý đơn yêu cầu khi người yêu cầu nộp cho Tòa án biên lai thu tiền lệ phí yêu cầu giải quyết việc dân sự.
– Trường hợp người yêu cầu được miễn hoặc không phải nộp lệ phí thì Thẩm phán thụ lý việc dân sự kể từ ngày nhận được đơn yêu cầu.
– Trong thời hạn 03 ngày làm việc, kể từ ngày thụ lý đơn yêu cầu, Tòa án phải thông báo bằng văn bản cho người yêu cầu, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan đến việc giải quyết việc dân sự, cho Viện kiểm sát cùng cấp về việc Tòa án đã thụ lý đơn yêu cầu.
Bước 3: Chuẩn bị xét đơn yêu cầu (Điều 382 BLTTDS)
Thời hạn chuẩn bị xét đơn yêu cầu là 01 tháng, kể từ ngày Tòa án thụ lý đơn yêu cầu.
Trong thời hạn chuẩn bị xét đơn yêu cầu, nếu người bị yêu cầu thông báo tìm kiếm trở về và yêu cầu Tòa án đình chỉ việc xét đơn yêu cầu thì Tòa án ra quyết định đình chỉ xét đơn yêu cầu thông báo tìm kiếm người vắng mặt tại nơi cư trú.
Bước 4: Quyết định thông báo tìm kiếm người vắng mặt tại nơi cư trú
Tòa án có thể chấp nhận hoặc không chấp nhận đơn yêu cầu.
Trường hợp chấp nhận đơn yêu cầu thì Tòa án ra quyết định thông báo tìm kiếm người vắng mặt tại nơi cư trú.
Trường hợp có yêu cầu Tòa án áp dụng biện pháp quản lý tài sản của người vắng mặt đó tại nơi cư trú và được chấp nhận thì trong quyết định, Tòa án còn phải quyết định áp dụng biện pháp quản lý tài sản của người đó theo quy định của Bộ luật dân sự.
Bước 5: Công bố thông báo tìm kiếm người vắng mặt tại nơi cư trú
Sau khi đã hoàn tất các thủ tục như trên thì thời hạn 01 tháng, kể từ ngày Tòa án ra quyết định thông báo tìm kiếm người vắng mặt tại nơi cư trú, thông báo này phải được đăng trên một trong các báo hàng ngày của trung ương trong 03 (ba) số liên tiếp, Cổng thông tin điện tử của Tòa án, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh (nếu có) và phát sóng trên Đài phát thanh hoặc Đài truyền hình của trung ương 03 (ba) lần trong 03 ngày liên tiếp.
Chi phí cho việc đăng, phát thông báo tìm kiếm người vắng mặt tại nơi cư trú do người yêu cầu chịu.
Trên đây là thông tin chúng tôi cung cấp về nội dung” Yêu cầu thông báo tìm kiếm người vắng mặt tại nơi cư trú” và thông tin pháp lý dựa trên quy định của pháp luật hiện hành.