Yêu cầu phản tố là yêu cầu của bị đơn đối với nguyên đơn hoặc người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan có yêu cầu độc lập. Vậy yêu cầu phản tố trong vụ án yêu cầu chia di sản thừa kế diễn ra như thế nào? Bài viết dưới đây sẽ phân tích làm rõ.
Mục lục bài viết
1. Quy định của pháp luật về yêu cầu phản tố:
Giao dịch dân sự là giao dịch trao đổi quyền và nghĩa vụ của các bên với nhau trong các hoạt động dân sự; và được điều chỉnh bởi Bộ luật dân sự 2015. Trong các quan hệ, giao dịch dân sự này, thường có những mâu thuẫn, tranh chấp phát sinh xảy ra. Khi các mâu thuẫn quá lớn, không thể hòa giải, các bên thường hướng tới việc khởi kiện ra Tòa để nhờ Tòa can thiệp giải quyết.
Người nộp đơn khởi kiện được hiểu là nguyên đơn. Khi nộp đơn, nguyên đơn sẽ có quyền trình bày nội dung vụ việc, đưa ra những lý lẽ, cơ sở về việc quyền lợi của mình bị ảnh hưởng ra sao. Hay nói cách khác, đơn khởi kiện dân sự là bản trình bày vụ việc dưới cái nhìn chủ quan của nguyên đơn. Trong đơn khởi kiện này, nguyên đơn chắc chắn đưa ra những lý lẽ có lợi cho mình, nhằm bảo vệ quyền và lợi ích của bản thân. Theo lẽ dĩ nhiên, những lẽ chứng này mang tính chất bất lợi cho bị đơn.
Tòa án là bộ phận trung gian, xem xét toàn thể khách quan sự việc, để đưa ra cách giải quyết phù hợp nhất, bảo vệ quyền lợi cho cả hai bên. Do đó, cơ quan chức năng có thẩm quyền sẽ không thể nhìn nhận, xem xét sự việc một cách chủ quan, phiến diện, mà cần nhìn tổng quan câu chuyện một cách toàn diện nhất. Tức Tòa án sẽ lắng nghe ý kiến của cả hai phía.
Trong tố tụng dân sự, để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình, bị đơn sẽ có quyền đưa yêu cầu phản tố. Về cơ bản, có thể hiểu, yêu cầu phản tố là yêu cầu của bị đơn đối với nguyên đơn hoặc người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan có yêu cầu độc lập.
Điều 200 Bộ luật dân sự 2015 quy định về quyền yêu cầu phản tố của bị đơn như sau:
– Yêu cầu phản tố đối với nguyên đơn, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan có yêu cầu độc lập là quyền của nguyên đơn trong Tố tụng dân sự.
– Tòa án sẽ chấp nhận yêu cầu phản tố của bị đơn đối với nguyên đơn, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan khi thuộc một trong các trường hợp như sau:
+ Yêu cầu phản tố mà nguyên đơn đưa ra là nhằm mục đích bù trừ nghĩa vụ với yêu cầu của nguyên đơn, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan có yêu cầu độc lập. Tức trong trường hợp nguyên đơn đưa ra yêu cầu về nghĩa vụ với bị đơn, bị đơn cảm thấy nguyên đơn cũng cần phải chịu trách nhiệm với nghĩa vụ nào đó, thì họ có quyền yêu cầu phản tố. Việc chấp nhận yêu cầu phản tố này giúp đảm bảo tính công bằng trong việc thực hiện nghĩa vụ của các cá nhân với nhau.
+ Tòa án sẽ chấp nhận yêu cầu phản tố khi mà yêu cầu này khi được chấp nhận sẽ loại trừ việc chấp nhận một phần hoặc toàn bộ yêu cầu của nguyên đơn, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan có yêu cầu độc lập. Tức trong trường hợp yêu cầu khởi tố của bị đơn khiến yêu cầu của nguyên đơn bị loại trừ một phần hoặc toàn bộ, thì yêu cầu phản tố này sẽ được chấp nhận.
– Trước thời điểm mở phiên họp kiểm tra việc giao nộp, tiếp cận, công khai chứng cứ và hòa giải, bị đơn có quyền đưa ra yêu cầu phản tố.
Xem thêm: Yêu cầu phản tố là gì? Thời điểm cuối cùng được phép đưa yêu cầu phản tố?
Trên đây là quy định của pháp luật về việc phản tố trong tố tụng dân sự. Quy định về yêu cầu phản tố này mang tính chất áp dụng toàn diện cho các vụ án dân sự. Đồng thời, khi thực hiện yêu cầu phản tố, nguyên đơn sẽ dựa vào các quy định này để thực hiện yêu cầu phản tố sao cho được chấp nhận.
2. Yêu cầu phản tố trong vụ án yêu cầu chia di sản thừa kế:
Phân chia di sản thừa kế là hoạt động pháp lý, diễn ra phổ biến tại nước ta hiện nay. Thực tế, xoay quanh yêu cầu chia di sản thừa kế, có rất nhiều vướng mắc phát sinh xảy ra. Điều này dẫn đến tranh chấp giữa các chủ thể liên quan đến việc chia di sản thừa kế.
Khởi kiện chia di sản thừa kế là một vụ việc dân sự. Do đó, khi tham gia vào vụ án này, nguyên đơn và bị đơn sẽ phải đảm bảo những quy định nhất định trong quá trình thực hiện tố tụng. Một trong số đó là yêu cầu phản tố. Như đã phân tích, yêu cầu phản tố là yêu cầu của bị đơn đối với nguyên đơn hoặc người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan có yêu cầu độc lập.
Trong vụ án khởi kiện phân chia di sản thừa kế, người có quyền đưa ra yêu cầu phản tố là bị đơn.
Trong vụ án khởi kiện yêu cầu chia di sản thừa kế, Tòa án sẽ phải xác định yêu cầu của mà cá nhân đưa ra là yêu cầu phản tố hay yêu cầu độc lập.
– Trong trường hợp yêu cầu phản tố của bị đơn là đúng với quy định của pháp luật, Tòa án sẽ chấp nhận yêu cầu phản tố. Lúc này, hiểu một cách đơn giản, trong yêu cầu phản tố này, bị đơn sẽ là người đưa ra yêu cầu giải quyết đối với nguyên đơn. Tức vai trò của các bên đã được đảo ngược cho nhau.
– Yêu cầu phản tố trong khởi kiện chia di sản thừa kế phải đảm bảo điều kiện theo quy định của Bộ luật dân sự 2015 về quy định phản tố: Yêu cầu phải tố để bù trừ nghĩa vụ với yêu cầu của nguyên đơn, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan có yêu cầu độc lập; Đồng thời, yêu cầu phản tố được chấp nhận dẫn đến loại trừ việc chấp nhận một phần hoặc toàn bộ yêu cầu của nguyên đơn, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan có yêu cầu độc lập.
– Khi xem xét thấy yêu cầu phản tố của bị đơn là hợp lý, Tòa án sẽ chấp nhận yêu cầu phản tố. Tại đây, nguyên đơn sẽ trở thành bị đơn, và sẽ phải đảm bảo thực hiện các nghĩa vụ liên quan trong phiên tòa xét xử giải quyết tranh chấp phân chia di sản thừa kế. Hay nói cách khác, khi có yêu cầu phản tố, bị đơn phải làm thủ tục yêu cầu phản tố như khởi kiện một vụ án. Lúc này, nghĩa vụ chứng minh quyền và lợi ích hợp pháp của các chủ thể liên quan tiếp tục được tiến hành thực hiện.
Xem thêm: Mẫu quyết định Giám đốc thẩm của Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao
3. Ý nghĩa của việc yêu cầu phản tố trong vụ án yêu cầu chia di sản thừa kế:
Yêu cầu phản tố trong vụ án yêu cầu chia di sản thừa kế có vai trò, ý nghĩa cụ thể sau đây:
– Yêu cầu phản tố là yếu tố tạo nên sự cân bằng trong quá trình thụ lý và giải quyết vụ án hình sự của cơ quan chức năng có thẩm quyền. Xét về bản chất, vụ án hình sự được thụ lý và giải quyết khi có đơn yêu cầu giải quyết của nguyên đơn. Khi nguyên đơn nộp hồ sơ khởi kiện lên, Tòa án sẽ nắm bắt được vụ việc dưới cái nhìn chủ quan (từ thông tin cung cấp của nguyên đơn). Đồng thời, trong quá trình mở phiên Tòa xét xử, nguyên đơn sẽ được quyền đưa ra những yêu cầu của mình đối với bị đơn. Các yêu cầu mà nguyên đơn đưa ra chắc chắn sẽ ảnh hưởng bất lợi cho bị đơn. Do đó, quyền phản tố trong vụ án yêu cầu chia di sản thừa kế giúp bị đơn đưa ra được những yêu cầu của mình đối với nguyên đơn và những chủ thể có quyền và lợi ích liên quan.
– Yêu cầu phản tố là một trong những cách thức giúp bị đơn bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình; đưa ra những lý lẽ, yêu cầu để áp đặt lại cho phía nguyên đơn. Điều này vừa đảm bảo giúp bị đơn loại trừ một phần hoặc toàn bộ yêu cầu của nguyên đơn, vừa giúp bản thân tránh trả lời, hoặc thực hiện những yêu cầu của nguyên đơn. Lúc này, quyền và lợi ích của bị đơn sẽ được đảm bảo.
– Yêu cầu phản tố giúp cả nguyên đơn và bị đơn đều được thể hiện yêu cầu của mình trong việc giải quyết vụ việc dân sự liên quan đến yêu cầu chia di sản thừa kế. Điều này tạo nên tính cân bằng. Nếu chỉ nghe yêu cầu của nguyên đơn, Tòa án sẽ không thể nắm bắt được đầy đủ và toàn diện sự việc, yêu cầu chủ quan của hai bên, từ đó cái nhìn khách quan trong thụ lý và giải quyết sẽ không được đảm bảo; kết quả giải quyết vụ án sẽ toàn diện và chính xác hơn.
Yêu cầu chia di sản thừa kế là yêu cầu Tòa án giải quyết việc phân chia di sản thừa kế giữa nguyên đơn và bị đơn. Tòa án sẽ giải quyết vụ việc dựa trên yêu cầu của nguyên đơn, yêu cầu phản tố của bị đơn, thực tiễn xem xét chứng cứ, tài liệu xác minh liên quan. Cách thức giải quyết này sẽ góp phần tạo nên sự ổn định, công bằng toàn diện. Đồng thời, đây chính là cơ sở, căn cứ giúp hoạt động pháp lý của Nhà nước Việt Nam đạt hiệu quả cao, hạn chế đến mức tối đa những sai phạm có thể xảy ra.
Văn bản pháp luật sử dụng trong bài viết: Bộ luật dân sự 2015.