Yêu cầu ký xác nhận vào tờ phiếu thanh toán khám bệnh ngoại trú. Bệnh nhân khám ngoại trú khi thanh toán ghi như thế nào?
Yêu cầu ký xác nhận vào tờ phiếu thanh toán khám bệnh ngoại trú. Bệnh nhân khám ngoại trú khi thanh toán ghi như thế nào?
Tóm tắt câu hỏi:
Trong trường hợp bệnh nhân cấp cứu ngoại trú (tới theo dõi, uống thuốc, hoặc tiêm thuốc vài giờ rồi về) thì bác sỹ có cần thiết phải ký xác nhận vào tờ phơi thanh toán ngoại trú không?
Luật sư tư vấn:
Cám ơn bạn đã gửi câu hỏi của mình đến Ban biên tập – Phòng tư vấn trực tuyến của Công ty LUẬT DƯƠNG GIA. Với thắc mắc của bạn, Công ty LUẬT DƯƠNG GIA xin được đưa ra quan điểm tư vấn của mình như sau:
Theo quy định của pháp luật hiện hành, không có quy định nào quy định rằng bác sỹ phải ký xác nhận vào tờ phiếu thanh toán. Tuy nhiên, tại Quyết định 3455/QĐ-BYT năm 2013 quy định về "Bảng kê chi phí khám bệnh, chữa bệnh ngoại trú".
"…3. Chữ ký xác nhận ở bảng kê.
a) Chữ ký xác nhận của Người lập bảng kê và Kế toán viện phí ở Bảng kê được thực hiện như sau:
– Chữ ký của Người lập bảng kê (mẫu số 01/BV, 02/BV, 03/TYT): là chữ ký của người được lãnh đạo cơ sở giao trách nhiệm tập hợp thông tin ở phần hành chính của bảng kê, tổng hợp các dịch vụ đã sử dụng cho người bệnh trong quá trình khám, chữa bệnh tại cơ sở (nội dung của các cột (1), cột (2) và cột (3). Riêng đối với bảng kê mẫu số 03/TYT dành cho Trạm y tế xã, phường, người lập bảng kê chịu trách nhiệm tổng hợp toàn bộ và hoàn thiện bảng kê.
– Chữ ký của Kế toán viện phí (mẫu số 01/BV, 02/BV): là chữ ký của nhân viên kế toán được giao trách nhiệm áp giá, tính chi phí của từng dịch vụ đã sử dụng cho người bệnh, xác định nguồn thanh toán (cột (4), (5), (6), (7) và (8) và hoàn thiện bảng kê.
– Đối với cơ sở khám bệnh, chữa bệnh đã áp dụng công nghệ thông tin thì giao Giám đốc bệnh viện ủy quyền cho Kế toán cơ sở KCB: Người lập bảng hoặc Kế toán viện phí. Trong bảng kê gồm 3 chữ ký, cụ thể: (1) Đại diện cơ sở KCB là Người lập Bảng hoặc Kế toán viện phí; (2) Người bệnh và (3) Giám định viên, trong phần hướng dẫn cần nêu rõ Giám định viên ký xác nhận kết quả với các hồ sơ đã giám định.
– Đối với cơ sở chưa áp dụng công nghệ thông tin, Bảng kê gồm 4 chữ ký, cụ thể: (1) Người lập bảng, (2) Kế toán viện phí; (3) Người bệnh và (4) Giám định viên.
– Người lập bảng và kế toán viện phí là người do Giám đốc bệnh viện ủy quyền Đại diện cho cơ sở khám bệnh, chữa bệnh."
Nếu phiếu bạn đang nhắc đến là Bảng kê chi phí khám bệnh, chữa bệnh ngoại trú thì bác sĩ không ký vào bảng kê.
Bác sỹ chỉ có trách nhiệm ký vào đơn thuốc căn cứ theo Điều 6 Thông tư 05/2016/TT-BYT quyết định về kê đơn thuốc trong điều trị ngoại trú:
"Điều 6. Yêu cầu chung với nội dung kê đơn thuốc
1. Ghi đủ, rõ ràng và chính xác các Mục in trong Đơn thuốc hoặc trong Sổ khám bệnh hoặc Sổ Điều trị bệnh cần chữa trị dài ngày của người bệnh.
2. Ghi chính xác địa chỉ nơi người bệnh đang thường trú hoặc tạm trú: số nhà, đường phố, tổ dân phố hoặc thôn, ấp, bản, xã, phường, thị trấn.
3. Đối với trẻ dưới 72 tháng tuổi thì phải ghi số tháng tuổi và ghi tên bố hoặc mẹ của trẻ.
4. Viết tên thuốc theo tên chung quốc tế (INN, generic) trừ trường hợp thuốc có nhiều hoạt chất. Trường hợp ghi thêm tên thuốc theo tên thương mại phải ghi tên thương mại trong ngoặc đơn sau tên chung quốc tế.
>>> Luật sư tư vấn pháp luật trực tuyến qua tổng đài: 1900.6568
Ví dụ: đối với thuốc Paracetamol
– Viết tên thuốc theo tên chung quốc tế: Paracetamol 500mg.
– Trường hợp ghi tên thuốc theo tên thương mại: Paracetamol 500mg (Hapacol hoặc Biragan hoặc Efferalgan hoặc Panadol,…)
5. Ghi tên thuốc, nồng độ/hàm lượng, số lượng, liều dùng, đường dùng, thời Điểm dùng của mỗi loại thuốc.
6. Số lượng thuốc gây nghiện phải viết bằng chữ, chữ đầu viết hoa.
7. Số lượng thuốc: viết thêm số 0 phía trước nếu số lượng chỉ có một chữ số (nhỏ hơn 10).
8. Trường hợp sửa chữa đơn thì người kê đơn phải ký tên ngay bên cạnh nội dung sửa.
9. Gạch chéo phần giấy còn trống từ phía dưới nội dung kê đơn đến phía trên chữ ký của người kê đơn; ký, ghi (hoặc đóng dấu) họ tên người kê đơn."