Yêu cầu đối với phát triển nhà ở của hộ gia đình, cá nhân tại khu vực đô thị? Đất để phát triển nhà ở của hộ gia đình, cá nhân? Tiêu chuẩn và chất lượng nhà ở của hộ gia đình, cá nhân?
Có thể thấy song song với vấn đề phát triển dân số như hiện nay thì vấn đề nhà ở cũng rất được quan tâm, bởi nhu cầu của con người tăng lên thúc đẩy sự phát triển các dự án nhà ở để phục vụ nhu cầu này. Pháp luật đưa ra các quy định để có thể ổn định cuộc sống cho người dân về vấn đề nhà ở sao cho hợp lý và tiện lợi nhất, Theo đó việc phát triển nhà ở và nhất là phát triển nhà ở của hộ gia đình, cá nhân tại khu vực đô thị phải thực hiện chấp hành các quy định về điều kiện, tiêu chuẩn, chất lượng của nhà ở. Như vậy thông qua đó, chúng tôi xin giới thiệu tới bạn đọc về nội dung ” Yêu cầu đối với phát triển nhà ở của hộ gia đình, cá nhân tại khu vực đô thị” Hãy theo dõi bài viết dưới đây của chúng tôi để biết thêm thông tin.
Cơ sở pháp lý:
Luật sư
1. Yêu cầu đối với phát triển nhà ở của hộ gia đình, cá nhân tại khu vực đô thị
Phát triển được hiểu là một khái niệm mới nhằm chỉ đến một sự phát triển về mọi mặt trong hiện tại mà vẫncó thể phải bảo đảm sự tiếp tục phát triển trong tương lai xa. Đối với phát triển nhà ở cũng vậy, việc xây dựng nhà ở tại đô thị sẽ có nhiều điểm hạn chế và trong quá trình xây dựng sẽ có nhiều khó khăn hơn so với việc xây dựng nhà ở tại khu vực nông thôn. Chính vì vậy, Điều 43
Trong trường hợp xây dựng nhà ở tại đô thị thì người xây dựng nhà ở phải là người có quyền sử dụng đất hợp pháp phần diện tích đất để xây dựng nhà ở hoặc là người đã có nhà ở và muốn cải tạo, xây dựng lai nhà ở nhưng việc xây dựng này phải đảm bảo các điều kiện của pháp luật về xây dựng như phải được cấp phép xây dựng.
Việc xây dựng hoặc cải tạo nhà ở hiện có phải phù hợp với quy hoạch chi tiết xây dựng, thiết kế đô thị. Đối với nhà ở yêu cầu phải có Giấy phép xây dựng thì phải xây dựng theo Giấy phép xây dựng. Đối với những người muốn xây dựng nhà ở tại đô thị mà việc xây dựng đó yêu cầu phải có giấy xây dựng thì chủ sở hữu phải xin giấy phép xây dựng từ cơ quan xây dựng vì tùy từng vị trí tại đô thị mà có những yêu cầu và có những thiết kế cho phù hợp.
Xây dựng và phát triên nhà ở phải đảm bảo được các yếu tố kết nối với hệ thống hạ tầng kỹ thuật chung của khu vực, yêu cầu vệ sinh, môi trường, kiến trúc nhà ở và không làm ảnh hưởng đến công trình liền kề. Tại đô thị việc xây dựng nhà sát nhau đó là điều không thể tránh khỏi chính vì vậy bên cạnh việc xây dựng phải đáp ứng các yêu cầu về xây dựng, về thiết kế thì còn phải phù hợp với cơ sở hạ tầng nơi xây dựng nhà để đảm bảo môi trường và an toàn vệ sinh chung.
Qua đó chúng ta có thể đưa ra kết luận theo quy định của pháp luật hiện hành thì việc phát triển nhà ở phải phù hợp với nhu cầu về nhà ở của các đối tượng khác nhau và điều kiện kinh tế – xã hội của đất nước, của từng địa phương, từng vùng, miền trong từng thời kỳ. Theo đó còn tùy thuộc vào khả năng phát triển kinh tế của từng địa phương và tùy vào các đối tượng sở hữu nhà là khác nhau mà có những yêu cầu, những chính sách phát triển nhà ở khác nhau theo quy định của pháp luật.
Có thể nói, việc phát triển nhà ở của hộ gia đình và cá nhân khu vực đô thị nói riêng và cả nước nói chung thực hiện theo chính sách phát triển nhà ở phải phù hợp với chiến lược phát triển nhà ở quốc gia, quy hoạch xây dựng, chiến lược quy hoạch sử dụng đất và có trong chương trình, kế hoạch phát triển nhà ở của địa phương trong từng giai đoạn khác nhau. Như vậy thì với khu vực đô thị thì việc phát triển nhà ở phải phù hợp với quy hoạch chi tiết xây dựng và chủ yếu được thực hiện theo dự án. Các dự án đầu tư xây dựng nhà ở phải đáp ứng yêu cầu quy định tại các khoản 1, 2 và 3 Điều 14
2. Đất để phát triển nhà ở của hộ gia đình, cá nhân
Tại Điều 44. Đất để phát triển nhà ở của hộ gia đình, cá nhân
1. Đất ở hợp pháp của hộ gia đình, cá nhân hoặc do thuê, mượn của tổ chức, hộ gia đình, cá nhân khác để xây dựng nhà ở.
2. Đất ở được Nhà nước giao để xây dựng nhà ở theo quy định của pháp
3. Đất ở được Nhà nước bồi thường khi bị thu hồi đất theo quy định của pháp luật về đất đai.
Như vậy, căn cứ vào quy định trên do chúng tôi đưa ra theo quy định của pháp luật thì các hộ gia đình và cá nhân tại khu vực đô thị thực hiện xây dựng nhà ở theo các phương thức sau đây có thể là xây theo ự tổ chức xây dựng hoặc thuê tổ chức, cá nhân khác xây dựng hoặc được tổ chức, cá nhân khác hỗ trợ xây dựng nhà ở và thuê đơn vị, cá nhân có năng lực về hoạt động xây dựng để xây dựng nhà ở đối với trường hợp pháp luật về xây dựng yêu cầu phải có đơn vị, cá nhân theo quy định của pháp luật có năng lực thực hiện xây dựng và hợp tác cải tạo, chỉnh trang đô thị trong đó có nhà ở.
3. Tiêu chuẩn và chất lượng nhà ở của hộ gia đình, cá nhân:
– Pháp luật quy định nhà ở phải được xây dựng trên thửa đất ở có đủ điều kiện về diện tích để xây dựng nhà ở theo quy định của pháp luật về đất đai.
– Các hộ gia đình, cá nhân tại khu vực đô thị phải thực hiện xây dựng, cải tạo nhà ở theo quy định của pháp luật về xây dựng và tự chịu trách nhiệm về chất lượng nhà ở.
Trong trường hợp các chủ thể được phép xây dựng nhà ở có từ hai tầng trở lên mà tại mỗi tầng được thiết kế, xây dựng từ hai căn hộ trở lên theo kiểu khép kín, có đủ tiêu chuẩn diện tích sàn xây dựng tối thiểu mỗi căn hộ theo quy chuẩn, tiêu chuẩn xây dựng và có phần diện tích thuộc sở hữu riêng, phần diện tích thuộc sở chung của nhà chung cư thì sẽ được Nhà nước công nhận quyền sở hữu đối với từng căn hộ trong nhà ở đó.
– Đối với các nhà ở riêng lẻ có thời hạn sử dụng được xác định căn cứ vào cấp công trình xây dựng và hiện trạng thực tế của nhà ở đó.
Căn cứ dựa trên quy định của pháp luật nêu như trên về tiêu chuẩn chất lượng của hộ gia đình cá nhân đặc biệt là ở khu vực đô thị có thể thấy pháp luật nước ta đã đưa ra quy định cụ thể về tiêu chuẩn và chất lượng nhà ở của hộ gia đình, cá nhân. Việc đưa ra quy định này đã góp phần quan trọng đối với việc đảm bảo chất lượng nhà ở của hộ gia đình, cá nhân. Cũng từ đó góp phần bảo vệ cho sự an toàn trong quá trình sử dụng nhà ở của các cá nhân, tổ chức và đáp ứng các yêu cầu cụ thể về việc phát triển nhà ở của hộ gia đình, cá nhân.
Ví dụ như khi chúng ta đi mua nhà để ở chắc hẳn vấn đề chất lượng nhà là một trong những yếu tố quan trọng hằng đầu nên cần để ý chất lượng và loại đất nơi ngôi nhà được xây dựng. Chúng ta có thể hỏi chủ sở hữu hoặc người đại diện để hiểu chính xác hơn bản chất của đất để xem xét. Chất lượng đất có thể khác nhau tùy từng nơi và nó là yếu tố chính quyết định độ bền vững của nền móng. Một số loại đất như đất sét và đất đen nhiệt đới không phù hợp cho việc xây dựng các công trình cao tầng. Theo nhiều chuyên gia, những loại đất như vậy có xu hướng trương nở và co lại, tùy thuộc vào độ ẩm và nước, qua đó có thể thấy để xét chung trên tiêu chí yêu cầu đối với phát triển nhà ở của hộ gia đình, cá nhân do pháp luật quy định như trên và thực tế còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố tác động nên chất lượng của nhà ở.
Chất lượng của nhà ở có thể đánh giá thông qua kết cấu của nhà, ví dụ như một người bình thường có thể sẽ cảm thấy khó khăn trong việc đánh giá và hiểu biết về kết cấu của một ngôi nhà. Theo đó chúng ta có thể thuê một chuyên gia để xác định độ bền của tài sản. Một tài sản bền vững phải có khả năng chống động đất, cháy nổ và có sẵn các lối thoát hiểm…các yếu tố đó sẽ giúp bạn đánh giá chính xác nhất về yêu cầu chất lượng nhà ở cho hộ gia đình và cá nhân tốt hơn.
Trên đây là thông tin chúng tôi cung cấp về nội dung ” Yêu cầu đối với phát triển nhà ở của hộ gia đình, cá nhân tại khu vực đô thị” và các thông tin pháp lý khác dựa trên quy định của pháp luật hiện hành.