Yêu cầu đối với kiến trúc đô thị và kiến trúc nông thôn là gì? Yêu cầu đối với kiến trúc đô thị, kiến trúc nông thôn được quy định tại Điều 11 Luật Kiến trúc năm 2019.
Điều kiện sống hiện nay ở các khu vực đô thị được đánh giá dựa trên phương pháp được thể hiện trong Hồ sơ Đô thị, trong đó người dân khá hài lòng với điều kiện sống hiện nay, mặc dù tùy theo các khu vực khác nhau, mức độ hài lòng cũng khác nhau. Tuy nhiên, ở khu vực đô thị hay khu vực nông thôn thì đều cần phải được xây dựng với những yêu cầu về diện tích, về kiến trúc khác nhau. Vậy yêu cầu đối với kiến trúc đô thị và kiến trúc nông thôn là gì?
Luật sư
– Cơ sở pháp lý: Luật kiến trúc 2019.
Điều 11, Luật Kiến trúc năm 2019 quy định về yêu cầu đối với kiến trúc đô thị, kiến trúc nông thôn, theo đó:
1. Yêu cầu đối với kiến trúc đô thị:
+ Kiến trúc đô thị cần phải đáp ứng yêu cầu về sự hài hòa với không gian, kiến trúc, cảnh quan chung của khu vực xây dựng công trình kiến trúc; gắn kết kiến trúc khu hiện hữu, khu phát triển mới, khu bảo tồn, khu vực giáp ranh đô thị và nông thôn, phù hợp với cảnh quan thiên nhiên. Ngoài cung cấp nhà ở xây dựng mới ở các khu mới phát triển, xây dựng và cải tạo nhà ở trong các khu đô thị và làng xóm hiện tại cũng là một vấn đề cần được quan tâm giải quyết. Ở nhiều khu vực trong thành phố, đường còn hẹp, hệ thống cấp thoát nước chưa đáp ứng yêu cầu, thiếu không gian công cộng, kết cấu và tiện ích nhà ở không được bảo dưỡng đầy đủ. Tất cả các yếu tố đó làm điều kiện sống trở nên xuống cấp. Cải tạo nhà ở ở những khu vực này phải được quan tâm đúng mức như một nội dung quan trọng của chính sách phát triển và cải tạo nhà ở của thành phố.
+ Kiến trúc đô thị cần phải được sử dụng màu sắc, vật liệu, trang trí mặt ngoài của công trình kiến trúc phải bảo đảm mỹ quan, không tác động xấu tới thị giác, sức khỏe con người, môi trường và an toàn giao thông. Xây dựng lại hoặc cải tạo các khu vực đã xây dựng hiện có sẽ ngày càng quan trọng hơn trong tương lai nhằm cải thiện điều kiện sống và thúc đẩy sử dụng đất hiệu quả. Để thực hiện điều này, các phương pháp phát triển hiệu quả như điều chỉnh lại đất đai, đổi mới đô thị cần được xem xét theo cách phù hợp với điều kiện ở từng khu vực đô thị.
+ Kiến trúc nhà ở phải kết hợp hài hòa giữa cải tạo với xây dựng mới, phù hợp với điều kiện tự nhiên và khí hậu, gắn công trình nhà ở riêng lẻ với tổng thể kiến trúc của khu vực. Cải thiện điều kiện sống ở các khu vực có điều kiện sống xuống cấp cần có sự can thiệp ở cấp thành phố và khu vực. Ở đô thị, các dự án thuộc các lĩnh vực khác nhau như đường giao thông, thoát nước, các dự án phát triển đô thị dọc các tuyến đường, v.v. phải được thực hiện theo phương thức phối hợp. Sự phát triển các khu nhà ở/dân cư cũng sẽ mang lại hiệu quả tích cực cho quá trình cải tạo các khu vực lân cận. Các dự án phát triển đô thị không nên quá chú trọng đến xây dựng nhà ở và các công trình cơ sở hạ tầng mà cần quan tâm đến việc cung cấp dịch vụ và công tác quản lý để đảm bảo điều kiện sống tốt cho người dân. Quan trọng hơn hết là đẩy mạnh công tác quy hoạch và xây dựng khung thể chế. Ví dụ, cải tạo giao thông và hệ thống thoát nước cần được thực hiện ở các khu vực rộng lớn hơn trong khi công viên cấp cộng đồng và xây dựng lại nhà ở cũ có thể được xem xét ở các khu vực hẹp hơn.
+ Công trình công cộng, công trình phục vụ tiện ích đô thị trên tuyến phố phải bảo đảm yêu cầu thẩm mỹ, công năng sử dụng, bảo đảm an toàn cho người và phương tiện giao thông cũng như hệ thống biển báo, quảng cáo, chiếu sáng, trang trí đô thị phải tuân thủ quy chuẩn, quy hoạch quảng cáo ngoài trời, phù hợp với kiến trúc chung của khu đô thị. Khung thể chế hiện hành về phát triển đô thị còn thiếu cơ chế thỏa đáng nhằm tăng cường cải tạo điều kiện sống, thiếu các hướng dẫn kỹ thuật về kiểm soát phát triển, quy hoạch, phân vùng sử dụng đất hiệu quả; thiếu sự hỗ trợ cho các dự án đầu tư của khu vực tư nhân
+ Kiến trúc đô thị cần phải đáp ứng điều kiện về công trình tượng đài, điêu khắc, phù điêu, đài phun nước và các công trình trang trí khác phải được thiết kế phù hợp với cảnh quan, đáp ứng yêu cầu sử dụng và thẩm mỹ nơi công cộng. Cũng như công trình giao thông phải được thiết kế đồng bộ, bảo đảm yêu cầu sử dụng, thẩm mỹ và tính chất của đô thị.
– Yêu cầu đối với kiến trúc nông thôn:
Bên cạnh những điều kiện mà cần phải đáp ứng theo quy định của pháp luật thì kiến trúc nông thông phải bảo đảm kế thừa giá trị kiến trúc truyền thống, bản sắc văn hóa dân tộc; ưu tiên sử dụng vật liệu xây dựng địa phương và giải pháp kỹ thuật xây dựng tiên tiến để đảm bảo cũng như để phù hợp với tình hình khu vực ở nông thôn.
+ Bên cạnh đó, yêu cầu đối với kiến trúc ở nông thôn phải bảo đảm tiêu chuẩn về nhà ở, không gian sống, không gian văn hóa phù hợp với điều kiện tự nhiên, tập quán sinh hoạt, thuần phong mỹ tục của cộng đồng các dân tộc. Bởi lẽ, việc giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc là vô cùng quan trọng đối với mỗi quốc gia, chính vì thế mà việc xây dựng, kiến trúc phải được thiết kế một cách phù hợp, hài hoà nhất cả về mặt thẩm mỹ cũng như về mặt phong tục tập quán.
+ Tuy nhiên, đối với những khu vực nông thôn thường xảy ra thiên tai thì việc khuyến khích áp dụng mẫu thiết kế kiến trúc cho công trình công cộng và nhà ở nông thôn bảo đảm yêu cầu về thích ứng với biến đổi khí hậu và phòng, chống thiên tai.
– Nhà ở giá hợp lý là mối quan tâm và là khoản đầu tư chính của người dân. Nguồn cung nhà không tính toán đến khả năng chi trả của đối tượng khách hàng mục tiêu sẽ chỉ làm tăng sự chênh lệch xã hội và lãng phí đầu tư. Cung cấp nhà ở không chính tắc và bất hợp pháp với chất lượng thấp có thể đe dọa đến tính mạng của người dân và làm giảm điều kiện sống tại các khu nhà ở. Vì vậy, cung cấp nhà ở phải được quan tâm đúng mức xét trên những quan điểm sau:
(i) Đảm bảo an toàn, thuận tiện và tiện nghi cho người dân;
(ii) Đảm bảo công tác cấp nhà ở cho các cá nhân là một phần không thể tách rời trong phát triển các khu đô thị như mong muốn;
(iii) Hình thành cơ chế chia sẻ vai trò hiệu quả giữa nhà nước và tư nhân.
– Vấn đề quan trọng và bức thiết nhất hiện nay là phát triển quỹ nhà, có sự tham gia của cả nhà nước và tư nhân để đáp ứng nhu cầu nhà ở ngày càng tăng. Quỹ nhà ở cần có để đáp ứng nhu cầu tương lai vượt xa quỹ nhà đã được xây dựng trong những năm qua. Vì vậy, cần có cơ chế phát triển trong đó kết hợp nhiều yếu tố khác như cấp đất, tiêu chuẩn thiết kế, tiếp cận các khoản vay phát triển nhà ở, các điều kiện ưu đãi cho nhà đầu tư, trợ cấp của Chính phủ, v.v.
– Chính phủ cần đặt trọng tâm vào công tác phát triển nhà ở giá hợp lý cho người có thu nhập thấp và những người tàn tật. Hiện nay, chưa có cơ chế thỏa đáng cung cấp nhà ở giá hợp lý, đặc biệt là nhà ở cho thuê. Cơ chế trợ cấp trực tiếp về nhà ở vừa không bền vững về lâu dài vừa không đảm bảo tính công bằng. Cần có cơ chế toàn diện cho phát triển nhà ở xã hội, bao gồm khung quản lý hành chính không có sự chồng chéo giữa các cơ quan, hình thành thị trường bất động sản, đặc biệt đối với nhà cho thuê và hỗ trợ tài chính cho bên cung cấp và bên mua nhà.
– Hiện nay, nhu cầu nhà ở trong tương lai của thành phố rất lớn. Cần có khoảng 500.000 căn hộ với tổng diện tích 46 đến 54 triệu m2 sàn đến năm 2020. Trung bình hàng năm cần cung cấp 33.000 căn hộ với tổng diện tích từ 3,1 đến 3,6 triệu m2 sàn. Nhu cầu bao gồm nhà ở xây mới và xây dựng lại nhà ở cũ và nhỏ hẹp. Nhu cầu nhà ở tái định cư cũng nhu như cầu nhà ở cho người nhập cư là sinh viên và công nhân cũng ngày càng tăng.
– Mặc dù có thể thấy nhu cầu về số đơn vị nhà ở trong tương lai là lớn nhưng còn chưa có thông tin đầy đủ về loại nhà ở nào là phù hợp và chất lượng và giá cả như thế nào là hợp lý đối với người dân có điều kiện kinh tế, xã hội khác nhau và với quy mô và mức thu nhập của các hộ gia đình khác nhau, v.v.
– Do đó, cần quan tâm đến việc cải thiện điều kiện sống một cách toàn diện bởi vì chất lượng điều kiện sống chỉ được đảm bảo khi cải thiện và cân bằng các yếu tố chính như an toàn, tính tiện lợi, sức khỏe cộng đồng và tiện ích công cộng. Cần lưu ý rằng các biện pháp cần thiết để cải thiện điều kiện sống thay đổi tùy theo mỗi khu vực.
– Có nhiều cách cải thiện điều kiện sống có thể thực hiện ở cấp cộng đồng với các hoạt động đã được triển khai ở nhiều nơi các năm qua như vệ sinh đường phố, vệ sinh cống rãnh, thu rom rác thải, v.v. Tùy thuộc vào tình hình của mỗi địa phương, người dân có thể chủ động xác định các vấn đề và tồn tại để tự giải quyết hoặc có sự hỗ trợ của các cơ quan, tổ chức.