“Tuyên ngôn Độc lập” là văn kiện có giá trị lịch sử to lớn, là lời tuyên bố xóa bỏ chế độ thực dân, phong kiến, là một sự khẳng định quyền tự chủ và bình đẳng của dân tộc ta trên toàn thế giới. Vậy ý nghĩa trích dẫn bản tuyên ngôn độc lập của Mỹ và Pháp như thế nào?
Mục lục bài viết
1. Ý nghĩa trích dẫn bản tuyên ngôn độc lập của Mỹ và Pháp:
“Tuyên ngôn Độc lập” là văn kiện có giá trị lịch sử to lớn, là lời tuyên bố xóa bỏ chế độ thực dân, phong kiến, là một sự khẳng định quyền tự chủ và bình đẳng của dân tộc ta trên toàn thế giới, là mốc son chói lọi đánh dấu về sự kiện nước ta bước vào một kỉ nguyên mới, kỷ nguyên của độc lập, tự do. Đoạn mở đầu của tác phẩm đã thể hiện rõ giá trị nội dung tư tưởng và nghệ thuật lập luận của Hồ Chí Minh.
“Hỡi đồng bào cả nước” là câu nói mở đầu bản tuyên ngôn. Nó có sức mạnh hiệu triệu, lay động đến hàng triệu trái tim đồng bào, là đối tượng hướng đến của chủ tịch Hồ Chí Minh. Đối tượng tiếp nhận của bản tuyên ngôn này đó chính là bao gồm đồng bào cả nước, nhân loại tiến bộ trên thế giới, thực dân Pháp và đế quốc Mỹ đang lăm le quay lại xâm lược nước ta.
Vì vậy, Người đã trích dẫn hai bản “Tuyên ngôn Độc lập của Mỹ” vào năm 1776: “Tất cả mọi người sinh ra đều có quyền bình đẳng. Tạo hóa cho họ những quyền không ai có thể xâm phạm được, trong các quyền ấy, có quyền được sống, quyền được tự do và quyền mưu cầu hạnh phúc” và bản “Tuyên ngôn Nhân quyền và Dân quyền” của Pháp (năm 1791): “Người ta sinh ra tự do và bình đẳng về quyền lợi; và phải luôn luôn được tự do và được bình đẳng về quyền lợi” làm dẫn chứng xác thực.
Việc làm đó đã tạo nên tiền đề, cơ sở pháp lý cho bản tuyên ngôn. Người đã thể hiện niềm tự hào, tự tôn dân tộc. Người đã đặt cho cuộc cách mạng Việt Nam ngang hàng với cuộc cách mạng của Pháp và Mỹ. Chủ tịch Hồ Chí Minh đã sử dụng thủ pháp “gậy ông đập lưng ông”, lấy hành động của con cháu Pháp, Mĩ chà đạp lên trên lá cờ tự do, bình đẳng, bác ái đi xâm lược Việt Nam.
Nghệ thuật lập luận trong đoạn mở đầu cũng rất đặc sắc. Chủ tịch Hồ Chí Minh đã dùng những lí lẽ sắc sảo, đanh thép, hùng hồn. Văn phong của Người thể hiện được trí tuệ uyên bác, hiện đại. Bản tuyên ngôn của Hồ Chí Minh đi trước thời đại về vấn đề nhân quyền và dân quyền. Từ các lí lẽ đầy đủ, cụ thể, Người đã đưa ra một lý lẽ đanh thép: “Đó là những lẽ phải không thể chối cãi được”.
Qua phần mở đầu “Tuyên ngôn Độc lập”, ta còn thấy văn phong của Chủ tịch Hồ Chí Minh rất đặc sắc, ngắn gọn và súc tích. Đoạn mở đầu ấy đã làm nổi bật về giá trị nội dung tư tưởng và nghệ thuật lập luận của Hồ Chí Minh
2. Ý nghĩa trích dẫn bản tuyên ngôn độc lập của Mỹ và Pháp đặc sắc:
Tuyên ngôn Độc lập là một tác phẩm chính luận. Mục đích của văn bản chính luận đó là thuyết phục người khác bằng hệ thống lập luận, với những lí lẽ chắc chắn, bằng những bằng chứng sống động. Trong tranh luận, để bác bỏ một luận điệu của kẻ khác, cách hay nhất là dùng chính lí lẽ của họ.
Đối với dân tộc ta, bản Tuyên ngôn Độc lập mở đầu cho một thời đại mới. Chính vì thế, nó phải xuất phát từ những nguyên tắc của thời đại. Nguyên tắc ấy, Hồ Chí Minh tìm thấy ở các bản Tuyên ngôn Độc lập của nước Pháp và Mĩ, tức là những nước tư bản, đế quốc, họ còn là những nước đồng minh. Những nguyên tắc ấy là gì? Tất cả mọi người đều sinh ra có quyền bình đẳng. Tạo hóa cho họ các quyền không ai có thể xâm phạm được; trong những quyền ấy, có quyền được sống, có quyền tự do và quyền mưu cầu hạnh phúc (Tuyên ngôn Độc lập của nước Mĩ) và Người ta sinh ra tự do và bình đẳng về các quyền lợi và phải luôn luôn được tự do và bình đẳng về quyền lợi (Tuyên ngôn Nhân quyền và Dân quyền cùa nước Pháp). Từ những nguyên tắc ấy, Hồ Chí Minh suy rộng ra rằng tất cả các dân tộc ở trên thế giới đều sinh ra bình đẳng, dân tộc nào cũng có quyền sống, quyền sung sướng và quyền tự do và khẳng định đó chính là những lẽ phải không ai chối cãi được. Như vậy, trích dẫn tuyên ngôn của các nước, Chủ tịch Hồ Chí Minh nêu lên quyền độc lập tự do của các dân tộc, trong đó có dân tộc Việt Nam, là lẽ phải ở trong quan hệ quốc tế. Lẽ phải ấy không phải do người Việt Nam nghĩ ra, mà chính là do các nước lớn đó xác lập.
Việc trích dẫn các bản Tuyên ngôn Độc lập của nước Mĩ và Pháp thế hiện Chủ tịch Hồ Chí Minh là người hiểu biết sâu sắc và rất trân trọng những giá trị tư tưởng, văn hóa lớn của nhân loại. Đồng thời, đây cũng là một cách nhắc khéo thực dân Pháp và đế quốc Mĩ đừng phản bội lại tổ tiên, đừng đi ngược lại lá cờ nhân đạo mà cha ông của họ đã giương lên.
Cách trích dẫn Tuyên ngôn Độc lập của nước Mĩ và bản Tuyên ngôn Nhân quyền và Dân quyền cùa nước Pháp ở trong bản Tuyên ngôn Độc lập của nước Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa “cũng có nghĩa đặt ba cuộc cách mạng ngang hàng với nhau, ba nền độc lập ngang bằng nhau. Một cách kín đáo hơn, bản Tuyên ngôn của Chủ tịch Hồ Chí Minh dường như muôn gợi lại niềm tự hào của tác giả bài Bình Ngô đại cáo ngày xưa khi mà mở đầu tác phẩm bằng hai vế cân xứng như là để đặt ngang hàng Triệu, Đinh, Lí, Trần của Nam quốc với Hán, Đường, Tống, Nguyên của “Bắc Quốc”.
3. Ý nghĩa trích dẫn bản tuyên ngôn độc lập của Mỹ và Pháp được xem nhiều:
Xuyên suốt nền văn học Việt Nam, có những văn kiện ra đời nhằm phục vụ cho mục đích chính trị, quân sự, nhưng đồng thời cũng trở thành các tác phẩm văn học mẫu mực xứng tầm kiệt tác. “Tuyên ngôn độc lập” ra đời vào năm 1945 là một trong các tác phẩm thể hiện rõ điều này. Bằng ngòi bút sắc bén, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã kiến tạo nên một áng văn chính luận mẫu mực. Và điều này đã được thể hiện rõ ngay từ phần mở đầu của tác phẩm.
Trong phần đầu tiên của tác phẩm, tác giả đã nêu lên nguyên lí chung của bản tuyên ngôn thông qua việc trích dẫn về hai bản Tuyên ngôn: Tuyên ngôn Độc lập của Mĩ năm 1776 và Tuyên ngôn Nhân quyền và Dân quyền của Pháp vào năm 1791 với nội dung chính là khẳng định các quyền lợi cơ bản của con người. Đó là quyền sống, quyền bình đẳng và cả quyền mưu cầu hạnh phúc: “Tất cả mọi người đều sinh ra có quyền bình đẳng. Tạo hóa cho họ những quyền không ai được có thể xâm phạm được; trong những quyền ấy, có quyền được sống, có quyền tự do và quyền mưu cầu hạnh phúc”, “Người ta sinh ra tự do và bình đẳng về quyền lợi; và sẽ phải luôn luôn được tự do và bình đẳng về quyền lợi”. Hai bản tuyên ngôn mà Người trích dẫn đã không chỉ đóng vai trò là dẫn chứng của áng văn chính luận mà còn thể hiện được rõ dụng ý nghệ thuật đầy sâu sắc. Đặt vào hoàn cảnh lịch sử cấp bách của nước ta vào thời bấy giờ, khi mà nền độc lập vừa giành được sau cuộc Tổng khởi nghĩa tháng Tám năm 1945 đang bị đe dọa bởi những thế lực đế quốc thực dân: quân đội Quốc dân đảng Trung Quốc, đằng sau là đế quốc Mĩ đang tiến vào từ phía Bắc và quân đội Anh, sau lưng là quân viễn chinh của Pháp tiến vào từ miền Nam với âm mưu là xâm chiếm lại nước ta một lần nữa. Như vậy, trước hành động của đối phương, tác giả đã khéo léo trích dẫn lại hai bản tuyên ngôn để tạo nên chiến thuật “Gậy ông đập lưng ông” ngay trên trang giấy nhằm mục đích nhắc nhở những hành động của bọn đế quốc, thực dân đang đi ngược lại và làm trái với các điều mà đất nước họ từng dõng dạc tuyên bố. Đồng thời, điều này còn thể hiện rõ tác giả đang ngầm đặt cuộc cách mạng của đất nước ta ngang hàng với hai cuộc cách mạng của Pháp và Mĩ.
Điều đặc biệt của bản tuyên ngôn là từ việc trích dẫn về quyền con người để làm dẫn chứng, tác giả cũng đã nâng tầm và mở rộng thành quyền dân tộc, tạo nên một lí lẽ hết sức thuyết phục và sắc bén. Suy luận này có một ý nghĩa đặc biệt quan trọng đối với các nước thuộc địa và thường xuyên phải có đấu tranh chống lại gót giày xâm lược như nước ta, bởi con người chỉ được hưởng tự do, bình đẳng khi mà dân tộc giành được độc lập. Mối quan hệ giữa quốc gia dân tộc và con người đã được tác giả khẳng định thông qua một tư tưởng khá độc đáo và mang tính nhân văn vô cùng sâu sắc.
Với nội dung là nêu nguyên lí chung, phần mở đầu của tác phẩm đã thể hiện rõ về tài năng của tác giả trên địa hạt văn chương. Việc trích dẫn hai bản tuyên ngôn đã tạo nên một dẫn chứng xác thực góp cho phần củng cố lí lẽ, luận điểm đanh thép của tác phẩm. Tất cả đã tạo nên một lập luận rất chặt chẽ và giàu sức thuyết phục, vừa khôn khéo vừa kiên quyết để tạo nên nền tảng pháp lí vững vàng để cho tác giả tố cáo tội ác của bọn thực dân.
Như vậy, thông qua nguyên lí chung được thể hiện ở phần mở đầu, chúng ta có thể thấy được tài năng của tác giả Hồ Chí Minh khi mà tạo lập một văn kiện chính trị – lịch sử, một áng văn chính luận mẫu mực. Thông qua việc trích dẫn lại hai bản tuyên ngôn của Pháp và Mỹ, phần mở đầu đã trở thành một nền tảng vững chắc cho các luận điểm mà tác giả triển khai ở những phần còn lại, đồng thời khẳng định về giá trị tư tưởng và giá trị nghệ thuật của bản “Tuyên ngôn độc lập” bất hủ.
THAM KHẢO THÊM: