Đăng ký bảo hộ nhãn hiệu là một trong những thủ tục được cá nhân và doanh nghiệp ngày càng được trú trọng và thực hiện. Vậy việc đăng ký bảo hộ nhãn hiệu có ý nghĩa quan trọng như thế nào?
Mục lục bài viết
1. Những nội dung cơ bản về bảo hộ nhãn hiệu:
Ngày nay, bảo hộ nhãn hiệu trở thành một trong các lĩnh vực được pháp luật đứng ra bảo hộ, việc xây dựng pháp luật bảo hộ nhãn hiệu tạo môi trường pháp lý thuận lợi để cá nhân, tổ chức tham gia vào thị trường sản xuất, kinh doanh. Theo Điều 4 Văn bản hợp nhất 11/VBHN-VPQH năm 2022 hợp nhất Luật Sở hữu trí tuệ , nhãn hiệu được giải thích là dấu hiệu quan trọng khi muốn phân biệt hàng hoá, dịch vụ của các tổ chức, cá nhân khác nhau một các chính xác.
Theo khoản 3 Điều 6 Luật Sở hữu trí tuệ, quyền sở hữu công nghiệp đối với nhãn hiệu được xác lập trên cơ sở quyết định cấp văn bằng bảo hộ của cơ quan nhà nước có thẩm quyền theo thủ tục đăng ký quy định tại Luật Sở hữu trí tuệ hoặc được công nhận đăng ký quốc tế theo điều ước quốc tế mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên.
Có thể thấy, để được bảo hộ nhãn hiệu thì tổ chức, cá nhân đang sở hữu nhãn hiệu này phải tiến hành các hoạt động để đăng ký bảo hộ nhãn hiệu. Theo Điều 72 Luật Sở hữu trí tuệ, nhãn hiệu được bảo hộ nếu đáp ứng các điều kiện sau đây:
– Cần đảm bảo rằng, nhãn hiệu phải thể hiện rõ đươc các dấu hiệu nhìn thấy được như chữ cái, từ ngữ, hình vẽ, hình ảnh, kể cả hình ba chiều hoặc sự kết hợp các yếu tố đó, được thể hiện bằng một hoặc nhiều màu sắc.
– Đồng thời khi sử dụng những yếu tố này phải đạt được hiệu quả trong việc phân biệt hàng hóa, dịch vụ của chủ sở hữu nhãn hiệu với hàng hóa, dịch vụ của chủ thể khác.
2. Ý nghĩa quan trọng của việc đăng ký bảo hộ nhãn hiệu:
Như đã trình bày thì mỗi nhãn hiệu hàng hóa được sử dụng trên hàng hóa hoặc đại diện cho một dịch vụ thì có chức năng chính để phân biệt hàng hóa, dịch vụ của các cơ sở sản xuất, kinh doanh. Bên cạnh đó cũng tồn tại những chức năng khác hỗ trợ cho quá trình quản lý, kinh doanh sản phẩm, dịch vụ cung cấp đã đăng ký bảo hộ nhãn hiệu, cụ thể:
– Bảo hộ nhãn hiệu là cơ sở chứng minh quyền lợi hợp pháp, chính đáng cho chủ sở hữu:
Bảo hộ nhãn hiệu hàng hóa khi chủ sở hữu đăng ký tại cơ quan có thẩm quyền và đã được chấp thuận thì tính từ thời gian có giấy chứng nhận bảo hộ thì đối tượng này sẽ được luật pháp công nhận và được bảo vệ về mặt pháp lý. Nếu đã là chủ sở hữu hợp pháp thì có thể tự định đoạt, toàn quyền thực hiện các hoạt động bảo vệ và phát triển thương hiệu của mình trên thị trường kinh doanh;
– Bảo vệ quyền lợi chính đáng cho người tiêu dùng:
Người tiêu dùng là một chủ thể quan trọng không thể thiếu để tạo nên thị trường đa dạng và sôi động như hiện nay. Việc lựa chọn hàng hóa dịch vụ luôn được đề cao chất lượng, uy tín nhưng không thể khẳng định rằng tiêu chí chất lượng hàng hóa ngày nay được bảo đảm vì tình trạng hàng giả, hàng nhái tràn lan gây ảnh hưởng xấu đến sự tin tưởng của người dân với một thương hiệu nhất định và thậm chí ảnh hưởng đến tính mạng sức khỏe nếu sản phẩm đó được sử dụng trong đời sống thường nhật;
Để phần nào khắc phục tình trạng này thì người tiêu dùng căn cứ vào nhãn hiệu đã được đăng ký, cùng với đó là quyết định dựa trên kinh nghiệm tiêu dùng, sự hiểu biết và tin tưởng của họ về các nhãn hiệu hàng hóa khác nhau của cùng một loại hàng hóa, dịch vụ để sử dụng sản phẩm, dịch vụ chất lượng.
– Bảo hộ nhãn hiệu còn có ý nghĩa trong việc tạo ra môi trường cạnh tranh lành mạnh:
Thị trường cung cầu sản phẩm hàng hóa, dịch vụ ngày càn đa dạng và phát triển do nhiều nguyên nhân khách quan chủ quan dẫn đến nên không tránh khỏi việc cạnh tranh hàng hóa dịch vụ. Hơn nữa, thực tế do ham lợi, muốn đạt lợi nhuận nhanh chóng và bằng mọi cách rẻ nhất, người ta đã làm hàng giả, hàng nhái theo các thương hiệu nổi tiếng để sản xuất các hàng hóa kém chất lượng và bán với giá rẻ hơn cũng ảnh hưởng lớn thương hiệu chính thống. Chỉ khi nhãn hiệu của doanh nghiệp được bảo hộ thì hành động này ít nhất cũng bị giảm bớt hoặc vi phạm quá lộ liễu;
Dễ dàng nhìn thấy hậu quả sẽ ảnh hưởng đầu tiên là người tiêu dùng, nhà sản xuất, lẫn toàn bộ nền kinh tế. Người tiêu dùng thiếu lòng tin vào chất lượng và uy tín sản phẩm, nhu cầu sủ dụng hàng hóa dịch vụ giảm sút thì nhà sản xuất không muốn đầu tư sản xuất hàng hóa mang nhãn hiệu của mình, và nền kinh tế cũng không thể phát triển tích cực được.
– Bảo hộ nhãn hiệu không chỉ trong phạm vi các doanh nghiệp với nhau mà trong một số trường hợp còn bảo hộ sản xuất trong nước
Việc không bảo đảm hoạt động bảo hộ nhãn hiệu thì sẽ tồn tại tình trạng cạnh tranh thiếu lành mạnh và trở thành rào cản đối với việc mở cửa thị trường. Một quốc gia đẩy mạnh việc bảo hộ nhãn hiệu hàng hóa, cũng như có những chính sách thúc đẩy vấn đề này thì thực chất là việc bảo hộ sản xuất trong nước, chống lại sự xâm nhập của các sản phẩm quốc tế vào thị trường trong nước.
Có thể nhắc đến ví dụ: Vụ kiện cá tra, cá basa và nhãn hiệu CATFISH là minh chứng tiêu biểu cho bảo hộ nhãn hiệu hàng hóa đối với các doanh nghiệp Việt Nam khi xuất khẩu hàng hóa sang thị trường Mỹ nói riêng và thị trường nước ngoài nói chung;
– Đẩy mạnh các hoạt động sáng tạo và góp phần đổi mới kỹ thuật sản xuất, khuyến khích cạnh tranh lành mạnh giữa các chủ thể trong nền kinh tế
Có thể nói việc sử dụng nhãn hiệu trong kinh doanh giúp tiếp cận nguồn khách hàng dễ dàng, nhà sản xuất có thể đánh dấu hàng hóa của mình sản xuất khi đưa ra thị trường, thực hiện các chính sách phổ biến, quảng bá sản phẩm đến người tiêu dùng. Một khi sử dụng nhãn hiệu đồng thời tận dụng sự phát triển bùng nổ của thời đại công nghệ thì sản phẩm, dịch vụ doanh nghiệp được xuất hiện nhiều trên các phương tiện thông tin đại chúng sẽ đẩy mạnh lưu thông, tăng doanh số hàng hóa.
Điều này cũng tạo thêm sự thuận lợi cho người tiêu dùng để những cá nhân này có thể dễ dàng lựa chọn hàng hóa theo nhu cầu, sở thích, yêu cầu chất lượng và khả năng tài chính của mình. Mục đích của doanh nghiệp là kinh doanh bền vững, ổn định nên xu hướng đầu tư tiền của và công sức nhằm xây dựng các nhãn hiệu hàng hóa uy tín trở nên ngày càng được trú trọng vì những lợi ích nó đem đến.
3. Hồ sơ đăng ký nhãn hiệu cần những giấy tờ gì?
Cá nhân, tổ chức khi thực hiện đăng ký nhãn hiệu thì cần chuẩn bị những giấy tờ tài liệu sau đây:
– Cần chuẩn bị tờ khai đăng ký nhãn hiệu, mẫu tờ khai được thực hiện theo Mẫu số 04-NH Phụ lục A Thông tư 16/2016/TT-BKHCN. Lưu ý:
– Phần mô tả nhãn hiệu trong Tờ khai phải chỉ rõ loại nhãn hiệu đăng ký. Đối với nhãn hiệu được đăng ký là nhãn hiệu liên kết, phải chỉ rõ các yếu tố liên kết về nhãn hiệu hoặc về hàng hoá;
– Trong Tờ khai phải có mẫu nhãn hiệu và mô tả bằng chữ về nhãn hiệu đó theo các quy định sau đây:
+ Nếu nhãn hiệu được cấu thành từ nhiều yếu tố: Chỉ rõ các yếu tố cấu thành và sự kết hợp giữa các yếu tố đó; nếu nhãn hiệu chứa yếu tố hình thì phải nêu rõ nội dung và ý nghĩa của yếu tố hình;
+ Trong trường hợp yêu cầu bảo hộ nhãn hiệu màu: thì cần chỉ rõ yêu cầu đó và nêu tên màu sắc thể hiện trên nhãn hiệu;
+ Nếu nhãn hiệu có chứa các chữ, từ ngữ không phải là tiếng Việt: Ghi rõ cách phát âm (phiên âm ra tiếng Việt) và nếu các chữ, từ ngữ đó có nghĩa thì phải dịch ra tiếng Việt;
+ Nếu nhãn hiệu có chứa chữ số không phải là chữ số Ả-rập hoặc chữ số La-mã thì phải dịch ra chữ số Ả-rập.
– Mẫu nhãn hiệu giống nhau (trừ mẫu nhán hiệu dán trên tờ khai). Trong đó, các mẫu nhãn hiệu phải đáp ứng các yêu cầu sau đây:
+ Phải được trình bày rõ ràng với kích thước của mỗi thành phần trong nhãn hiệu không lớn hơn 80mm và không nhỏ hơn 8mm, tổng thể nhãn hiệu phải được trình bày trong khuôn mẫu nhãn hiệu có kích thước 80mm x 80mm in trên tờ khai;
+ Đối với nhãn hiệu là hình ba chiều: Mẫu nhãn hiệu phải kèm theo ảnh chụp hoặc hình vẽ thể hiện hình phối cảnh và có thể kèm theo mẫu mô tả ở dạng hình chiếu;
+ Đối với nhãn hiệu có yêu cầu bảo hộ màu sắc thì mẫu nhãn hiệu phải được trình bày đúng màu sắc yêu cầu bảo hộ;
+ Nếu không yêu cầu bảo hộ màu sắc thì mẫu nhãn hiệu phải được trình bày dưới dạng đen trắng.
– Đồng thời cũng phải chuẩn bị thêm tài liệu chứng minh quyền đăng ký, quyền ưu tiên (nếu có yêu cầu đăng ký);
– Bản sao chứng từ nộp phí, lệ phí trong trường hợp nộp phí, lệ phi qua dịch vụ bưu chính hoặc nộp trực tiếp vào tài khoản của Cục Sở hữu trí tuệ;
– Phải có thêm
Văn bản pháp luật được sử dụng:
Văn bản hợp nhất 11/VBHN-VPQH năm 2022 hợp nhất Luật Sở hữu trí tuệ.