Ý nghĩa nhan đề Vợ nhặt của nhà văn Kim Lân hay và ngắn gọn

Trong chương trình ngữ văn lớp 12, văn bản " Vợ nhặt" của Kim Lân là một trong những tác phẩm tiêu biểu phản ánh một xã hội đói khổ - nơi cái đói năm 1945 đã cướp đi hàng nghìn mạng sống của nhân dân ta. Với nhan đề " vợ nhặt" , đơn thuần độc giả sẽ hiểu là một anh chàng nào đó nhặt được vợ. Nhưng ý nghĩa đằng sau nhan đề ấy là đem đến nhiều giá trị hiện thực và nhân đạo khác.

1. Vài nét về tác giả Kim Lân:

Nhà văn Kim Lân có tên thật là Nguyễn Văn Tài, sinh ngày 1/8/1920, tại thôn Phù Lưu, xã Tân Hồng, huyện Từ Sơn, tỉnh Bắc Ninh (nay thuộc làng Phù Lưu, phường Đông Ngàn, thị xã Từ Sơn, tỉnh Bắc Ninh). Quê hương ông vốn là một làng quê nổi tiếng bởi truyền thống văn hóa, yêu nước, cách mạng và có nhiều người thành danh.

Ông sinh ra và lớn lên trong một gia đình có hoàn cảnh khó khăn nên ông chỉ học được hết tiểu học đã phải tự đi làm để phụ giúp gia đình. Nhờ chịu khó quan sát và suy ngẫm, lại có dịp đi đến nhiều làng xã nên từ hồi còn ít tuổi, ông đã có vốn hiểu biết khá dày dặn trong cuộc sống ở vùng Kinh Bắc. Do hoàn cảnh gia đình khó khăn, ông chỉ học hết tiểu học, rồi vừa làm thợ sơn guốc, khắc tranh bình phong, vừa viết văn. Năm 1944, Kim Lân tham gia Hội văn hóa cứu quốc. Sau đó liên tục hoạt động văn nghệ phục vụ kháng chiến và cách mạng (viết văn, làm báo, diễn kịch, đóng phim).

Sự nghiệp sáng tác

– Tác phẩm chính: Nên vợ nên chồng (tập truyện ngắn, 1955); Con chó xấu xí (tập truyện ngắn, 1962),..

– Phong cách sáng tác

+ Là cây bút chuyên viết truyện ngắn có sở trường viết về nông thôn và người nông dân.

+ Có biệt tài miêu tả tâm lý nhân vật; văn phong giản dị nhưng gợi cảm, hấp dẫn; ngôn ngữ sống động, gần gũi với lời ăn tiếng nói hàng ngày và mang đậm màu sắc nông thôn; am hiểu và gắn bó sâu sắc về phong tục và đời sống làng quê Bắc Bộ.

2. Tóm tắt tác phẩm Vợ nhặt của nhà văn Kim Lân: 

“Vợ nhặt” là tác phẩm xuất sắc của Kim Lân, được in vào năm 1962. Tác phẩm có tiền thân là “xóm ngụ cư” nhưng ngay sau khi cách mạng tháng Tám thành công, tác phẩm bị mất bản thảo, đến khi hòa bình lập lại năm 1954, Kim Lân dựa trên cốt truyện cũ để viết truyện ngắn này.

Nạn đói dường như đã bao trùm khắp xã hội và lan tới xóm ngụ cư, lũ trẻ ai cũng ủ rũ, con người đang đấu tranh để giành lấy sự sống cuối cùng cho mình. Giữa lúc ấy, Tràng dắt người đàn bà xa lạ về nhà. Trẻ con trong xóm gào lên “chồng vợ hài”. Người lớn ngạc nhiên bàn tán, những khuôn mặt u tối của họ bỗng rạng rỡ lên. Tràng với tâm trạng bối rối dẫn vợ nhặt đi về gian nhà vắng teo, lụp sụp, bên trong chẳng có gì. Hai người ngại ngùng ngồi đo chờ bà cụ Tứ về trong tâm trạng lo lắng, hồi hộp. Bà cụ Tứ về thì nghe thấy có người phụ nữ lạ gọi mình bằng mẹ bà hạnh phúc lắm nhưng đan xen là căm phẫn, tủi hờn, lo lắng mình còn nuôi chưa xong giờ lại có thêm miệng ăn nữa thì cuộc sống sẽ như thế nào. Đêm hạnh phúc của vợ chồng Tràng diễn ra trong cảnh chết chóc, tan tác và thê lương. Buổi sáng đầu tiên khi ra mắt nhà chồng, chị vợ nhặt dậy sớm cùng bà cụ Tứ dọn dẹp căn nhà sáng sủa hơn như thắp thêm khát khao, niềm tin tiếp tục vào sự sống trong họ. Bữa cơm đầu tiên rất thảm hại, thiếu thốn, đặc biệt nhất là cháo cám. Cháo cám có lẽ đã là món thức ăn xa xỉ nhất đối với người dân nơi đây những ngày đói kém.

3. Ý nghĩa nhan đề Vợ nhặt: 

Nhan đề truyện Vợ Nhặt là một nhan đề đặc sắc và hấp dẫn, có sự lôi cuốn và đồng thời kích thích sự chú ý và tò mò của người đọc. Việc lấy vợ là một việc trọng đại của người đàn ông, được thực hiện theo các nghi lễ và phong tục truyền thống như thưa chuyện, dạm hỏi, cưới xin…đánh dấu mốc quan trọng của cuộc đời người đàn ông. Nhưng nhà văn Kim Lân lại sử dụng từ “nhặt” để tạo nên nhan đề của tác phẩm. “Nhặt” đi với những thứ không ra gì, bèo bọt như cho không. Quả đúng với thân phận con người lúc bấy giờ bị rẻ rúng như cái rơm, cái rác, có thể “nhặt” ở bất kì đâu, bất kì lúc nào. Tuy nhiên,  “vợ” lại là sự trân trọng. Người vợ là người giữ lửa cho gia đình, gia đình có êm ấm hay không đều nhờ vào người vợ. Người ta hỏi vợ, cưới vợ, còn ở đây Tràng “nhặt” vợ. Đó thực chất là sự khốn cùng của hoàn cảnh mà chính nạn đói năm 1945 đã đem đến.

=> Như vậy, nhan đề Vợ nhặt vừa khắc họa toàn cảnh nạn đói năm 1945 vừa bộc lộ sự cưu mang, đùm bọc và khát vọng, sức mạnh hướng tới cuộc sống, tổ ấm, niềm tin của con người trong cảnh khốn cùng. Đó cũng chính là nét độc đáo trong bài văn thể hiện giá trị nhân đạo và giá trị hiện thực sâu sắc của tác phẩm.

4. Dàn bài phân tích nhân vật Tràng trong tác phẩm Vợ nhặt:

Mở bài: Giới thiệu tác giả, tác phẩm và nhân vật phân tích

Thân bài:

– Giới thiệu qua vài nét về tác giả, tác phẩm

– Phân tích diễn biến tâm trạng của nhân vật Tràng trong tác phẩm:

Hoàn cảnh gia đình: dân ngụ cư bị khinh bỉ, cha mất sớm, mẹ già, nhà ở tồi tàn, cuộc sống bấp bênh, …, bản thân: xấu xí, thô kệch, “hai con mắt nhỏ tí”, “hai bên quai hàm bạnh ra”, thân hình to lớn vập vạp, trí tuệ ngờ nghệch, vụng về, …

Gặp gỡ và quyết định nhặt vợ:

– Lần gặp 1: lời hò của Tràng chỉ là lời nói đùa của người lao động chứ không có tình ý gì với cô gái đẩy xe cùng mình.

– Lần gặp 2:

+ Khi bị cô gái mắng, Tràng chỉ cười toét miệng và mời cô ta ăn dù không dư dả gì. Đó là hành động của người nông dân hiền lành tốt bụng.

+ Khi người đàn bà quyết định theo mình về: Tràng trợn nghĩ về việc đèo bòng thêm miệng ăn, nhưng rồi tặc lưỡi “chậc, kệ”. Đây không phải quyết định của kẻ bồng bột mà là thái độ dũng cảm, chấp nhận hoàn cảnh, khát khao hạnh phúc, thương yêu người cùng cảnh ngộ.

+ Đưa người đàn bà lên chợ tỉnh mua đồ: diễn tả sự nghiêm túc, chu đáo của Tràng trước quyết định lấy vợ.

c. Trên đường về:

+ Vẻ mặt “có cái gì phơn phởn khác thường”, “tủm tỉm cười một mình”, “cảm thấy vênh vênh tự đắc”, … Đó là tâm trạng hạnh phúc, hãnh diễn.

+ Mua dầu về thắp để khi thị về nhà mình căn nhà trở nên sáng sủa.

d. Khi về đến nhà:

+ Xăm xăm bước vào dọn dẹp sơ qua, thanh minh về sự bừa bộn vì thiếu bàn tay của đàn bà. Hành động ngượng nghịu nhưng chân thật, mộc mạc.

+ Khi bà cụ Tứ chưa về, Tràng có cảm giác “sờ sợ” vì lo rằng người vợ sẽ bỏ đi vi gia cảnh quá khó khăn, sợ hạnh phúc sẽ tuột khỏi tay.

+ Sốt ruột chờ mong bà cụ Tứ về để thưa chuyện vì trong cảnh đói khổ vẫn phải nghĩ đến quyết định của mẹ. Đây là biểu hiện của đứa con biết lễ nghĩa.

+ Khi bà cụ Tứ về: thưa chuyện một cách trịnh trọng, biện minh lí do lấy vợ là “phải duyên”, căng thẳng mong mẹ vun đắp. Khi bà cụ Tứ tỏ ý mừng lòng Tràng thở phào, ngực nhẹ hẳn đi.

e.Sáng hôm sau khi tỉnh dậy:

+ Tràng nhận thấy sự thay đổi kì lạ của ngôi nhà (sân vườn, ang nước, quần áo, …), Tràng nhận ra vai trì và vị trí của người đan bà trong gia đình. Cũng thấy mình trưởng thành hơn.

+ Lúc ăn cơm trong suy nghĩ của Tràng là hình ảnh đám người đói và lá cờ bay phấp phới. Đó là hình ảnh báo hiệu sự đổi đời, con đường đi mới.

– Nhận xét: Từ khi nhặt được vợ nhân vật đã có sự biến đỏi theo chiều hướng tốt đẹp. Qua sự biến đổi này, nhà văn ca ngợi vẻ đẹp của những con người trong cái đói.

Kết bài: Khái quát giá trị nghệ thuật xây dựng nhân vật: đặt nhân vật vào tình huống éo le, độc đáo để nhân vật bộc lộ tâm trạng, tích cách; miêu tả tâm lí nhân vật, ngôn ngữ bình dị, gần gũi.

– Tác phẩm chứa đựng giá trị nhân đạo sâu sắc, phản ánh chân thực tình cảnh người nông dân trong nạn đói, mặt khác cũng phản ánh bản chất tốt đẹp và sức sống mãnh liệt của họ.

5. Dàn bài cảm nhận về tính huống chuyện trong tác phẩm Vợ nhặt: 

Mở bài: Giới thiệu tình huống truyện trong tác phẩm

Trong bài thì có ba tình huống chính được nhắc tới:

– Tình huống: Tràng – một người dân ngụ cư xấu xí bỗng dưng lại có vợ mà lại là nhặt được, theo về không.

– Đây là một tình huống độc đáo, bất ngờ: với chính Tràng (hoàn cảnh của Tràng khó mà lấy được vợ nhưng nghiễm nhiên có vợ theo không về, tự ngờ ngờ mình đã có vợ ư), với những người xung quanh (thắc mắc bàn tán), với bà cụ Tứ.

– Tình huống éo le: hoàn cảnh gia đình và xã hội (khung cảnh nạn đói) không cho phép Tràng lấy vợ, cả hai vợ chồng đều là những người cùng cực, khó có thể trở thành chỗ dựa cho nhau.

Thân bài:

– Tóm tắt lại tình huống truyện đó ( các sự kiện diễn ra tiếp sau đó, hoàn cảnh nhân vật,…)

– Phân tích suy nghĩ nội tâm của nhân vật

– Nghệ thuật đặc sắc được sử dụng

Kết bài: Tình huống truyện đó nói lên điều gì.

    5 / 5 ( 1 bình chọn )