Trong Truyện Kiều của Nguyễn Du, mối tình thủy chung của Thúy Kiều với Kim Trọng đã được tác giả thể hiện qua nhiều vần thơ vô cùng tinh tế. Cảnh “Thề Nguyền” là một trong những bài thơ tiêu biểu như vậy. Bài viết dưới đây sẽ giúp các bạn học sinh nắm bắt được Ý nghĩa nhan đề và nội dung chính của văn bản Thề nguyền.
Mục lục bài viết
1. Ý nghĩa nhan đề của bài thơ Thề Nguyền:
Thề nguyền là bày tỏ những lời ước nguyện trong tình yêu cùng với nhau, đó là lời thề biểu hiện cho sự chung thủy của tình yêu lứa đôi. Nhan đề Thề nguyền vừa gợi lên sự gắn kết, chung thủy giữa tình yêu của Kim Trọng và Thúy Kiều, đồng thời làm hiện lên vẻ đẹp của tình yêu trong trẻo trong buổi lễ Thề Nguyền.
2. Đọc văn bản Thề nguyền:
Câu 1 (trang 61 sgk Ngữ Văn lớp 11 Tập 1): Trường hợp nào dưới đây không phải là điển cố?
A. Trướng huỳnh
B. Rèm the
C. Giấc hòe
D. Đỉnh Giáp non thần
Đáp án:
Đáp án đúng là đáp án B.
Câu 2 (trang 61 sgk Ngữ Văn lớp 11 Tập 1): Từ “hoa” được dùng với biện pháp nghệ thuật nào trong câu thơ: Nàng rằng: “Khoảng vắng đêm trường/ Vì hoa nên phải trổ đường tìm hoa”?
A. So sánh
B. Hoán dụ
C. Ước lệ
D. Ẩn dụ
Đáp án:
Đáp án đúng là đáp án B.
Câu 3 (trang 61 sgk Ngữ Văn lớp 11 Tập 1): Phương án nào dưới đây phù hợp để nói về đêm thề nguyền của Kim Trọng – Thúy Kiều?
A. Giản dị, thân mật
B. Cầu kì, phức tạp
C. Thơ mộng, thiêng liêng
D. Lễ nghi, khách sáo
Đáp án:
Đáp án đúng là đáp án A.
Câu 4 (trang 61 sgk Ngữ Văn lớp 11 Tập 1): Những hành động “vội rủ rèm the”, “Xăm xăm băng lối vườn khuya”, “Vì hoa nên phải trổ đường tìm hoa” cho thấy trong tình yêu, Thúy Kiều là người như thế nào?
A. Vội vàng và nông nổi
B. Táo bạo nhưng sỗ sàng
C. Mạnh dạn và chủ động
D. Chân thật nhưng thiếu vẻ đẹp nữ tính
Đáp án:
Đáp án đúng là đáp án C.
Câu 5 (trang 62 sgk Ngữ Văn lớp 11 Tập 1): “Bây giờ rõ mặt đôi ta/ Biết đâu rồi nữa chẳng là chiêm bao” cho thấy Thúy Kiều đang sống trong tâm trạng như thế nào? Vì sao?
Đáp án:
“Bây giờ rõ mặt đôi ta/ Biết đâu rồi nữa chẳng là chiêm bao” cho thấy Thúy Kiều đang sống trong trạng thái lo âu, sợ bị tổn thương, và linh cảm về sự chia ly luôn thường trực.
Câu 6 (trang 62 sgk Ngữ Văn lớp 11 Tập 1): Bình luận hành động của Thúy Kiều “Xăm xăm băng lối vườn khuya một mình” khi sang nhà Kim Trọng trong đêm thề nguyền.
Đáp án:
Hành động “Xăm xăm băng lối vườn khuya một mình” của Thúy Kiều khi sang nhà nhà Kim Trọng vào đêm thề nguyền: Kiều có tình yêu sâu đậm, nồng cháy với Kim Trọng, nên bất chấp hà khắc của lễ giao phong kiến, Kiều đã vượt qua tất cả “xăm xăm băng lối vườn khuya một mình” sang nhà Kim Trọng để thề nguyền cũng nhau. Hai từ ngữ “xăm xăm”, “băng” được đặt cạnh nhau, thể hiện sự cấp bách, vội vã của lời nói. Kiều như đang chạy đua với thời gian để bày tỏ và đón nhận tình yêu, một tình yêu nhẹ nhàng và nồng nàn,… Mặt khác, những từ ngữ này cũng dự báo về sự bất ổn và bất thường của tình yêu giữa Kim Trọng và Thúy Kiều.
Câu 7 (trang 62 sgk Ngữ Văn lớp 11 Tập 1): Phân tích tâm trạng Thúy Kiều qua lời nói của nàng:
Nằng rằng: “Khoảng vắng đêm trường,
Vì hoa nên phải trổ đường tìm hoa.
Bây giờ rõ mặt đôi ta,
Biết đâu rồi nữa chẳng là chiêm bao?”
Trả lời: Thúy Kiều đến nhà Kim Trọng trong sự chủ động:
Nằng rằng: “Khoảng vắng đêm trường,
Vì hoa nên phải trổ đường tìm hoa.
Đáp án:
Câu nói đó chứa đựng thông tin quan trọng. Đầu tiên, nhà Kiều nhà Kiều ngay cạnh nhà Kim Trọng, mà Kiều nói “khoảng vắng đêm trường”, đó là cảm giác về sự xa cách của không gian và thời gian tâm lý. Thứ hai, Kiều tiết lộ “Vì hoa nên phải trổ đường tìm hoa có nghĩa là vì yêu nên Kiều đã chủ động đến nhà Kim Trọng. Ngoài ra, chứ hoa thường dùng để chỉ người con gái, ở đây, Kiều dùng từ “hoa” như một ẩn dụ đẹp đẽ chỉ tình yêu sâu đậm của mình dành cho Kim Trọng. Sau đó Kiều nói:
Bây giờ rõ mặt đôi ta,
Biết đâu rồi nữa chẳng là chiêm bao?
Chứng tỏ Kiều là người phụ nữ rất nhạy cảm, biết trân trọng và nâng niu từng giây, từng phút được ở bên người mình yêu. Đối với người phụ nữ nhạy cảm, nỗi lo lắng, sợ hãi và linh cảm về sự chia ly luôn hiện hữu.
Câu 8 (trang 62 sgk Ngữ Văn lớp 11 Tập 1): Cảm nhận của em về hình tượng “trăng” trong đoạn trích.
Đáp án:
Hình ảnh “trăng” trong đoạn trích là biểu tượng của sự chân thực, thư thái, hạnh phúc viên mãn, tượng trưng cho tình yêu trong sáng, ngây thơ và chân thành của Thúy Kiều và Kim Trọng, trở thành minh chứng vững chắc cho tình yêu tuyệt vời của đôi trai tài gái sắc.
Câu 9 (trang 62 sgk Ngữ Văn lớp 11 Tập 1): Suy nghĩ của em về tình yêu Thúy Kiều – Kim Trọng qua đoạn Thề nguyền.
Đáp án:
Qua đoạn trích Thề nguyền cho thấy sức mạnh của tình yêu nồng cháy khiến Thúy Kiều chủ động tìm đến người mình yêu để thề thốt, bày tỏ tình cảm. Cùng với đó, có thể thấy có một hiện thực về lòng chung thủy, một tình yêu sâu sắc và chân thành từ cả hai phía, vượt qua mọi rào cản của lễ giáo phong kiến – vốn tồn tại khá nặng nề trong tâm trí con người thời bấy giờ, toàn tâm toàn ý theo đuổi tình yêu đẹp đẽ và chân thành nhất trong cuộc đời.
3. Soạn bài thơ Thề Nguyền của tác giả Nguyễn Du:
Câu 1 trang 116 SGK Ngữ văn 10 tập 2: Nêu nhận xét về hàm nghĩa của các từ “vội”, “xăm xăm”, “băng”.
Đáp án:
Các từ “vội”, xăm xăm”, “băng” không chỉ diễn tả tâm trạng, cảm xúc của Kiều mà còn thể hiện sự gấp gáp, vội vã, bất ngờ đến cả với chính nàng.
Vì sao có sự vội vàng như vậy? Kiều phải tranh thủ thời gian ít ỏi. Nàng lo lắng, sợ bố mẹ mắng vì hành động này mà không xin phép. Nhưng sâu xa hơn thế, Kiều đã nghe theo tiếng gọi của trái tim.
Câu 2 trang 116 SGK Ngữ văn 10 tập 2: Không gian thơ mộng và thiêng liêng của cuộc thề nguyền được Nguyễn Du tả như thế nào?
Đáp án:
Khi soạn bài Thề nguyền em thấy:
– Không gian lời nói rất đẹp và nên thơ: Kim đang ngủ gật, mơ màng dưới ánh trăng, ngọn đèn mờ, có tiếng bước chân nhẹ nhàng của người trong mộng đang tiến lại gần, chàng vẫn không tin vào mắt mình trước sự xuất hiện đột ngột của Kiều. Cả hai như lạc vào cõi mộng giữa đất trời.
– Cảnh thề nguyền của hai người diễn ra trang trọng, linh thiêng với đủ mọi nghi lễ:
Mùi thơm của hương trầm
Ánh sang tỏa ra từ nến sáp: ấm áp.
Trăng tròn là thiên nhiên vĩ đại, mãi mãi chứng kiến tình yêu thiêng liêng và chung thủy của họ.
Nhẹ nhàng viết lời thề lên giấy, tặng vật kỷ: tóc mây.
– Hai mái đầu xanh ngước nhìn lên bầu trời cao, có trăng tròn trên trời chứng kiến lời thề yêu đương, chứng kiến tình yêu tự nguyện và lòng chung thủy sâu sắc, thiêng liêng của hai người.
Câu 3 trang 116 SGK Ngữ văn 10 tập 2: Liên hệ với trích đoạn “Trao duyên” để chỉ ra tính chất logic nhất quán trong quan niệm về tình yêu của Kiều.
Đáp án:
Khi soạn đoạn trích Thề nguyền, tôi thấy trích đoạn này và Trao duyên là mối quan hệ nhân quả.
Bởi lẽ, có cuộc thề nguyền giữa Kim và Kiều dưới ánh trăng thì mới có buổi Trao duyên và những kỉ vật trong đêm thề nguyền mới được Kiều trao lại cho Thúy Vân. Kiều cậy nhờ Thuý Vân đó cũng là một hành động để Kiều có thể đền đáp, chứng minh sự thủy chung của mình giành cho Kim Trọng. Điều đó chứng tỏ Kiều chân thành và trân trọng tình yêu của mình dành cho Kim Trọng. Đó là một tình yêu cao cả mà Kiều luôn khắc sâu trong cả cuộc đời. Nàng nghĩ, dám sống vì tình yêu, thì cũng dám hy sinh vì tình yêu.
Qua tình yêu cao cả của Thúy Kiều – Kim Trọng, Nguyễn Du thể hiện tư tưởng nhân đạo: yêu thương, trân trọng hạnh phúc của con người – nhất là những người phụ nữ tài hoa phải sống trong một xã hội bất công. Điều đó cho thấy quan niệm về tình yêu của nhà thơ Nguyễn Du là một quan niệm rất mới mẻ, khác lạ và tiến bộ trong văn học trung đại.