Dưới bóng hoàng lan là một tác phẩm đặc sắc của Thạch Lam. Hãy cùng chúng tôi đi tìm hiểu ý nghĩa nhan đề và giá trị nghệ thuật của tác phẩm Dưới bóng hoàng lan, Ngữ văn 10 qua những gợi ý dưới đây nhé.
Mục lục bài viết
- 1 1. Ý nghĩa nhan đề văn bản Dưới bóng hoàng lan:
- 2 2. Phân tích ý nghĩa nhan đề văn bản Dưới bóng hoàng lan:
- 2.1 2.1. Phân tích ý nghĩa nhan đề văn bản Dưới bóng hoàng lan – mẫu 1:
- 2.2 2.2. Phân tích ý nghĩa nhan đề văn bản Dưới bóng hoàng lan – mẫu 2:
- 2.3 2.3. Phân tích ý nghĩa nhan đề văn bản Dưới bóng hoàng lan – mẫu 3:
- 2.4 2.4. Phân tích ý nghĩa nhan đề văn bản Dưới bóng hoàng lan – mẫu 4:
- 2.5 2.5. Phân tích ý nghĩa nhan đề văn bản Dưới bóng hoàng lan – mẫu 5:
- 2.6 2.6. Phân tích ý nghĩa nhan đề văn bản Dưới bóng hoàng lan – mẫu 6:
- 3 3. Đánh giá giá trị nội dung và giá trị nghệ thuật Dưới bóng hoàng lan:
1. Ý nghĩa nhan đề văn bản Dưới bóng hoàng lan:
(Câu 6 trang 52 Ngữ văn 10 tập 2 Kết nối tri thức với cuộc sống)
Cách trả lời 1:
Ý nghĩa tựa đề “Dưới bóng hoàng lan”:
– Kích thích sự tò mò của người đọc về câu chuyện xung quanh cây Hoàng Lan.
– Nói đến cây hoàng lan là nhân chứng cho tình yêu giữa Thanh và Nga.
Cách trả lời 2:
Nhan đề “Dưới bóng hoàng lan” nhằm mục đích thông báo cho người đọc về nội dung câu chuyện.
– Nhan đề có ý nghĩa ẩn dụ, khơi dậy sự tò mò của người đọc về nội dung câu chuyện xoay quanh cây hoàng lan.
– Cây Hoàng Lan như một nhân chứng, chứng kiến tất cả những ký ức đẹp đẽ của Thanh từ thuở thơ ấu đến khi trưởng thành, minh chứng cho tình yêu trong sáng của Thanh và Nga.
→ Nhan đề có ý nghĩa vô cùng quan trọng đối với tác phẩm và phần nào khẳng định vai trò của cây hoàng lan trong việc tạo nên giá trị toàn bộ tác phẩm.
Cách trả lời 3:
Nhan đề “Dưới bóng hoàng lan” gợi ý nghĩa như sau:
– Nơi thân mật, không giận quen thuộc, nơi mọi người bày tỏ tình cảm chân thành dành cho nhau.
– Một nơi mát mẻ và yên tĩnh khác hẳn với cuộc sống bận rộn, phồn thị bên ngoài kia.
– Nơi tình yêu trong sáng và đẹp đẽ nảy nở.
2. Phân tích ý nghĩa nhan đề văn bản Dưới bóng hoàng lan:
2.1. Phân tích ý nghĩa nhan đề văn bản Dưới bóng hoàng lan – mẫu 1:
Tựa đề “Dưới bóng hoàng lan” của tác giả Thạch Lam có ý nghĩa sâu sắc. Cây hoàng lan xuất hiện thường xuyên trong câu truyện đường như gửi gắm những dụng ý nghệ thuật của tác giả. Đầu tiên, cây hoàng lan là một nhân chứng, đồng hành cùng anh Thanh trong suốt hành trình từ thuở thơ ấu cho đến khi anh trưởng thành. Đó là những khoảnh khắc Thanh được sống hạnh phúc bên người bà. Cây hoàng lan cũng là không gian quen thuộc, gắn kết người con đi xa với quê hương thân yêu mỗi lần trở về. Bởi thế, mỗi lần trở về quê, Thanh đều có cảm giác bình yên. Thạch Lam đã vô cùng tinh tế khi đặt tựa đề như vậy, qua đó gợi lên trong lòng người đọc nhiều suy nghĩ về tác phẩm này.
2.2. Phân tích ý nghĩa nhan đề văn bản Dưới bóng hoàng lan – mẫu 2:
Nhan đề “Dưới bóng hoàng lan” gợi lên trong lòng người đọc biết bao cảm xúc khác nhau. Nhan đề này có nghĩa là gì? Đầu tiên, cây hoàng lan giống như một nhân chứng thời hiện đại, chứng kiến tất cả những câu chuyện, khoảnh khắc có liên quan đến nhân vật Thanh. Đó là những khoảnh khắc Thanh được sống hạnh phúc bên người bà yêu quý. Đó cũng là những khoảnh khắc Thanh và cô bé hàng xóm Nga bẽn lẽn, thẹn thùng bước đi dưới bóng cây trong một mối tình vừa chớm nở. Không chỉ vậy, cây hoàng lan còn là biểu tượng của quê hương, cho ngôi nhà của người con xa quê mỗi lần trở về. Khi Thanh trở về nhà sau nhiều năm đi làm, anh cảm thấy bình yên và vô tư đến lạ thường. Nhà văn Thạch Lam đã phô diễn tài năng của ông trong việc tạo ra những hình ảnh giản dị như cây hoàng lan nhưng lại rất giàu chất gợi và sáng tạo.
2.3. Phân tích ý nghĩa nhan đề văn bản Dưới bóng hoàng lan – mẫu 3:
Tiêu đề rất quan trọng đối với tác phẩm và ẩn chứa ý nghĩa mà tác giả muốn truyền tải. Trong tác phẩm “Dưới bóng hoàng lan ”, cây hoàng lan là hình ảnh trung tâm của tác phẩm. Cây là nhân chứng cho sự trưởng thành của nhân vật Thanh. Từ nhỏ đến lớn, cuộc đời của Thanh luôn gắn liền với cây hoàng lan. Cây hoàng lan tỏa bóng mát và tưới nước cho cả khu vườn và tâm hồn của Thanh. Dưới cành hoàng lan vàng, bao tình cảm chân thành, đẹp đẽ đã nảy nở và ra đời. Đó là tình cảm sâu sắc và thiêng liêng giữa bà và cháu. Hay đó là mối tình đầu đời với những rung động hồn nhiên, thuần khiết, tươi sáng? Như vậy, nhan đề “Dưới bóng hoàng lan” đã góp phần quan trọng trong việc nhấn mạnh chủ đề của tác phẩm.
2.4. Phân tích ý nghĩa nhan đề văn bản Dưới bóng hoàng lan – mẫu 4:
Truyện ngắn của Thạch Lam thường giàu chất thơ, trữ tình. Điều này được thể hiện rõ ngay từ nhan của đề tác phẩm. Chỉ với bốn chữ “Dưới bóng hoàng lan”, tác giả đã khơi dậy sự tò mò của người đọc về câu chuyện. Phải chăng nó có liên quan gì đó đến cây hoàng lan? Đúng vậy, cây hoàng lan cao lớn chính là nhân chứng đã chứng kiến biết bao những trải nghiệm những giây phút bình yên của Thanh và người thân. Cây hoàng lan vàng cũng là hình ảnh quen thuộc của quê hương, mang đến cho nhân vật cảm giác “tâm hồn như nhẹ nhõm tươi mát như vừa tắm ở suối”. Từ đó chúng ta có thể thấy tựa đề “Dưới bóng hoàng lan” có ý nghĩa thật sâu sắc.
2.5. Phân tích ý nghĩa nhan đề văn bản Dưới bóng hoàng lan – mẫu 5:
Nhan đề truyện “Dưới bóng hoàng lan” mang đến cho người đọc một cảm giác êm đềm, trữ tình. Đồng thời, khơi dậy sự tò mò về nội dung truyện ngắn. Tác giả Thạch Lam rất tinh tế trong việc cho hình ảnh cây hoàng lan xuất hiện nhiều lần trong tác phẩm của mình. Truyện nhấn mạnh vào cuộc sống đời thường giản dị của các nhân vật. Trước hết, cây Hoàng Lan tượng trưng cho ngôi nhà, người bà luôn chào đón Thanh trở về với vòng tay rộng mở dịu dàng. Tiếp đó, bóng của hoa hoàng lan rủ xuống cũng là nhân chứng cho tình yêu chớm nở của Thanh và Nga. Như vậy, Hoàng lan là hình ảnh trung tâm và đóng vai trò quan trọng trong việc thể hiện nội dung tác phẩm.
2.6. Phân tích ý nghĩa nhan đề văn bản Dưới bóng hoàng lan – mẫu 6:
Nhan đề đề cập đến hình ảnh tổng thể của tác phẩm: cây hoàng lan, hoa hoàng lan, hương hoàng lan. Đây là loại cây được tìm thấy trong vườn nhà Thanh và gắn bó, gần gũi với tuổi thơ của Thanh. “Dưới bóng cây lan hoàng lan ấy”, dưới gốc cây ấy, trong hương hoa ấy vẫn còn người bà yêu thương Thanh, vẫn có Nga cùng với mối tình đầu chớm nở thật trong sáng, đẹp đẽ.
Không chỉ là một tình tiết tái hiện không gian hiện thực trong truyện, tiêu đề và cách sắp xếp các sự kiện trong “Dưới bóng hoàng lan” cũng khiến câu chuyện trở nên mơ hồ, lãng mạn và nên thơ hơn.
3. Đánh giá giá trị nội dung và giá trị nghệ thuật Dưới bóng hoàng lan:
“Dưới bóng hoàng lan” là một truyện ngắn của tác giả Thạch Lam. Tác phẩm này được viết vào năm 1941 và được coi là một trong những tác phẩm văn học hay nhất của văn học Việt Nam.
Câu chuyện về một người con trai trở về quê hương sau một thời gian dài xa cách. Anh đến thăm bà nội và hồi tưởng lại những kỷ niệm thời thơ ấu của mình. Tác giả đã sử dụng những hình ảnh thiên nhiên để tạo cho câu chuyện một không khí yên bình, trong sáng và đầy cảm xúc.
Khi đọc tác phẩm, người đọc có thể thấy được nhiều thông điệp ý nghĩa về những tình cảm đời thường. Có lẽ thể hiện rõ nhất là tình cảm gia đình đầm ấm, yêu thương thể hiện qua mối quan hệ gắn bó giữa Thanh và bà nội. Bà nội đã vất vả, tần tảo nuôi đứa cháu trai nhỏ của mình suốt tuổi thơ ấu. Khi lớn lên và làm việc ở xa, đứa cháu ấy vẫn được chăm sóc và đối xử yêu thương từng ly từng tí mỗi khi trở về. Ở bên bà, Thanh dường như bé lại, cảm thấy bình yên, an toàn dưới sự che chở của bà nội.
Tiếp theo, chúng ta chứng kiến một tình yêu chớm nở trong sáng và ngọt ngào. Thanh gặp lại Nga, cô bé hàng xóm giờ đã là một thiếu nữ xinh đẹp. Đó là sự quan sát rất tinh tế và trân trọng của Thanh đối với Nga. Ngày xưa, cả hai đều là những đứa trẻ vô tư, ngây thơ, thường cùng nhau nhặt những bông hoàng lan rơi. Nhưng giờ đây những tình cảm giản dị của tuổi thơ đã phát triển và trở thành tình yêu thuần khiết. Đã bày tỏ trong lòng nhưng tiếng yêu thương vẫn chưa có cơ hội được cất lên rõ ràng. Họ chỉ đơn giản là tiếp tục trao đổi những cảm xúc chân thành và tươi mới của tuổi trẻ.
Từ tình cảm gia đình đầm ấm đến tình yêu ngọt ngào lứa đôi, Thạch Lam thể hiện mối liên hệ sâu sắc của người con với quê hương. Những phút đầu trở về quê, Thanh cảm nhận được một cảm giác mát dịu, bình yên quen thuộc. Đó là “con đường gạch Bát Tràng rêu phủ”, “bức tường hoa thấp”. Nào là khu vườn yên ả cùng “gian nhà cũ không có gì thay đổi”. Tất cả những điều này khiến Thanh nghẹn ngào vì xúc động. Thời gian ở nhà tuy ngắn ngủi nhưng cũng đủ để Thanh cảm nhận được tình yêu thương, sự bình yên hiếm có ở thành phố. Trước khi rời đi, trong lòng đứa cháu ấy vẫn còn niềm hạnh phúc và hy vọng ngày cô sẽ sớm được trở về.
Giá trị nghệ thuật của Dưới bóng hoàng lan được thể hiện rõ qua lời văn của tác giả. Câu chuyện của tác phẩm này rất nên thơ, đặc biệt qua nhịp điệu và hình ảnh tự nhiên với những cảm xúc rất dịu dàng. Tác giả đã sử dụng các chi tiết để tạo cho câu chuyện một không gian cảm xúc sống động.
Nhìn chung, truyện ngắn “Dưới bóng hoàng lan” đã khẳng định vị thế với tư cách một kho tàng văn học của đất nước nhờ nội dung và giá trị nghệ thuật. Tác phẩm không chỉ truyền tải nỗi nhớ, sự gắn kết với quê hương mà còn là thông điệp ý nghĩa về tình cảm gia đình sâu sắc và tình yêu lãng mạn trong sáng giữa các cặp đôi. Đó cũng là minh chứng cho tài năng và góc nhìn nghệ thuật độc đáo của tác giả.