Truyện ngắn Chí Phèo là một kiệt tác trong văn chương Việt Nam hiện đại. Tác phẩm từng có tên nhan đề là Cái lò gạch cũ, Đôi lứa xứng đôi và cuối cùng là Chí Phèo. Để hiểu rõ hơn về ý nghĩa của các tên nhan đề này, mời các bạn cùng tham khảo ngay bài viết dưới đây.
Mục lục bài viết
1. Tác phẩm Chí Phèo có những nhan đề nào?
Truyện ngắn “Chí Phèo” chính là một là kiệt tác văn chương của nhà văn Nam Cao, tác phẩm cũng là thành tựu xuất sắc nhất trong nền văn chương hiện đại. Tác phẩm đã từng có những cái tên là “Cái lò gạch cũ”, “Đôi lứa xứng đôi” và “Chí Phèo”.
Lúc đầu tác phẩm có tên là “Cái lò gạch cũ” nhằm mục đích nhấn mạnh trong cuộc đời có sự xuất hiện của nhân vật Chí Phèo. Sở dĩ có tên gọi này là dựa vào hình ảnh cái lò gạch cũ bị bỏ hoang ở ngay phần đầu và chi tiết này cũng được lặp lại ở câu kết tác phẩm, chính điều đó mang ý nghĩa tính chất quy luật sinh ra của hiện tượng Chí Phèo, là hình ảnh có sức ảnh hưởng trong tâm trí người đọc. Tuy nhiên nhan đề “Cái lò gạch cũ” thể hiện một cái nhìn bi quan của Nam Cao về số phận của người nông dân trước Cách mạng.
Sau đó, Nhà xuất bản Đời Mới đã đổi tên tác phẩm thành “Đôi lứa xứng đôi”. Sở dĩ nhan đề có tên gọi như vậy là này dựa vào mối tình giữa Chí Phèo và Thị Nở, gợi ra sự tò mò của người đọc. Tuy vậy, nhan đề “Đôi lứa xứng đôi” cũng chưa bao quát được ý nghĩa của tác phẩm mà nhà văn muốn gửi gắm.
2. Ý nghĩa nhan đề tác phẩm Chí Phèo của Nam Cao ngắn gọn:
Nhan đề “Chí Phèo” cũng chính là tên nhân vật chính của tác phẩm. Nhà văn Nam Cao đã sử dụng nhan đề này để làm nổi bật số phận của nhân vật Chí Phèo với cuộc đời đầy bất hạnh, cô độc. Bên cạnh đó, nhan đề “Chí Phèo” cũng gây ám ảnh, ấn tượng mạnh mẽ đối với người đọc.
Nhan đề “Chí Phèo” thâu tóm được toàn bộ nội dung của tác phẩm. Người nông dân Chí Phèo là nạn nhân, là sản phẩm của xã hội phong kiến nửa thực dân tàn ác. Chí Phèo là một người nông dân lương thiện, chất phác nhưng lại bị xã hội đương thời chà đạp đẩy vào bước đường cùng trở nên tha hoá, thành kẻ lưu manh, côn đồ, mất hết cả nhân hình lẫn nhân tính, trở thành một con quỷ dữ của làng Vũ Đại. Chí Phèo bị cự tuyệt quyền được làm người. Nhà văn Nam Cao phát hiện bản tính lương thiện vẫn còn ở bên trong sâu thẳm của con người ấy. Chỉ cần có một chút tình thương nhen nhóm bản tính lương thiện ấy sẽ bùng lên. Nhờ tình yêu của Thị Nở, cuối cùng Chí Phèo cũng được thức tỉnh. Hắn tìm đến nhà Bá Kiến để đòi lại lương thiện, sau đó giết chết Bá Kiến và tự sát để giải thoát cho mình. Nhan đề “Chí Phèo” góp phần thể hiện giá trị hiện thực và nhân đạo của tác phẩm.
3. Ý nghĩa nhan đề tác phẩm Chí Phèo của Nam Cao chọn lọc:
Nam Cao là một trong những nhà văn hiện thực xuất sắc cùng với những tác phẩm chân thực viết về hai mảng đề tài chính là: người tri thức nghèo sống bế tắc mòn mỏi và người nông dân nghèo đói bị chà đạp trong xã hội cũ. Tác phẩm “Chí Phèo” lúc đầu có tên là “Cái lò gạch cũ”. Nhưng lần đầu được in thành sách, nhà xuất bản Đời Mới đã tự đổi tên tác phẩm là “Đôi lứa xứng đôi” ( vào năm 1941). Tác phẩm được in lại trong tập Luống cày (1946), nhà văn Nam Cao mới đổi lại tên thành “Chí Phèo”. Truyện ngắn”Chí Phèo” chứa đựng giá trị hiện thực và giá trị nhân đạo mới mẻ, sâu sắc. Thông qua nhan đề, người đọc có thể thấy được nhân vật Chí Phèo chính hình tượng trung tâm của tác phẩm. Chí Phèo này đã trở thành một biểu tượng cho bộ phận những người nông dân lao động lương thiện, chất phác bị xã hội đương thời chà đạp vùi dập đẩy vào con đường lưu manh hóa. Chí Phèo mang tính chất đại diện chứ không phải là một hiện tượng mang tính cá biệt. Đồng thời, thông qua tác phẩm Nam Cao cũng muốn khẳng định bản chất lương thiện của những người nông dân lương thiện ngay cả khi họ bị vùi dập đánh mất cả thể xác và phẩm chất
4. Ý nghĩa nhan đề tác phẩm Chí Phèo của Nam Cao siêu hay:
Tác phẩm “Chí Phèo” của nhà văn Nam Cao lúc đầu có tên là “Cái lò gạch cũ”. Trước hết, hình ảnh cái lò gạch cũ bị bỏ hoang đã chiếm một vị trí khá đặc biệt ở trong tác phẩm. Mở đầu tác phẩm là hình ảnh nhân vật Chí Phèo bị bỏ rơi ở trong cái lò gạch cũ đã bỏ không và kết thúc tác phẩm cũng là hình ảnh cái lò gạch cũ hiện ra sau chi tiết Chí Phèo giết chết Bá Kiến, sau đó tự sát và Thị Nở thoáng nhìn xuống bụng. Có thể thấy rằng, Nam Cao đã tạo ra một kết cấu vòng tròn qua đó thể hiện vòng đời luẩn quẩn của những nạn nhân trong xã hội đương thời. Bên cạnh đó, cũng thể hiện một cái nhìn bi quan trước những bi kịch đau đớn của người nông dân trước Cách mạng.
Vào năm 1914, nhà xuất bản Đời Mới đã tự ý đổi tên tác phẩm thành “Đôi lứa xứng đôi” nhằm thu hút sự chú ý của độc giả. Trong việc tiếp cận văn chương nghệ thuật của nhà văn, nhan đề này đã tạo ra sự lệch lạc ở một số độc giả đương thời. Nam Cao không hề có dụng ý nghệ thuật là bôi nhọ những con người nghèo khổ cùng cực. Khi miêu tả nhân vật với vẻ bên ngoài xấu xí, thô kệch nhưng trái lại khi đi sâu vào trong nhân vật bản chất lương thiện, đẹp đẽ của họ đã được khẳng định ngay cả khi nhân hình và nhân tính của họ bị đánh mất.
Do vậy đến năm 1946, tác phẩm đã được Nam Cao đổi tên thành “Chí Phèo” với ý nghĩa sau hướng đến người đọc một nhân vật trung tâm của tác phẩm; đồng thời khẳng định phong cách nghệ thuật của ông với ngòi bút thường tỏ ra khách quan, lạnh lùng, nhân vật của thường là: hắn, nó, thị, Chí Phèo… nhưng ẩn sâu bên trong đó là trái tim ấm áp với tình yêu thương đôn hậu của tác giả trước hiện tượng con người đã được nêu ra trong tác phẩm “Chí Phèo”.
Thông qua nhan đề “Chí Phèo”, nhà văn Nam Cao cho thấy nhân vật Chí Phèo là một hiện tượng điển hình cho những tủi cực, bi kịch đau đớn nhất của người nông dân lương thiện trong xã hội đương thời khi sinh ra là một con người mà lại không có quyền được làm người.
5. Ý nghĩa nhan đề tác phẩm Chí Phèo của Nam Cao đầy đủ:
Truyện ngắn “Chí Phèo” được sáng tác trong hoàn cảnh đất nước ta đang phải chịu hai tầng lớp áp bức, bóc lột mà có cả tầng lớp thuộc địa phong kiến độc ác đại diện trong tác phẩm đó là nhân vật Bá kiến.
Khi đọc tác phẩm, chúng ta không chỉ thương cho nhân vật Chí Phèo mà còn xót cho số phận của một con người chịu áp bức, bị tha hóa trong xã hội lúc bấy giờ. Nam Cao đã xây dựng nhân vật Chí Phèo là đại diện chung cho số phận nghèo khổ khốn cùng, tha hóa, cô độc trong một xã hội chỉ toàn những sự chà đạp, áp bức bóc lột.
Chính vì vậy, ban đầu tác phẩm có tên là “Cái lò gạch cũ” nhằm nhấn mạnh trong cuộc đời có sự xuất hiện của của Chí Phèo. Nhưng cái tên đó chỉ được đặt ở lúc đầu mà thôi, hình ảnh cái lò gạch cũ bỏ không đã xuất hiện ở đầu và ở cuối truyện được lặp lại hình ảnh lò gạch cũ mang một thông điệp vô cùng ý nghĩa lặp lại kết cấu ở tác phẩm. Qua đó, thể hiện tính chất quy luật của hiện tượng Chí Phèo được sinh ra.
Đó chính là cách mà Chí Phèo xuất hiện, một hình ảnh mang đến cho người đọc nỗi ám ảnh sâu sắc. Sau đó, nhà xuất bản Đời Mới có đặt lại tên tác phẩm thành “Đôi lứa xứng đôi” dựa vào mối tình giữa Chí Phèo với Thị Nở, nhằm gợi ra sự tò mò của độc giả và ý nghĩa của tác phẩm cũng được khái quát được phần nào.
Sau đó, Nam Cao đã đặt lại tên nhan đề là “Chí Phèo”, điều này lại càng trở nên đặc biệt và ám ảnh hơn trong lòng bạn đọc. Chí Phèo cũng chính là tên gọi của nhân vật chính trong tác phẩm. Nhan đề “Chí Phèo” đã vẽ ra một con người cụ thể với một số phận cụ thể, một cuộc đời đầy bi kịch, bất hạnh, cô độc, cô đơn. Đồng thời, nhan đề này cũng đã thâu tóm được toàn bộ nội dung của tác phẩm, quá trình Chí Phèo bị chà đạp vùi dập trở thành một kẻ lưu manh hoá, đánh mất nhân hình, nhân tính. Đến cuối cùng Chí Phèo cũng được thức tỉnh nhưng lại chết ngay ranh rới giữa sự lương thiện và cái ác.
Nhà văn Nam Cao đã đặt nhan đề “Chí Phèo” đã thâu tóm được toàn bộ hồn cốt của tác phẩm, đồng thời bộc lộ được giá trị nhân đạo và giá trị hiện thực sâu sắc, mới mẻ trong ngòi bút tài tình của nhà văn.