Kết hôn là thủ tục đầu tiên và quan trọng để xác lập quan hệ hôn nhân. Vậy đăng ký kết hôn như thế nào? Ý nghĩa của việc đăng ký kết hôn? Cùng bài viết dưới đây tìm hiểu rõ hơn về vấn đề nêu trên.
Mục lục bài viết
1. Khái niệm đăng ký kết hôn? Đăng ký kết hôn là gì?
Đăng ký kết hôn là thủ tục do pháp luật qui định nhằm công nhận việc xác lập quan hệ hôn nhân giữa hai bên nam, nữ khi kết hôn.
Việc kết hôn phải được đăng ký theo nghi thức Nhà nước tại cơ quan Nhà nước có thẩm quyền theo qui định của
Vợ chồng đã li hôn muốn kết hôn lại cũng phải đăng ký kết hôn.
Theo
Việc đăng kí kết hôn một mặt bảo đảm việc tuân thủ pháp luật trong việc kết hôn; mặt khác, giấy chứng nhận kết hôn hôn do cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp là chứng cứ xác nhận quan hệ vợ, chồng hợp pháp được pháp luật công nhận và bảo vệ.
2. Ý nghĩa của việc đăng ký kết hôn:
Đăng ký kết hôn là thủ tục pháp lý, là cơ sở để luật pháp bảo vệ quyền lợi và sự ràng buộc về nghĩa vụ của mỗi người. Giấy đăng ký kết hôn là một loại giấy tờ hộ tịch nhân thân được cơ quan nhà nước có thẩm quyền xác nhận một người nằm trong trình trạng hôn nhân. Sau khi đăng ký kết hôn, sẽ phát sinh quyền lợi và nghĩa vụ đối với người chồng và người vợ. Nếu như nam nữ sống chung mà không đăng ký kết hôn thì sẽ gặp rắc rối trong việc xác định tài sản chung và tài sản riêng, cũng như rất khó khăn để chứng minh quyền lợi của mình.
3. Điều kiện kết hôn, điều kiện đăng ký kết hôn:
Theo khoản 5 Điều 3
“Kết hôn là việc nam và nữ xác lập quan hệ vợ chồng với nhau theo quy định của Luật này về điều kiện kết hôn và đăng ký kết hôn,”
Do vậy, nguyên tắc để được pháp luật thừa nhận là vợ chồng thì nam, nữ phải thực hiện theo quy định của
* Điều kiện kết hôn: Theo quy định tại Điều 8 Luật Hôn nhân và gia đình 2014 quy định như sau:
-Nam từ đủ 20 tuổi trở lên, nữ từ đủ 18 tuổi trở lên.
-Việc kết hôn do nam, nữ tự nguyện quyết định.
-Không bị mất năng lực hành vi dân sự.
-Việc kết hôn không thuộc một trong các trường hợp cấm kết hôn quy định của
* Các trường hợp cấm kết hôn: Theo khoản 2 Điều 5 Luật Hôn nhân và gia đình 2014 quy định:
– Kết hôn giả tạo,
– Tảo hôn, cưỡng ép kết hôn, lừa dối kết hôn, cản trở kết hôn;
– Người đang có vợ, có chồng mà kết hôn hoặc chung sống như vợ chồng với người khác hoặc chưa có vợ, chưa có chồng mà kết hôn hoặc chung sống như vợ chồng với người đang có chồng, có vợ;
– Kết hôn hoặc chung sống như vợ chồng giữa những người cùng dòng máu về trực hệ; giữa những người có họ trong phạm vi ba đời; giữa cha, mẹ nuôi với con nuôi; giữa người đã từng là cha, mẹ nuôi với con nuôi, cha chồng với con dâu, mẹ vợ với con rể, cha dượng với con riêng của vợ, mẹ kế với con riêng của chồng;
* Đăng ký kết hôn: Theo Điều 9 Luật Hôn nhân và gia đình 2014 quy định:
-Việc kết hôn phải được đăng ký và do cơ quan nhà nước có thẩm quyền thực hiện theo quy định của Luật này và pháp luật về hộ tịch. Việc kết hôn không được đăng ký theo quy định tại khoản này thì không có giá trị pháp lý.
– Vợ chồng đã ly hôn muốn xác lập lại quan hệ vợ chồng thì phải đăng ký kết hôn.
4. Trình tự thủ tục thực hiện đăng ký kết hôn:
– Bước 1: Hai bên nam, nữ điền thông tin vào tờ khai theo mẫu quy định cho cơ quan có thẩm quyền và xuất trình chứng minh thư nhân dân.
– Bước 2: Cán bộ tiếp nhận và kiểm tra hồ sơ:
+ Nếu hồ sơ đủ, hợp lệ thì tiếp nhận, ghi phiếu hẹn trả kết quả cho công dân.
+ nếu hồ sơ thiếu, không hợp lệ cần bổ sung thì cán bộ tiếp nhận hướng dẫn công dân bổ sung, hoàn thiện hồ sơ.
+Nếu thủ tục không thuộc thẩm quyền của UBND xã thì cán bộ có trách nhiệm hướng dẫn công dân tới cơ quan có thẩm quyền giải quyết.
– Bước 3: Sau khi tiếp nhận hồ sơ, bộ phận một cửa chuyển hồ sơ tới bộ phận chuyên môn xử lý.
– Bước 4: Sau khi tiếp nhận hồ sơ, bộ phận chuyên môn xử lý và trả kết quả theo đúng thời gian quy định (trường hợp cần xác minh hoặc bổ sung thông tin thì có thể hẹn lại thời gian tổ chức lễ đăng ký kết hôn)
– Bước 5: Sau khi kiểm tra hồ sơ đầy đủ, Uỷ ban nhân dân cấp xã tổ chức lễ đăng ký kết hôn theo quy định. Hai bên phải có mặt và ký vào giấy chứng nhận kết hôn và sổ đăng ký kết hôn.
* Thành phần hồ sơ:
–
– Chứng minh thư nhân dân hoặc hộ chiếu của hai bên nam, nữ.
– Sổ hộ khẩu của một trong hai bên nam, nữ – nơi nộp hồ sơ đăng ký kết hôn.
– Giấy tờ xác nhận tình trạng hôn nhân của hai bên nam nữ.
Lưu ý:
+ Trường hợp một bên nam, nữ đăng ký kết hôn tại một xã, phường, thị trấn khác thì bắt buộc phải có
+ Trường hợp người đang có thời hạn công tác, học tập, lao động ở nước ngoài về nước đăng ký kết hôn thì phải có
+ Đối với người đang công tác trong lực lượng vũ trang thì xác nhận tình trạng hôn nhân do Thủ trưởng đơn vị xác nhận.
* Thời hạn giải quyết: 3 ngày kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, xét thấy hai bên nam, nữ có đủ điều kiện kết hôn theo quy định thì UBND cấp xã đăng ký kết hôn cho hai bên nam, nữ trường hợp cần xác mình thì thời hạn được kéo dài thêm không quá 5 ngày.
* Đối tương thực hiện:
+ Cá nhân hai bên nam, nữ là công dân Việt Nam và hiện đang cư trú tại Việt Nam có đủ điều kiện kết hôn theo quy định pháp luật.
+ Cả hai bên nam, nữ là công dân đang trong thời gian, học tập, công tác, lao động ở nước ngoài về nước đăng ký kết hôn.
* Lệ phí: Miễn lệ phí.
5. Xử lý đăng ký kết hôn trái pháp luật:
Tóm tắt câu hỏi:
Tôi và chồng tôi đã kết hôn được 2 năm, có giấy chứng nhận đăng ký kết hôn, có một con chung năm nay gần 1 tuổi. Lúc tôi mới sinh, hoàn cảnh gia đình có khó khăn nên chồng tôi đi làm ăn xa, sang Đài Loan để làm ăn. Sang bên đó chồng tôi có quen một người phụ nữ cũng đang làm việc tại Đài Loan nhưng quê ở Sóc Trăng. Họ đã về Sóc Trăng để đăng ký kết hôn, giờ họ mang nhau về để xem mặt gia đình nhà trai, tôi không biết phải giải quyết trường hợp này thế nào? Tôi có thể kiện vì họ lừa dối tôi được không?
Luật sư tư vấn:
Theo như nội dung bạn trình bày:
+ Bạn và chồng bạn đã đăng ký kết hôn, có giấy chứng nhận đăng ký kết hôn
+ Chồng bạn đăng ký kết hôn với một người khác khi đã đăng ký kết hôn với bạn
Trong trường hợp này việc đăng ký kết hôn giữa chồng bạn và người phụ nữ tại Sóc Trăng là kết hôn không đủ điều kiện, là kết hôn trái luật. Kết hôn trái luật là hành vi vi phạm pháp luật hôn nhân gia đình chứ không phải là lừa dối bạn.
Theo quy định của Luật hôn nhân gia đình 2014
Kết hôn trái pháp luật là việc nam, nữ đã đăng ký kết hôn tại cơ quan nhà nước có thẩm quyền nhưng một bên hoặc cả hai bên vi phạm điều kiện kết hôn .
Để giải quyết trường hợp này, bạn là vợ đã có đăng ký kêt hôn hợp pháp sẽ được quyền yêu cầu hủy việc kết hôn trái pháp luật.Bạn sẽ làm đơn khởi kiện để yêu cầu Tòa án hủy việc kết hôn trái luật theo thủ tục tố tụng dân sự. Việc xử lý kết hôn trái luật được quy định như sau:
“Điều 11. Xử lý việc kết hôn trái pháp luật
1. Xử lý việc kết hôn trái pháp luật được Tòa án thực hiện theo quy định tại Luật này và pháp luật về tố tụng dân sự.
2. Trong trường hợp tại thời điểm Tòa án giải quyết yêu cầu hủy việc kết hôn trái pháp luật mà cả hai bên kết hôn đã có đủ các điều kiện kết hôn theo quy định tại Điều 8 của Luật này và hai bên yêu cầu công nhận quan hệ hôn nhân thì Tòa án công nhận quan hệ hôn nhân đó. Trong trường hợp này, quan hệ hôn nhân được xác lập từ thời điểm các bên đủ điều kiện kết hôn theo quy định của Luật này.
3. Quyết định của Tòa án về việc hủy kết hôn trái pháp luật hoặc công nhận quan hệ hôn nhân phải được gửi cho cơ quan đã thực hiện việc đăng ký kết hôn để ghi vào sổ hộ tịch; hai bên kết hôn trái pháp luật; cá nhân, cơ quan, tổ chức liên quan theo quy định của pháp luật về tố tụng dân sự.
4. Tòa án nhân dân tối cao chủ trì phối hợp với Viện kiểm sát nhân dân tối cao và Bộ Tư pháp hướng dẫn Điều này.”
Như vậy, bạn cần làm những thủ tục như trên để bảo vệ quyền và lợi ích chính đáng cho mình.