Quy định của pháp luật về phương thức giáo dục đối với người khuyết tật? Thực hiện việc Giáo dục đối với người khuyết tật như thế nào? Mức chuẩn xác định các mức trợ cấp xã hội, mức hỗ trợ kinh phí chăm sóc hàng tháng và mức trợ cấp nuôi dưỡng hàng tháng đối với người khuyết tật? Ý nghĩa và các phương thức giáo dục đối với người khuyết tật?
Người khuyết tật là những người có hoàn cảnh kém may mắn họ không tự mình làm được các công việc như một người có cơ thể khỏe mạnh. Để hỗ trợ và giúp đỡ người khuyết tật được sống trong môi trường tốt nhất và được giáo dục thì nhà nước và pháp luật đã phương thức giáo dục đối với người khuyết tật nhằm hỗ trợ họ sống tích cực lạc quan và đóng góp cho xã hội như những công dân khác, để hiểu thêm về Ý nghĩa và các phương thức giáo dục đối với người khuyết tật hãy theo dõi bài viết của chúng tôi ngay dưới đây.
Cơ sở pháp lý:
– Luật người khuyết tật năm 2010
– Nghị định Số: 763/VBHN-BLĐTBXH quy dịnh chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Người Khuyết Tật.
1. Quy định của pháp luật về phương thức giáo dục đối với người khuyết tật
Phương thức giáo dục đối với người khuyết tật được pháp luật quy định tại Điều 28. Phương thức giáo dục người khuyết tật Luật Luật người khuyết tật năm 2010 với các nôi dung được xây dựng như:
1. Các Phương thức giáo dục người khuyết tật bao gồm các phương thức giáo dục hòa nhập, và các phương thức giáo dục bán hòa nhập và giáo dục chuyên biệt theo đó thì được chia ra với các mức độ và nhu cầu khác nhau để tham gia chương trình giáo dục.
2. Các phương thức về Giáo dục hòa nhập là phương thức giáo dục chủ yếu đối với người khuyết tật, đối với phương thức này thì người khuyết tật được giáo dục như bình thường trong các trường học THCS, THPT
3. Đối với phương thức Giáo dục bán hòa nhập và giáo dục chuyên biệt được thực hiện trong trường hợp chưa đủ điều kiện để người khuyết tật học tập theo phương thức giáo dục hòa nhập thì trong trường hợp này Người khuyết tật sẽ được giáo dục riêng tại các cơ sở đào tạo cho người khuyết tật.
4. Đối với Người khuyết tật, cha, mẹ hoặc người giám hộ người khuyết tật lựa chọn phương thức giáo dục phù hợp với sự phát triển của cá nhân người khuyết tật thì trong trường hợp này Gia đình có trách nhiệm tạo điều kiện và cơ hội thuận lợi để người khuyết tật được học tập và phát triển theo khả năng của cá nhân người khuyết tật và Nhà nước luôn khuyến khích người khuyết tật tham gia học tập theo phương thức giáo dục hòa nhập. Tỳ theo các nhu cầu của Người khuyết tật, cha, mẹ hoặc người giám hộ người khuyết tật mà có sự lựa chọn về phương pháp học hiệu quả nhất.
Ở Việt Nam, chế độ giáo dục đối với Người khuyết tật được quy định tại chương IV từ Điều 27 đến Điều 31 Luật người khuyết tật năm 2010. Ngoài ra trong các pháp luật chuyên ngành khác cũng có các điều khoản quy định về giáo dục đối với Người khuyết tật:
2. Thực hiện việc Giáo dục đối với người khuyết tật như thế nào?
Đối với việc giáo dục người khuyết tật được quy định tại Luật người khuyết tật năm 2010 tại đây nhà nước quy định về việc Nhà nước tạo điều kiện để người khuyết tật được học tập phù hợp với nhu cầu và khả năng của người khuyết tật và luôn khuyến khích Người khuyết tật được nhập học ở độ tuổi cao hơn so với độ tuổi quy định đối với giáo dục phổ thông; được ưu tiên trong tuyển sinh, được miễn, giảm một số môn học hoặc nội dung và hoạt động giáo dục mà khả năng của cá nhân không thể đáp ứng và được miễn, giảm học phí, chi phí đào tạo, các khoản đóng góp khác; được xét cấp học bổng, hỗ trợ phương tiện, đồ dùng học tập.
Ví dụ như: Khi Người khuyết tật đi học sẽ được miễn giảm tiền học phí theo quy định và miễn một số môn học như GDTC trong các trường hợp khác nhau được quy định
– Đối với phương tiện thì Người khuyết tật được cung cấp phương tiện và các tài liệu hỗ trợ học tập dành riêng trong trường hợp cần thiết để người khuyết tật nghe và nói được học bằng ngôn ngữ ký hiệu, người khuyết tật nhìn được học bằng chữ nổi Braille theo chuẩn quốc gia và về thẩm quyền thì Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo chủ trì phối hợp với Bộ trưởng Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội, Bộ trưởng Bộ Tài chính quy định của phap luật hiện hành, Các phuong tiện và tài liệu đó sẽ hỗ trợ cho họ trong quá trình sinh hoạt và học tập
3. Mức chuẩn xác định các mức trợ cấp xã hội, mức hỗ trợ kinh phí chăm sóc hàng tháng và mức trợ cấp nuôi dưỡng hàng tháng đối với người khuyết tật
Nghị định Số: 763/VBHN-BLĐTBXH quy dịnh chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Người Khuyết Tật,Tại Điều 15. Mức chuẩn xác định các mức trợ cấp xã hội, mức hỗ trợ kinh phí chăm sóc hàng tháng và mức trợ cấp nuôi dưỡng hàng tháng quy định về các mức trợ cấp xã hội như sau:
1. Mức trợ cấp xã hội hàng tháng, hỗ trợ kinh phí chăm sóc hàng tháng, mức cấp kinh phí nuôi dưỡng hàng tháng đối với người khuyết tật được tính theo mức chuẩn trợ cấp xã hội đối với đối tượng bảo trợ xã hội theo quy định của Chính phủ nhân với hệ số quy định tại các Điều 16, 17 và 18 Nghị định này.
2. Căn cứ điều kiện cụ thể, Bộ trưởng các Bộ, Thủ trưởng các ngành, tổ chức đoàn thể ở Trung ương (có cơ sở chăm sóc người khuyết tật), Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quy định các mức trợ cấp xã hội hàng tháng, mức hỗ trợ kinh phí chăm sóc hàng tháng, mức trợ cấp nuôi dưỡng hàng tháng, mức hỗ trợ chi phí mai táng, mức cấp kinh phí nuôi dưỡng người khuyết tật đặc biệt nặng trong cơ sở bảo trợ xã hội thuộc thẩm quyền quản lý cho phù hợp, nhưng không thấp hơn các mức tương ứng quy định tại Nghị định này.
Theo đó, các trường hơp theo quy định của pháp luật được hưởng các mức trọ cấp cho người khuyết tật như tính theo mức chuẩn trợ cấp xã hội đối với đối tượng bảo trợ xã hội theo quy định của Chính phủ nhân với hệ số quy định của pháp luật đê ra, các mức trợ cấp xã hội hàng tháng, mức hỗ trợ kinh phí chăm sóc hàng tháng, mức trợ cấp nuôi dưỡng hàng tháng, mức hỗ trợ chi phí mai táng, mức cấp kinh phí nuôi dưỡng người khuyết tật đặc biệt nặng trong cơ sở bảo trợ xã hội thuộc thẩm quyền quản lý cho phù hợp, nhưng không thấp hơn các mức tương ứng tức là tùy theo từng trường hợp khác nhau mà Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh sẽ quy định các mức trợ cấp xã hội hàng tháng phù hợp nhất đối với người khuyết tật
4. Ý nghĩa và các phương thức giáo dục đối với người khuyết tật
Người khuyết tật là những người bị khiếm khuyết một hoặc nhiều bộ phận cơ thể hoặc bị suy giảm chức năng được biểu hiện dưới dạng tật khiến cho lao động và gặp khó khăn trong việc sinh hoạt, học tập gặp . mặc dù có những khiếm khuyết trên cơ thể, tuy nhiên cũng như bao công dân khác trong xã hội và họ cũng có quyền được học tập – một trong những quyền hiến định quan trọng nhất mà của bất cứ quốc gia nào cũng ghi nhận. Tất nhiên, do là nhóm đối tượng đặc biệt cần được sự quan tâm, trợ giúp của xã hội, mà vấn đề giáo dục đối với NKT cũng có nhiều điểm đặc thù riêng và do đó, cần có sự điều chỉnh riêng biệt của pháp luật.
Có thể nói giáo dục đối với NKT có ý nghĩa vô cùng quan trọng, đảm bảo cho họ có được quyền học tập như những người khác, và không bị Phân biệt đối xử người khuyết như hành vi xa lánh, từ chối, ngược đãi, phỉ báng… để được hòa nhập hơn thì giáo dục đối với NKT là một biện pháp hữu hiệu, có thành kiến hoặc hạn chế quyền của người khuyết tật vì lý do khuyết tật của người đó.điều này được thể hiện ở nhiều khía cạnh như:
Thứ nhất, giáo dục sẽ giúp NKT có được những tri thức, kiến thức, sự hiểu biết về tự nhiên, về xã hội và giúp họ trở thành người có ích cho xã hội. Đối với từng dạng tật cụ thể, giáo dục còn giúp cho NKT có thể phục hồi chức năng, phát triển về trí tuệ, phát triển về nhận thức,…
Thứ hai, giáo dục cũng giúp cho NKT có được những kiến thức cơ bản và nó sẽ trở thành nền tảng cần thiết và quan trọng để họ có thể tham gia học nghề và tìm kiếm việc làm. Có nhiều NKT vận động nhưng đã say mê tìm tòi và học tập, nhờ những kiến thức tích lũy được mà họ có thể tìm kiếm việc làm và tự nuôi sống bản thân mình, không cần sự hỗ trợ từ phía gia đình và xã hội.
Thứ ba, giáo dục giúp NKT tái hòa nhập vào cộng đồng. Trong môi trường học tập, NKT sẽ có điều kiện để giao tiếp với thầy cô cũng như bạn bè và những người khác. Đây môi trường tốt nhất và nhanh nhất để NKT phát triển nhận thức và trí tuệ của mình. Để họ cảm thấy luôn được quan tâm, hòa đồng không bị phân biệt đối xử hay xa lánh.
Thứ tư, giáo dục giúp NKT có được những kiến thức kỹ năng, sự hiểu biết nên sẽ giúp họ tự tin và chủ động hơn trong cuộc sống, mang lại cho họ những nhận thức mới mẻ và đúng đắn để tự tin và có nghị lực vươn lên những khó khăn trong cuộc sống.
Trên đây là toàn bộ bài viết của chúng tôi về Ý nghĩa và các phương thức giáo dục đối với người khuyết tật và các thông tin pháp lý khác dựa trên quy định của pháp luật hiện hành.