Các tác phẩm văn học thường được sáng tác dựa theo các vấn đề của cuộc sống. Mỗi tác phẩm đều chứa đựng những giá trị khác nhau như văn hóa, văn học, đạo đức, lối sống, kinh nghiệm. Dưới đây là một số ví dụ về các bài luận đưa ra suy nghĩ về chủ đề cuộc sống được lấy từ các tác phẩm văn học.
Mục lục bài viết
- 1 1. Dàn ý trình bày suy nghĩ về một vấn đề đời sống được gợi ra từ nhân vật văn học:
- 2 2. Ý kiến về một vấn đề đời sống được gợi ra từ tác phẩm văn học đã đọc hay nhất:
- 3 3. Suy nghĩ về một vấn đề đời sống được gợi ra từ tác phẩm văn học ý nghĩa nhất:
- 4 4. Ý kiến về một vấn đề đời sống được gợi ra từ tác phẩm văn học ấn tượng nhất:
1. Dàn ý trình bày suy nghĩ về một vấn đề đời sống được gợi ra từ nhân vật văn học:
Mở bài:
– Giới thiệu vấn đề cần trình bày được gợi ra từ tác phẩm (nhân vật).
Thân bài:
– Nhân vật đã gợi ra vấn đề cần trình bày như thế nào (dựa vào nội dung câu chuyện – ngắn gọn).
– Đưa ra các lí lẽ, dẫn chứng làm sáng tỏ vấn đề đang trình bày.
Kết bài:
– Bài học rút ra từ vấn đề được trình bày trong câu chuyện.
2. Ý kiến về một vấn đề đời sống được gợi ra từ tác phẩm văn học đã đọc hay nhất:
Sau khi đọc những dòng cảm xúc của
Bài thơ thể hiện niềm tiếc thương, kính trọng và biết ơn đối với những người đã cống hiến tuổi thanh xuân cho đất nước. Đây là những người lính đã hy sinh trên chiến trường Trường Sơn trong “Những năm máu lửa”. Hình ảnh người lính với trọng trách lớn lao mà mình gánh vác nhắc nhở người đọc càng phải có trách nhiệm hơn với quê hương, đất nước. Đặc biệt là “ngày xuân ngọt ngào” của người lính sẽ không bị mất đi, trở về từ những ngọn núi xanh và hồi sinh trong hậu thế sau này vào mùa xuân của đất nước.
Hình ảnh người lính trong bài thơ sẽ gợi cho người đọc nhiều suy nghĩ về trách nhiệm bảo vệ Tổ quốc của thế hệ trẻ. Tuy nhiên, trong cuộc sống hiện đại ngày nay, vẫn còn rất nhiều bạn trẻ ham chơi, chưa chịu chăm chỉ học tập và rèn luyện. Họ lo sợ và cho rằng việc tham gia học tập quân sự, rèn luyện tư tưởng của Đảng, thực hiện nghĩa vụ quân sự là việc làm không cần thiết, lãng phí thời gian, lãng phí tuổi trẻ. Nhưng họ không biết rằng các thế hệ đi trước, trong đó có Quân đội Cách mạng, đã phải chiến đấu gian khổ, hy sinh để có được cuộc sống hòa bình, tự do và hạnh phúc như ngày nay. Họ cũng chỉ là những người trẻ tuổi như chúng ta, nhưng họ đã hy sinh, cống hiến tuổi thanh xuân của mình cho sự nghiệp của đất nước. Nếu không có họ, chúng ta sẽ không được như ngày hôm nay.
Vì vậy, thanh niên cần được giác ngộ, rèn luyện nhận thức, tư duy một cách đúng đắn, kịp thời. Luôn học hỏi, trau dồi bản thân và ngày càng trưởng thành hơn. Tích cực tham gia các hoạt động tập thể ý nghĩa và có tầm ảnh hưởng. Tự tin, dũng cảm vượt qua mọi khó khăn, dũng cảm đối mặt với thử thách, hiểm nguy. Nếu đất nước cần, chúng ta phải sẵn sàng tham gia và cống hiến sức trẻ của mình cho sự nghiệp quốc gia. Đồng thời phê phán, lên án những hành động phản động, vô trách nhiệm đối với độc lập và hòa bình của dân tộc.
Chúng ta hôm nay được thừa hưởng thành quả đấu tranh và hy sinh anh dũng của các thế hệ đi trước. Vì vậy, là những người trẻ, hãy tiếp nối truyền thống yêu nước và góp phần trường tồn dân tộc.
3. Suy nghĩ về một vấn đề đời sống được gợi ra từ tác phẩm văn học ý nghĩa nhất:
Trong đoạn trích “Bài học đường đời đầu tiên”, em đã rất ấn tượng với hình ảnh nhân vật Dế Mèn – một chàng dế thanh niên cường tráng và mạnh mẽ. Hình ảnh Dế Mèn vui vẻ và tự tin về bản thân khiến em rất thích và ngưỡng mộ. Bởi vì Dế Mèn rất siêng năng luyện tập, nên mới có được cơ thể khỏe mạnh và tràn đầy năng lượng như vậy. Tuy nhiên, sau khi chứng kiến những gì mà cậu ta gây ra cho Dế Choắt, em lại có phần ghét cậu ta. Chỉ vì một phút nông nổi, bày trò nghịch dại trêu chọc chị Cốc, mà Dế Mèn đã gây ra cái chết thảm thương cho Dế Choắt. Từ đó, cậu ấy mới nhận ra được sai lầm của mình và quyết tâm sửa chữa. Qua câu chuyện ấy, trong em dấy lên những suy nghĩ về hiện tượng một số bạn trẻ hiện nay có cách hành xử nóng nảy và bồng bột, không suy nghĩ cẩn thận để rồi dẫn đến những hậu quả đau lòng.
Những bạn trẻ ấy, đa số còn ngồi trên ghế nhà trường, luôn tràn đầy sự tò mò và thích thú với thế giới của người trưởng thành ngoài kia. Đôi khi, chỉ vì sự hiếu kì mà các bạn đã xem, đã làm, và đã thử những điều cấm kị và không nên. Hay có những bạn học sinh vì tính kiêu căng, nóng nảy, muốn khẳng định bản thân mình mà có những hành vi bắt nạt bạn học, gian lận trong thi cử, hay trốn học… Những hành động ấy là sai trái nhưng các bạn ấy vì một phút bồng bột nên đã thực hiện, gây nên những hậu quả ảnh hưởng đến bản thân về sau. Nhẹ thì bị bạn bè xa lánh, nặng thì bị phạt kỉ luật, bị ghi vào học bạ. Nặng hơn nữa, có bạn đã bị đình chỉ, thôi học, thậm chí bị tạm giam và đưa đến trại cải tạo. Bởi những hành động xốc nổi ấy đã khiến cả tương lai phía trước của các bạn có một vết đen khó mà xóa bỏ.
Từ đó, chúng ta cần quan tâm hơn và có các biện pháp cụ thể giúp hạn chế tình trạng các bạn trẻ có hành động nóng nảy và bồng bột thiếu suy nghĩ. Trước hết, và cũng là quan trọng nhất, chính là sự giáo dục của nhà trường và gia đình. Gia đình và nhà trường cần đóng vai trò chủ động trong việc dạy dỗ các bạn trẻ về đạo đức, lối sống và cách ứng xử. Sau đó, nên tăng cường tuyên truyền về các bài học đạo đức cho thanh thiếu niên thông qua các phương tiện giải trí như ca khúc, bộ phim, truyện tranh… Đồng thời, cần có những hình thức xử phạt và răn đe để các bạn biết điều gì là không nên thử và không nên làm, nhằm tránh bắt chước và dẫm vào vết xe đổ của người khác.
Nhân vật Dế Mèn đã dạy cho em hiểu rằng, chúng ta cần phải cẩn trọng, không được kiêu căng, hống hách rồi có những hành động bồng bột, sai lầm. Qua hình ảnh Dế Mèn, em nhận ra rằng mỗi người đều có thể mắc sai lầm, nhưng quan trọng là phải biết nhận lỗi, sửa sai và trưởng thành từ những bài học đó. Đó mới chính là điều làm nên giá trị của một con người.
4. Ý kiến về một vấn đề đời sống được gợi ra từ tác phẩm văn học ấn tượng nhất:
Đoạn trích “Đi lấy mật” đã phác họa một bức tranh thiên nhiên núi rừng U Minh hoang sơ và kỳ vĩ, gợi lên trong em những suy nghĩ sâu sắc về việc trồng và bảo vệ rừng, cũng như bảo vệ các loài động thực vật đang có nguy cơ bị tuyệt chủng.
Hình ảnh những hàng cây cao lớn, xanh um rợp trời trong tác phẩm “Đi lấy mật” đã và vẫn đang hiện diện trên khắp miền Tổ quốc ta. Tuy nhiên, diện tích rừng nguyên sơ như thế hiện nay đang ngày càng bị thu hẹp lại. Một nguyên nhân lớn chính là do sự khai thác và tàn phá của con người. Để thu hoạch gỗ và các loại sản vật rừng lâu năm, quý hiếm, nhiều người đã khai thác và săn bắn trái phép với số lượng lớn. Có những người lại đốt rừng để lấy đất làm nương rẫy. Chính những điều đó là nguyên nhân khiến cho diện tích rừng ngày càng thu hẹp lại, gián tiếp dẫn đến khí hậu ngày càng biến đổi theo chiều hướng tiêu cực. Bão lũ diễn ra nhiều và nặng nề hơn, cùng sự ô nhiễm của không khí và môi trường.
Hình ảnh thiên nhiên tươi đẹp trong đoạn trích khiến em cảm thấy xúc động và lo lắng. Những cánh rừng xanh mướt, bạt ngàn, không chỉ là tài sản quý giá của đất nước mà còn là lá phổi xanh của hành tinh. Chúng ta đang đứng trước nguy cơ mất đi một phần quan trọng của hệ sinh thái, ảnh hưởng nghiêm trọng đến sự cân bằng của môi trường tự nhiên. Khi rừng bị tàn phá, không chỉ cây cối mà cả các loài động vật cũng mất đi nơi sinh sống, đẩy nhiều loài đến bờ vực tuyệt chủng.
Vì vậy, chúng ta cần phải quan tâm hơn đến vấn đề bảo vệ môi trường. Cần ngăn chặn các hành vi khai thác trái phép tài nguyên rừng. Đồng thời, cần có kế hoạch trồng thêm nhiều cây xanh hơn để sớm phủ xanh các đồi trọc. Việc này không chỉ là trách nhiệm của các cơ quan chức năng mà còn là trách nhiệm của mỗi cá nhân. Mỗi người chúng ta cần nhận thức rõ ràng về tầm quan trọng của việc bảo vệ rừng và môi trường. Bằng cách tham gia vào các hoạt động trồng cây, bảo vệ rừng, giảm thiểu sử dụng các sản phẩm từ gỗ không cần thiết, chúng ta đang đóng góp vào việc bảo vệ môi trường sống cho chính mình và cho thế hệ mai sau.
Ngoài ra, việc giáo dục và nâng cao nhận thức của cộng đồng về tầm quan trọng của rừng cũng là một yếu tố then chốt. Các chương trình giáo dục về môi trường cần được đưa vào chương trình học từ bậc tiểu học đến đại học. Các chiến dịch truyền thông, các hoạt động tình nguyện trồng cây, bảo vệ rừng cũng cần được đẩy mạnh. Chúng ta cũng cần có những chính sách bảo vệ rừng hiệu quả hơn, từ việc quản lý chặt chẽ việc khai thác gỗ, đến việc bảo vệ các loài động thực vật quý hiếm.
Bảo vệ rừng là trách nhiệm của mỗi người trong chúng ta. Và để làm được điều đó, trước hết, chúng ta cần có trong mình một tình yêu thiên nhiên và cây cối. Chính tình yêu ấy sẽ thúc đẩy chúng ta hành động bảo vệ thế giới xung quanh mình. Khi chúng ta yêu quý và trân trọng thiên nhiên, chúng ta sẽ có ý thức hơn trong việc bảo vệ và gìn giữ những gì thiên nhiên ban tặng. Chỉ khi đó, chúng ta mới có thể đảm bảo rằng thế hệ mai sau cũng sẽ được tận hưởng vẻ đẹp kỳ vĩ và hoang sơ của những cánh rừng như cậu bé An trong “Đi lấy mật”.
THAM KHẢO THÊM: