Ý kiến của con quan trọng thế nào trong việc quyết định quyền nuôi con? Tranh chấp quyền nuôi con trên 7 tuổi có phụ thuộc hoàn toàn vào nguyện vọng của con.
Trong quá trình tranh chấp ly hôn, ngoài quyền tài sản thì việc giành quyền nuôi con cũng được các cặp vợ chồng quan tâm. Vậy trong trường hợp con trên 7 (bảy) tuổi thì ý kiến của con quan trọng thế nào trong việc quyết định quyền nuôi con?
Căn cứ pháp lý:
Luật hôn nhân và gia đình năm 2014
Nội dung tư vấn:
Mục lục bài viết
1. Ý kiến của con không hoàn toàn quyết định
Theo quy định tại Điều 81
“Vợ, chồng thỏa thuận về người trực tiếp nuôi con, nghĩa vụ, quyền của mỗi bên sau khi ly hôn đối với con; trường hợp không thỏa thuận được thì Tòa án quyết định giao con cho một bên trực tiếp nuôi căn cứ vào quyền lợi về mọi mặt của con; nếu con từ đủ 07 tuổi trở lên thì phải xem xét nguyện vọng của con.
Con dưới 36 tháng tuổi được giao cho mẹ trực tiếp nuôi, trừ trường hợp người mẹ không đủ điều kiện để trực tiếp trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con hoặc cha mẹ có thỏa thuận khác phù hợp với lợi ích của con”.
Như vậy, theo quy định tại điều 81
Đối với con từ đủ 7 tuổi trở lên thì tòa chỉ xem xét nguyện vọng của con, tức ý kiến của con chỉ mang tính chất định hướng, và tham khảo chứ không mang tính chất quyết định khi Tòa án giải quyết quyền nuôi con. Ngoài việc xem xét ý kiến của con thì Tòa án cần xem xét điều kiện về vật chất và tinh thần để đảm bảo các điều kiện khi chăm sóc nuôi dưỡng con. Cụ thể:
– Điều kiện về vật chất (kinh tế):
(Vợ/Chồng) phải chứng minh được mình có đầy đủ các điều kiện về vật chất như:
+ Thu nhập thực tế
+ Công việc ổn định
+ Có chỗ ở ổn định (nhà ở hợp pháp)
+ … và các vấn đề khác.
Như vậy (Vợ/Chồng) phải có điều kiện về tài chính hơn so với (Vợ/Chồng), mức thu nhập, nơi cư trú của bạn phải đủ để đảm bảo điều kiện về nuôi dưỡng, học tập và vui chơi cho cháu bé.
Để chứng minh được vấn đề này (Vợ/Chồng) cần cung cấp cho Toà án những giấy tờ như:
– Điều kiện về tinh thần:
Các điều kiện về tinh thần bao gồm: thời gian chăm sóc, dạy dỗ, giáo dục con, tình cảm dành cho con từ trước đến nay, điều kiện cho con vui chơi, giải trí, nhân cách đạo đức của cha mẹ…
Như vậy, để giành quyền nuôi con (Vợ/Chồng) phải chứng minh được các điều kiện mọi mặt mà (Vợ/Chồng) giành được cho con.
Trong trường hợp không đồng ý với phán quyết của toà thì (Vợ/Chồng) sẽ có quyền kháng cáo sau 15 ngày hoặc có thể chỉ ra được (Vợ/Chồng) không có đủ điều kiện về vật chất, đạo đức lối sống, tinh thần… ảnh hưởng đến con thì (Vợ/Chồng) sẽ gửi đơn ra toà để toà giải quyết.
Ngoài ra, trong trường hợp để giành quyền nuôi con các bên có thể chứng minh:
Chứng minh được đối phương trong thời gian chung sống không quan tâm con, bạo lực với con
Để được trực tiếp nuôi dưỡng con, người vợ/người chồng phải là người yêu thương và dành nhiều tình cảm cho con. Vì vậy, nếu vợ hoặc chống chứng minh được đối phương trong thời gian chung sống thường xuyên có những hành vi bạo lực với con về thể xác hoặc tinh thần, không quan tâm, lo lắng cho con, không hoàn thành tốt trách nhiệm của một người cha, người mẹ…thì sẽ giành lợi thế khi Tòa án phán quyền nuôi con.
– Chứng minh về vấn đề điều kiện kinh tế để nuôi con
Đây là yếu tố quyết định thứ 2 để vợ/ chồng có được quyền nuôi con. Vì thế, bạn phải chứng minh được thu nhập đảm bảo cho những nhu cầu tối thiểu của con.
– Chứng minh được đối phương có lỗi trong ly hôn
Như vợ/ chồng ngoại tình…. bạo lực gia đình… vi phạm hôn nhân
– Chứng minh được thời gian chăm sóc con
Người trực tiếp nuôi dưỡng con phải có thời gian dành cho con. Để trẻ phát triển toàn diện, trẻ cần phải được đáp ứng cả về yếu tố vật chất và tinh thần. Vì thế vợ hoặc chồng mà đi xa thì đó là bất lợi trong việc giành quyền nuôi con
– Các yếu tố khác…..
2. Việc lấy ý kiến của con được thực hiện như thế nào?
Việc tranh chấp quyền nuôi con trên 7 tuổi, nếu các bên không thỏa thuận được thì tòa án sẽ xem xét ý kiến của con. Việc lấy ý kiến của con từ đủ 7 tuổi được thực hiện như sau:
Theo quy định tại Khoản 3 Điều 208 Bộ luật tố tụng dấn sự năm 2015:
“Đối với vụ án tranh chấp về nuôi con khi ly hôn hoặc thay đổi người trực tiếp nuôi con sau khi ly hôn, Thẩm phán phải lấy ý kiến của con chưa thành niên từ đủ bảy tuổi trở lên, trường hợp cần thiết có thể mời đại diện cơ quan quản lý nhà nước về gia đình, cơ quan quản lý nhà nước về trẻ em chứng kiến, tham gia ý kiến. Việc lấy ý kiến của con chưa thành niên và các thủ tục tố tụng khác đối với người chưa thành niên phải bảo đảm thân thiện, phù hợp với tâm lý, lứa tuổi, mức độ trưởng thành, khả năng nhận thức của người chưa thành niên, bảo đảm quyền, lợi ích hợp pháp, giữ bí mật cá nhân của người chưa thành niên”.
Do đó, việc lấy ý kiến của con phải đảm bảo sự thân thiện, phù hợp với tâm lý, lứa tuổi, mức độ trưởng thành, khả năng nhận thức của người chưa thành niên, bảo đảm quyền và lợi ích hợp pháp, và quan trọng và việc lấy ý kiên phải đảm bảo giữ bí mật cá nhân của người chưa thành niên.
Ngoài ra, theo quy định tại Văn bản 01/2017/GĐ-TANDTC giải đáp một số vấn đề về nghiệp vụ thì
“Đối với vụ án hôn nhân và gia đình liên quan đến người chưa thành niên, trước khi mở phiên họp kiểm tra việc giao nộp, tiếp cận, công khai chứng cứ và hòa giải giữa các đương sự thì Thẩm phán, Thẩm tra viên được Chánh án Tòa án phân công phải thu thập tài liệu, chứng cứ để xác định nguyên nhân của việc phát sinh tranh chấp. Khi xét thấy cần thiết, Thẩm phán có thể tham khảo ý kiến của cơ quan quản lý nhà nước về gia đình, cơ quan quản lý nhà nước về trẻ em về hoàn cảnh gia đình, nguyên nhân phát sinh tranh chấp và nguyện vọng của vợ, chồng, con có liên quan đến vụ án”. Quy định này thể hiện tính chất đặc thù của vụ án hôn nhân và gia đình, nhằm bảo vệ quyền lợi chính đáng của vợ, chồng, con. Do vậy, đối với vụ án hôn nhân và gia đình có liên quan đến người chưa thành niên, việc thu thập tài liệu, chứng cứ để xác định nguyên nhân phát sinh tranh chấp là bắt buộc.
Như vậy khi thực hiện giải quyết quyền nuôi, việc lấy ý kiến của con chỉ được áp dụng trong trường hợp con từ 7 tuổi trở lên, việc lấy ý kiến phải dựa trên những chứng cứ được xác minh trong quá trình thu thập tài liệu để đảm bảo việc giải quyết, lấy ý kiến của con phải phù hợp với tâm lý, lứa tuổi, hoàn cảnh của các con. Nếu một người được Tòa án giải quyết giao quyền nuôi con thì người còn lại phải có nghĩa vụ cấp dưỡng theo quy định của Luật hôn nhân và gia đình
3. Vấn đề cấp dưỡng
Theo quy định của Luật hôn nhân và gia đình thì việc cấp dưỡng giữa cha, mẹ với con cái được thực hiện khi người đó không sống chung với con.
Về thời điểm thực hiện nghĩa vụ cấp dưỡng được Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014 chỉ quy định về thời điểm chấm dứt nghĩa vụ cấp dưỡng tại Điều 114 mà không quy định thời điểm vợ hoặc chồng thực hiện nghĩa vụ cấp dưỡng nuôi con khi vợ chồng ly hôn là từ lúc nào. Dẫn đến hiện nay trong thực tiễn có nhiều quan điểm khác nhau về thời điểm thực hiện cấp dưỡng nuôi con.
Có quan điểm cho rằng mặc dù chưa có quy định cụ thể trường hợp vợ chồng ly hôn có tranh chấp về cấp dưỡng nuôi con thì thời điểm cấp dưỡng nuôi con được tính từ lúc nào, tuy nhiên theo khoản 1 Điều 482 của
Tuy nhiên, cũng còn có quan điểm cho rằng Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014 chỉ có quy định về mức cấp dưỡng và phương thức cấp dưỡng nuôi con do vợ chồng thỏa thuận. Trường hợp không thỏa thuận được thì yêu cầu Tòa án giải quyết. Vì pháp luật không có quy định thời điểm vợ hoặc chồng thực hiện nghĩa vụ cấp dưỡng nuôi con khi ly hôn từ lúc nào nên Tòa án không cần phải ghi thời điểm vợ hoặc chồng thực hiện nghĩa vụ cấp dưỡng nuôi con vào quyết định, bản án của Tòa án. Cho nên thời điểm cấp dưỡng nuôi con được tính từ ngày vợ hoặc chồng gửi đơn yêu cầu thi hành án cho cơ quan thi hành án dân sự để yêu cầu thi hành bản án, quyết định của Tòa án.
Việc để Tòa án quyết định mức cấp dưỡng nuôi con đảm bảo hài hòa hai yếu tố: thu nhập, khả năng thực tế của người có nghĩa vụ cấp dưỡng với nhu cầu thiết yếu của người được cấp dưỡng là rất khó khăn. Bởi vì trong nhiều trường hợp nhu cầu thiết yếu của người được cấp dưỡng thì lớn hơn thu nhập, khả năng thực tế của người có nghĩa vụ cấp dưỡng; nhiều trường hợp người có nghĩa vụ cấp dưỡng không có việc làm ổn định hoặc không có việc làm nên thu nhập của họ thấp và thậm chí là không đủ đáp ứng nhu cầu thiết yếu của chính bản thân họ. Chính vì vậy mà nhiều trường hợp người có nghĩa vụ cấp dưỡng không đáp ứng được nhu cầu thiết yếu của người được cấp dưỡng.