Du lịch là hoạt động nghỉ ngơi một cách tích cực, một sở thích mà bất kỳ ai cũng mong muốn. Vì vậy du lịch là một trong những nhu cầu không thể thiếu trong đời sống của con người hiện nay, đây cũng là ngành kinh tế trọng điểm của Việt Nam. Vậy xúc tiến du lịch là gì? Và quy định về hoạt động xúc tiến du lịch như thế nào?
Mục lục bài viết
1. Xúc tiến du lịch là gì?
Xúc tiến du lịch hiện nay được giải thích cụ thể tại khoản 13 Điều 3 của
Vì vậy, có thể hiểu xúc tiến du lịch như sau: Xúc tiến du lịch là hoạt động quan trọng để mở rộng tầm ảnh hưởng của du lịch đến khách hàng, là hoạt động nghiên cứu thị trường, tiến hành hoạt động cần thiết để tuyên truyền, quảng bá, vận động hướng tới mục tiêu tìm kiếm, thúc đẩy cơ hội phát triển du lịch và thu hút khách du lịch trong/ngoài nước.
Xúc tiến du lịch cần phải có một số nội dung cơ bản. Căn cứ theo quy định tại Điều 67 của Luật du lịch năm 2017 có quy định về xúc tiến du lịch. Theo đó, xúc tiến du lịch cần phải có các nội dung cơ bản như sau:
-
Quá trình xúc tiến du lịch cần phải bao gồm nội dung quản bá đất nước, giới thiệu các nội dung liên quan đến đất nước, quảng bá và giới thiệu hình ảnh về con người Việt Nam, giới thiệu di sản văn hóa và di tích lịch sử, danh lam thắng cảnh của đất nước, các công trình lao động sáng tạo của con người Việt Nam, duy trì tốt nhất bản sắc văn hóa dân tộc Việt Nam hướng tới mục tiêu tăng cường thu hút khách du lịch dựa trên những nền tảng cơ bản;
-
Xây dựng thương hiệu du lịch quốc gia, phát triển thương hiệu du lịch quốc gia, thương hiệu du lịch vùng, địa phương, doanh nghiệp. Kết hợp với hoạt động nghiên cứu thị trường du lịch, xây dựng các sản phẩm du lịch hữu ích, quảng bá các sản phẩm du lịch đến đời sống con người, tăng thị hiếu của khách du lịch, phù hợp với nhu cầu của khách du lịch trên thị trường;
-
Tuyên truyền nâng cao nhận thức xã hội trong lĩnh vực du lịch, từ đó góp phần đảm bảo môi trường du lịch được phát triển an toàn, an ninh, lành mạnh, vững bền, văn minh, phát huy tối đa truyền thống mến khách của dân tộc Việt Nam;
-
Vận động nguồn lực đầu tư, tìm kiếm cơ hội, tập trung nguồn lực đầu tư theo hướng tới mục tiêu phát triển kết cấu hạ tầng cơ sở vật chất kĩ thuật của ngành du lịch, từ đó đa dạng hóa chất lượng và nâng cao chất lượng dịch vụ du lịch.
2. Quy định hoạt động xúc tiến du lịch?
Căn cứ theo quy định tại Điều 68 của Luật du lịch năm 2017 có quy định về hoạt động xúc tiến du lịch. Theo đó, hoạt động xúc tiến du lịch được quy định cụ thể như sau:
-
Bộ văn hóa thể thao và Du lịch là cơ quan nhà nước có thẩm quyền tiến hành tổ chức các hoạt động chiến lược, kế hoạch, chương trình xúc tiến du lịch cấp quốc gia, tiến hành các hoạt động điều phối nội dung liên quan đến hoạt động xúc tiến du lịch liên vùng và liên tỉnh;
-
Bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan có thẩm quyền đó là Ủy ban nhân dân các cấp, trong phạm vi chức năng và nhiệm vụ quyền hạn của mình, tiến hành hoạt động xây dựng và tổ chức thực hiện kế hoạch du lịch, thực hiện chương trình xúc tiến du lịch phù hợp với lĩnh vực, phù hợp với địa bàn quản lý của mình, phù hợp với chiến lược, kế hoạch và chương trình xúc tiến du lịch cấp quốc gia đã được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt;
-
Các tổ chức xã hội nghề nghiệp trong lĩnh vực du lịch, doanh nghiệp, các tổ chức và cá nhân khác có liên quan đến hoạt động du lịch cần phải chủ động trong quá trình xây dựng, tổ chức thực hiện kế hoạch, tổ chức thực hiện chương trình xúc tiến du lịch với phạm vi trong nước và phạm vi ngoài nước, sao cho phù hợp với chiến lược xúc tiến du lịch, kế hoạch xúc tiến và chương trình xúc tiến du lịch cấp quốc gia, thành lập văn phòng xúc tiến du lịch trên lãnh thổ của nước ngoài. Chi phí hoạt động xúc tiến du lịch của các doanh nghiệp sẽ cần phải thực hiện chế độ hạch toán vào chi phí của doanh nghiệp đó.
Theo đó, hoạt động xúc tiến du lịch là một trong những hoạt động vô cùng quan trọng, được đặt dưới sự thực hiện của nhiều bộ, cơ quan ngang bộ khác nhau. Cụ thể như sau:
(1) Đối với Bộ văn hóa thể thao và du lịch, cần phải xây dựng chiến lược xúc tiến du lịch cấp quốc gia, tổ chức thực hiện chiến lược, kế hoạch, quy hoạch, chương trình xúc tiến du lịch cấp quốc gia, điều phối các hoạt động có liên quan đến vấn đề xúc tiến du lịch liên tỉnh và liên vùng.
(2) Đối với các bộ, cơ quan ngang bộ, Ủy ban nhân dân các cấp, trong phạm vi chức năng và nhiệm vụ quyền hạn của mình, cần phải tiến hành hoạt động tổ chức và xây dựng kế hoạch xúc tiến du lịch, thực hiện đầy đủ chương trình xúc tiến du lịch theo lĩnh vực thuộc thẩm quyền quản lý của mình và theo địa bàn quản lý phù hợp với kế hoạch, phù hợp với chiến lược, phù hợp với chương trình xúc tiến du lịch cấp quốc gia của Bộ văn hóa thể thao và du lịch.
(3) Tổ chức xã hội nghề nghiệp trong lĩnh vực du lịch, doanh nghiệp và các tổ chức, cá nhân có liên quan cần phải chủ động xây dựng kế hoạch xúc tiến du lịch, tổ chức thực hiện kế hoạch, chương trình xúc tiến du lịch với phạm vi trong nước và nước ngoài sao cho phù hợp với kế hoạch, chiến lược, chương trình xúc tiến du lịch cấp quốc gia, thành lập văn phòng xúc tiến du lịch trên lãnh thổ của nước ngoài. Chi phí hoạt động xúc tiến du lịch của các doanh nghiệp cần phải thực hiện thủ tục hạch toán vào chi phí của doanh nghiệp đó.
3. Hoạt động xúc tiến du lịch có được Nhà nước bố trí kinh phí không?
Căn cứ theo quy định tại Điều 5 của Luật du lịch năm 2017 có quy định về chính sách phát triển du lịch. Theo đó:
-
Nhà nước cần phải có chính sách huy động tất cả các nguồn lực cần thiết phục vụ cho quá trình phát triển du lịch, hướng tới mục tiêu đảm bảo du lịch trở thành một trong những ngành kinh tế mũi nhọn của đất nước;
-
Các tổ chức và cá nhân kinh doanh trong lĩnh vực du lịch sẽ được hưởng mức ưu đãi, được hưởng nhiều chính sách hỗ trợ đầu tư cao khi cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban hành và áp dụng các chính sách và ưu đãi và hỗ trợ đầu tư;
-
Nhà nước luôn luôn ưu tiên bố trí kinh phí phục vụ cho các hoạt động như sau: Hoạt động điều tra, đánh giá, tôn tạo, bảo vệ, phát triển giá trị tài nguyên trong lĩnh vực du lịch, lập quy hoạch trong lĩnh vực du lịch, xúc tiến du lịch, xây dựng các thương hiệu du lịch cấp quốc gia, xây dựng thương hiệu du lịch cấp địa phương, xây dựng kết cấu hạ tầng phục vụ cho quá trình phát triển du lịch;
-
Nhà nước cần phải có chính sách khuyến khích và hỗ trợ cho các hoạt động như sau: Hỗ trợ cho hoạt động đầu tư phát triển cơ sở vật chất kĩ thuật và dịch vụ du lịch đạt chất lượng cao, phục vụ cho quá trình nghiên cứu định hướng phát triển các sản phẩm trong lĩnh vực du lịch, đào tạo và phát triển nguồn nhân lực trong lĩnh vực du lịch, ứng dụng khoa học công nghệ hiện đại để phục vụ cho quá trình quản lý và phát triển du lịch, phát triển du lịch tại những địa điểm có tiềm năng du lịch, sử dụng nguồn nhân lực chất lượng để phục vụ cho sự phát triển du lịch, đầu tư hình thành các khu du lịch phức hợp phục vụ cho nhu cầu du lịch của đời sống người dân, nâng cao quy mô lớn của các dịch vụ du lịch, mở rộng hơn nữa hệ thống cửa hàng miễn thuế và các trung tâm mua sắm phục vụ các khách du lịch, đầu tư phát triển các sản phẩm du lịch mới có tác động tốt tới môi trường tự nhiên, thu hút sự tham gia của cộng đồng dân cư, tiến hành hoạt động đầu tư phát triển các sản phẩm du lịch biển đảo và sản phẩm du lịch sinh thái/sản phẩm du lịch cộng đồng và du lịch văn hóa/cũng như một số sản phẩm du lịch đặc biệt khác;
-
Nhà nước cần phải có chính sách tạo điều kiện thuận lợi phục vụ cho quá trình cư trú, đi lại, thực hiện thủ tục xuất nhập cảnh, hải quan, hoàn thuế giá trị gia tăng, đảm bảo tối đa quyền lợi hợp pháp khác cho khách du lịch.
Như vậy, hoạt động xúc tiến du lịch là một trong những hoạt động được nhà nước ưu tiên bố trí kinh phí.
Các văn bản pháp luật được sử dụng trong bài viết:
THAM KHẢO THÊM: