Khái quát về hành vi xúc phạm danh dự, nhân phẩm người khác trên mạng xã hội? Xúc phạm danh dự, nhân phẩm người khác trên mạng xã hội?
Trong thời buổi xã hội ngày càng phát triển, công nghệ và các thiết bị điện tử cũng càng ngày càng ra đời nhiều hơn và phổ biến hơn trước rất nhiều. Do đó mà mạng xã hội ngày càng trở nên phổ biến và có sức ảnh hưởng không nhỏ đến đời sống xã hội về cả mặt lợi và mặt hại của nó. Theo đó,và dựa trên các quyền của các chủ thể được pháp luật hiện hành quy định mà mỗi người có thể tự mình đăng tải các thông tin về bản thân hoặc người khác, hay còn có thể là việc những người này thể hiện các trạng thái cảm xúc hay thậm chí là những suy nghĩ trên tài khoản cá nhân của mình.
Tuy nhiên, thực tế hiện nay pháp luật Việt Nam cũng chưa có quy định cụ thể về an ninh mạng, do đó cho thấy hiện nay rất khó kiểm soát nội dung đăng tải và chia sẻ trên mạng xã hội nên dẫn đến tình trạng ngày càng xuất hiện nhiều thông tin được đăng tải dưới mục đích xúc phạm danh dự, nhân phẩm, uy tín hoặc đe dọa người khác. Vậy theo như quy định của pháp luật hiện hành đối với các hành vi xúc phạm danh dự, nhân phẩm người khác trên mạng xã hội thì sẽ bị giải quyết như thế nào?
Luật sư tư vấn pháp luật qua tổng đài trực tuyến 24/7: 1900.6568
Cơ sở pháp lý:
–
–
–
– Nghị định 15/2020/NĐ-CP quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bưu chính, viễn thông, tần số vô tuyến điện, công nghệ thông tin và giao dịch điện tử
Mục lục bài viết
1. Hành vi xúc phạm danh dự, nhân phẩm người khác trên mạng xã hội:
Trước khi đi vào tìm hiểu nội dung về xúc phạm danh dự, nhân phẩm người khác trên mạng xã hội được pháp luật hiện hành quy định với nội dung như thế nào? Thì trong nội dung mục một này tác giả sẽ giúp quý bạn đọc hiểu thêm về nội dung của hoạt động tự do ngôn luận và hành vi xúc phạm danh dự, nhân phẩm người khác trên mạng xã hội mà pháp luật hiện hành quy định. Mà cụ thể ở đây là theo như quy định của
Trên cơ sở quy định của pháp luật Việt nam hiện hành mà cụ thể được ghi nhận tại Hiến pháp nước Việt nam năm 2013 thì “quyền tự do ngôn luận là một trong những quyền cơ bản và quan trọng của mỗi người”. Mà được quy định cụ thể tại Điều 25 Hiến pháp 2013 quy định: “Công dân có quyền tự do ngôn luận, tự do báo chí, tiếp cận thông tin, hội họp, lập hội, biểu tình. Việc thực hiện các quyền này do pháp luật quy định”. Như vậy, có thể hiểu rằng, tự do ngôn luận cần đặt trong một khuôn khổ theo pháp luật quy định nhằm không bị lợi dụng dẫn tới ảnh hưởng đến quyền, lợi ích của cá nhân, tổ chức khác, cũng như làm lệch lạc thuần phong mỹ tục, đạo đức xã hội, trật tự công cộng.
Như vậy, xét về góc độ pháp lý thì hành vi xúc phạm, lăng mạ, làm nhục người khác qua các tin nhắn trên mạng xã hội và tin nhắn điện thoại của các cá nhân là vi phạm pháp luật.
Mặc dù pháp luật có quy định về quyền tiếp cận thông tin và tự do ngôn luận nhưng chúng ta cần thực hiện một cách có giới hạn. Mọi hành vi đi quá giới hạn, làm tổn hại hoặc xâm phạm đến danh dự, nhân phẩm của người khác thì đều là hành vi vi phạm pháp luật.
Ngoài ra thì theo như quy định tại Khoản 1, Điều 20 Hiến pháp 2013, quy định: “Mọi người có quyền bất khả xâm phạm về danh dự và nhân phẩm; không bị tra tấn, bạo lực, truy bức, nhục hình hay bất kỳ hình thức đối xử nào khác xâm phạm thân thể, sức khỏe, xúc phạm danh dự, nhân phẩm”. Đồng thời thì quyền này tiếp tục được ghi nhận tại Điều 34
Trong đó thì theo tổng hợp trên Wikipedia, mạng xã hội được nhắc đến ở đây đó chính là “dịch vụ mạng xã hội” hay “trang mạng xã hội”, trong thực tế thì mạng xã hội còn được biết đến là nền tảng trực tuyến mới phát triển mạnh trong giai đoạn gần đây và được người dân sử dụng rộng rãi. Đồng thời thì mạng xã hội còn là nơi mọi người dùng để xây dựng các mối quan hệ với người khác trên mọi miền đất nước, thậm chí là những cá nhân là người nước ngoài trên khắp thế giới mà có chung tính cách, nghề nghiệp, công việc, trình độ, sở thíc… hay có mối quan hệ ngoài đời thực để mọi người có thể xích lại gần nhau hơn.
Đồng thời thì, sanh dự, nhân phẩm cũng được biết đến ở đây là những giá trị gắn liền với nhân thân của con người, được pháp luật tôn trọng và bảo vệ. Còn đối với khái niệm về hành vi xúc phạm danh dự nhân phẩm ở đây thì pháp luật không có quy định rõ về nội dung của phái niệm này. Tuy nhiên, vẫn có thể hiểu một cách đơn giản về khái niệm của hành vi xúc phạm danh dự nhân phẩm là dùng những lời lẽ thô bỉ, tục tĩu đế nhục mạ nhằm hạ uy tín gây thiệt hại về danh dự, nhân phẩm cho người khác.
2. Bị người khác xúc phạm trên mạng xã hội phải làm thế nào?
Tóm tắt câu hỏi:
Tôi bị người ta xúc phạm nhân phẩm và danh dự trên trang mạng xã hội thì tôi phải làm như thế nào? Tôi đã gửi đơn lên công an hơn 1 tháng nay rồi nhưng không thấy phản hồi gì cả? Mong luật sư chỉ dẫn giúp tôi.
Luật sư tư vấn:
Trên cơ sở quy định của pháp luật hiện hành mà cụ thể ở đây được biết đến đó là tại Khoản 1 Điều 5
“1. Lợi dụng việc cung cấp, sử dụng dịch vụ Internet và thông tin trên mạng nhằm mục đích…
d) Đưa thông tin xuyên tạc, vu khống, xúc phạm uy tín của tổ chức, danh dự và nhân phẩm của cá nhân;…”
Bên cạnh đó, thì đối với những người được xác định là có hành vi xúc phạm danh dự, nhân phẩm của người khác sẽ bị xử phạt hành chính theo quy định tại điểm a) Khoản 1 Điều 5
“1. Phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 100.000 đồng đến 300.000 đồng đối với một trong những hành vi sau đây:
a) Có cử chỉ, lời nói thô bạo, khiêu khích, trêu ghẹo, xúc phạm danh dự, nhân phẩm của người khác;”
Từ quy định vừa được nêu ra thí có thể thấy rằng đối với những hành vi xúc phạm, lăng mạ, làm nhục người khác trên mạng xã hội thì tuỳ theo mức độ và tính chất của hành vi sẽ bị xử phạt hành chính hoặc truy cứu trách nhiệm hình sự theo như quy định của pháp luật Việt Nam hiện hành về các vấn đề bảo vệ danh dự nhân phẩm của người khác.
Dựa trên quy định tại điểm a khoản 1 Điều 101 Nghị định 15/2020/NĐ-CP về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bưu chính, viễn thông, tần số vô tuyến điện, công nghệ thông tin và giao dịch điện tử, đối với những cá nhân có hành vi xúc phạm, lăng mạ, làm nhục người khác trên mạng xã hội có thể bị xử phạt số tiền từ 10 triệu đồng đến 20 triệu đồng đối với hành vi cung cấp, chia sẻ thông tin giả mạo, thông tin sai sự thật, xuyên tạc, vu khống, xúc phạm uy tín của cơ quan, tổ chức, danh dự, nhân phẩm của cá nhân.
Nếu gây hậu quả nghiêm trọng thì người này có thể sẽ bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy định tại Điều 155
“1. Người nào xúc phạm nghiêm trọng nhân phẩm, danh dự của người khác, thì bị phạt cảnh cáo, phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng hoặc phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm.“
Trong quy định này thì đối với hành vi xúc phạm nghiêm trọng nhân phẩm, danh dự của người khác trên mạng xã hội được biết đến là những hành vi có thể thực hiện bằng lời nói hoặc bằng hành động gây ảnh hưởng đến danh dự và nhân phẩm của người khác. Thông thường lời nói được sử dụng để xúc phạm nghiêm trọng nhân phẩm, danh dự của người khác trên mạng xã hội là lời nói có tính chất miệt thị và sỉ nhục người khác một cách nghiêm trọng trái với thuần phong mỹ tục, trái với luân thường đạo lý. Bện cạnh đó, thì nếu như một người có hành động được sử dụng để xúc phạm nghiêm trọng nhân phẩm, danh dự của người khác trên mạng xã hội thì đó chắc hẳn được xác định ở đây là có tính chất bỉ ổi, sỉ nhục người khác.
Như vậy, theo thông tin bạn cung cấp thì xúc phạm nhân phẩm và danh dự trên trang mạng xã hội, để đảm bảo quyền lợi cho bạn, bạn nên làm đơn tố cáo gửi tới Cơ quan công an cấp huyện nơi người có hành vi xúc phạm danh dự, nhân phẩm của bạn hoặc nơi bạn cư trú để được giải quyết. Đồng thời thì nếu thời gian giải vụ việc xúc phạm danh dự nhân phẩm của bạn trên mạng xã hội được giải quyết lâu, bạn nên lên trực tiếp cơ quan công an để bạn hỏi rõ việc điều tra, xác minh hiện nay đến đâu, đề nghị cơ quan công an giải quyết sớm cho bạn.