Xuất khẩu lao động một trong những hình thức cung ứng lao động phổ biến hiện nay. Nhiều người lao động chọn hình thức này để tìm kiếm cơ hội việc làm cho bản thân có tương lai mới tại các quốc gia và lãnh thổ khác. Vậy xuất khẩu lao động là gì?
Mục lục bài viết
1. Xuất khẩu lao động là gì?
Xuất khẩu lao động là một trong những hoạt động mua – bán hàng hóa. Mà hàng hóa ở đây là sức lao động của con người nội địa cho những người sử dụng lao động nước ngoài.
+ Người sử dụng lao động nước ngoài ở giao dịch này chính là chính phủ những nước ngoài hay những cơ quan, tổ chức kinh tế của nước ngoài có nhu cầu sử dụng lao động quốc tế.
+ Hàng hóa sức lao động trong nội địa : đây là khái niệm muốn nói tới lực lượng lao động trong nội địa hay trong nước sẵn sàng cung cấp cũng như sử dụng sức lao động của mình cho những người sử dụng lao động tại nước ngoài.
+ Hoạt động mua và bán ở hoạt động này thể hiện ở chỗ người có sức lao động trong nước sẽ bán quyền sử dụng sức lao động của chính mình trong một khoảng thời gian nhất định cho người có nhu cầu sử dụng lao động ngoài nước để nhận về một khoản tiền hàng tháng dưới hình thức là tiền lương. Còn người sử dụng sức lao động ngoài nước sẽ dùng tiền để mua sức lao động của người có sức lao động và yêu cầu người lao động phải thực hiện những công việc nhất định nào đó theo mong muốn của mình.
Tuy nhiên hoạt động mua – bán này có một số đặc điểm bạn cần đặc biệt lưu ý đó là: quan hệ mua – bán về sức lao động này không phải ở một thời gian ngắn chưa thể chấm dứt ngay được vì sức lao động không thể tách rời người lao động. Quan hệ này khởi đầu cho một mối quan hệ mới lâu dài về quan hệ lao động. Mối quan hệ này chỉ chấm dứt khi
Xuất khẩu lao động trong tiếng anh là Labor Export đây là hoạt động kinh tế thuộc nhóm ngành xuất khẩu lao động có tổ chức đưa người lao động tới một quốc gia, lãnh thổ khác để làm việc trong thời gian nhất định để có thể thu lệ phí từ bên nhập khẩu lao động.
Đây được coi như một hoạt động kinh tế góp phần thúc đẩy phát triển nguồn nhân lực, giải quyết được việc làm tạo thêm thu nhập để nâng cao trình độ kinh tế xã hội, tăng giá trị thu nhập ngoại tệ. Với một bên là người cung cấp, môi giới việc làm và một bên cần thuê nhân lực làm việc và phải mất một khoản chi phí nhất định và thời gian quy định. Bên nhập khẩu lao động cần có trách nhiệm tổ chức, tạo điều kiện theo đúng thỏa thuận trong hợp đồng đúng theo quy định nhà nước có trách nhiệm với người lao động.
2. Đặc điểm của xuất khẩu lao động:
– Xuất khẩu lao động là một hoạt động kinh tế đồng thời cũng là hoạt động mang tính xã hội cao:
- Xuất khẩu lao động là hoạt động kinh tế ở tầm vi mô và vĩ mô
Nói xuất khẩu lao động là hoạt động kinh tế vì nó đem lại lợi ích cho cả hai bên tham gia (bên cung và bên cầu). Ở tầm vĩ mô, bên cung là nước xuất khẩu lao động , bên cầu là nước nhập khẩu lao động. Ở tầm vi mô, bên cung là người lao động mà đại diện cho họ là các tổ chức kinh tế làm công tác xuất khẩu lao động (gọi tắt là doanh nghiệp xuất khẩu lao động), bên cầu là người sử dụng lao động nước ngoài.
Dù đứng ở góc độ nào thì với tư cách là chủ thể của một hoạt động kinh tế, cả bên cung và bên cầu khi tham gia vào hoạt động xuất khẩu lao động đều nhằm mục tiêu là lợi ích kinh tế. Họ luôn luôn tính toán giữa chi phí phải bỏ ra với lợi ích thu được để có quyết định hành động cuối cùng sao cho lợi nhất. Chính vì thế bên cạnh các quốc gia chỉ đơn thuần là xuất khẩu hay nhập khẩu lao động thì còn có cả những quốc gia vừa xuất khẩu vừa nhập khẩu lao động.
- Tính xã hội thể hiện ở chỗ
Dù các chủ thể tham gia xuất khẩu lao động với mục tiêu kinh tế nhưng trong quá trình tiến hành xuất khẩu lao động thì cũng đồng thời tạo ra các lợi ích cho xã hội như : giải quyết công ăn việc làm cho một bộ phận người lao động góp phần ổn định và cải thiện cuộc sống cho người dân, nâng cao phúc lợi xã hội, đảm bảo an ninh chính trị…
– Xuất khẩu lao động là một hoạt động mang tính cạnh tranh mạnh:
Cạnh tranh là quy luật tất yếu của thị trường. Trong cạnh tranh ai mạnh thì thắng, yếu thì thua. Và khi xuất khẩu lao động vận động theo quy luật thị trường thì tất yếu nó phải chịu sự tác động của quy
Cạnh tranh giúp cho chất lượng nguồn lao động xuất khẩu ngày càng được nâng cao hơn và đem lại lợi ích nhiều hơn cho các bên đồng thời cũng đào thải những cá thể không thể vận động trong vòng xoáy ấy.
– Không có sự giới hạn theo không gian đối với hoạt động xuất khẩu lao động:
Thị trường xuất khẩu lao động với một số quốc gia xuất khẩu lao động càng phong phú và đa dạng bao nhiêu thì càng tốt. Nó làm tăng các loại ngoại tệ, giảm rủi ro trong xuất khẩu lao động và nó cũng thể hiện khả năng cạnh tranh mạnh mẽ của quốc gia đó.
– Xuất khẩu lao động thực chất cũng là việc mua – bán một loại hàng hóa đặc biệt vượt ra phạm vi biên giới quốc gia
Sở dĩ như vậy vì hàng hóa ở đây là sức lao động – loại hàng hóa không thể tách rời người bán. Còn có tính chất đặc biệt của quan hệ mua – bán.
3. Nội dung xuất khẩu lao động:
Xuất khẩu lao động gồm có 2 nội dung:
- Đưa người lao động đi làm việc có thời hạn ở nước ngoài
- Xuất khẩu lao động tại chỗ (Xuất khẩu lao động nội biên): người lao động trong nước làm việc cho các doanh nghiệp FDI, các tổ chức quốc tế qua Internet.
Xét về nội dung: đưa người lao động đi làm việc có thời hạn ở nước ngoài.
Người lao động ở đây bao gồm: người lao động làm các công việc phổ thông, sản xuất , giúp việc….(những công việc ít đòi hỏi trình độ chuyên môn), chuyên gia, tu nghiệp sinh.
Chuyên gia: là những người lao động có trình độ chuyên môn từ bậc đại học trở lên.
Tu nghiệp sinh : chỉ những người lao động chưa đáp ứng được yêu cầu về trình độ chuyên môn của nước nhập khẩu lao động và nếu muốn vào làm việc ở các nước này họ phải được hợp pháp hóa dưới hình thức tu nghiệp sinh – nghĩa là vừa làm vừa được đào tạo tiếp tục về trình độ chuyên môn kỹ thuật.
Phân loại xuất khẩu lao động:
– Căn cứ vào cơ cấu người lao động đưa đi:
+ Lao động có nghề: là loại lao động trước khi ra nước ngoài làm việc đã được đào tạo thành thạo một loại nghề nào đó và khi số lao động này ra nước ngoài làm việc có thể bắt tay ngay vào công việc mà không phải bỏ ra thời gian và chi phí để tiến hành đào tạo nữa.
+ Lao động không có nghề: là loại lao động mà khi ra nước ngoài làm việc chưa được đào tạo một loại nghề nào cả. Loại lao động này thích hợp với những công việc đơn giản, không cần trình độ chuyên môn hoặc phía nước ngoài cần phải tiến hành đào tạo cho mục đích của mình trước khi đưa vào sử dụng.
– Căn cứ vào nước xuất khẩu lao động:
+ Nhóm các nước phát triển: Có xu hướng gửi lao động kỹ thuật cao sang các nước đang phát triển để thu ngoại tệ. Trường hợp này không phải là chảy máu chất xám mà là đầu tư chất xám có mục đích. Việc đầu tư nhằm một phần thu lại kinh phí đào tạo cho đội ngũ chuyên gia trong nhiều năm, một phần khác lớn hơn là phát huy năng lực trình độ đội ngũ chuyên gia, công nhân kỹ thuật bậc cao ở nước ngoài .v.v… để thu ngoại tệ.
+ Nhóm các nước đang phát triển: có xu hướng gửi lao động bậc trung hoặc bậc thấp sang các nước có nhu cầu để lấy tiền công và tích luỹ ngoại tệ, giảm bớt khó khăn kinh tế và sức ép việc làm trong nước.
4. Các hình thức xuất khẩu lao động:
Hình thức xuất khẩu lao động là cách thức mà người thực hiện đưa người lao động đi làm tại nước ngoài có thời hạn. Ở Việt Nam hiện nay tồn tại những hình thức xuất khẩu lao động sau:
1. Thời kỳ nền kinh tế kế hoạch hoá tập trung: xuất khẩu lao động chủ yếu thông qua các hiệp định liên chính phủ và nghị định thư;
2. Bước sang thời kỳ mới_ thời kỳ xuất khẩu lao động chịu tác động của thị trường thì nó bao gồm các hình thức sau:
* Cung ứng lao động theo các hợp đồng cung ứng lao động đã ký kết với bên nước ngoài.
Nội dung: Các doanh nghiệp xuất khẩu lao động sẽ tuyển lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo các hợp đồng cung ứng lao động.
Đặc điểm:
- Các doanh nghiệp tự mình đảm nhiệm tất cả các khâu từ tuyển chọn đến đào tạo đến đưa đi và quản lý người lao động ở nước ngoài;
- Các yêu cầu về tổ chức lao động do phía nước tiếp nhận đặt ra;
- Quan hệ lao động được điều chỉnh bởi pháp luật của nước tiếp nhận;
- Quá trình làm việc là ở nước ngoài, người lao động chịu sự quản lý trực tiếp của người sử dụng lao động nước ngoài;
- Quyền và nghĩa vụ của người lao động do phía nước ngoài bảo đảm.
* Đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng nhận thầu, khoán công trình ở nước ngoài, đầu tư ra nước ngoài.
Nội dung: Các doanh nghiệp Việt Nam trúng thầu, nhận khoán công trình ở nước ngoài hoặc đầu tư dưới hình thức liên doanh liên kết chia sản phẩm hoặc các hình thức đầu tư khác. Hình thức này chưa phổ biến nhưng sẽ phát triển trong tương lai cùng với quá trình hội nhập kinh tế quốc tế và khu vực.
Đặc điểm:
- Các doanh nghiệp xuất khẩu lao động Việt Nam sẽ tuyển chọn lao động Việt Nam nhằm thực hiện các hợp đồng kinh tế, hợp đồng liên doanh_ liên kết giữa Việt Nam và nước ngoài;
- Các yêu cầu về tổ chức lao động, điều kiện lao động do doanh nghiệp xuất khẩu lao động Việt Nam đặt ra;
- Các doanh nghiệp xuất khẩu lao động Việt Nam có thể trực tiếp tuyển dụng lao động hoặc thông qua các tổ chức cung ứng lao động trong nước;
- Doanh nghiệp xuất khẩu lao động Việt Nam trực tiếp đưa lao động đi nước ngoài, quản lý lao động ở nước ngoài cũng như đảm bảo các quyền lợi của người lao động ở nước ngoài. Vì vậy quan hệ lao động tương đối ổn định;
- Cả người sử dụng lao động Việt Nam và lao động Việt Nam đều phải tuân thủ theo quy định của pháp luật, phong tục tập quán của nước ngoài.
* Lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo
Hình thức này ở Việt Nam còn rất ít vì nó đòi hỏi người lao động phải có trình độ học vấn, ngoại ngữ tốt, giao tiếp rộng, tìm hiểu rõ các thông tin về đối tác.
Kết luận: Xuất khẩu lao động hiện nay ngày càng khẳng định được vai trò và ưu thế của một phương thức đổi mới giúp nguồn lao động của Việt Nam có giá trị hơn. Vừa nhằm xóa đói giảm nghèo bền vững đồng thời thúc đẩy giá trị nguồn ngoại thể phát triển kinh tế đất nước.