Hoạt động ủy thác xuất nhập khẩu trong nhiều năm trở lại đây đã trở thành một trong những dịch vụ không thể thiếu của các doanh nghiệp, các nhà máy có nhu cầu xuất khẩu các loại sản phẩm ra thị trường nước ngoài. Dưới đây là quy định của pháp luật về vấn đề xuất hóa đơn đối với trường hợp ủy thác xuất nhập khẩu.
Mục lục bài viết
1. Xuất hóa đơn đối với trường hợp ủy thác xuất nhập khẩu:
Pháp luật hiện nay đã quy định cụ thể về vấn đề xuất hóa đơn đối với trường hợp ủy thác xuất nhập khẩu. Căn cứ theo quy định tại khoản 3 Điều 13 của Nghị định 123/2020/NĐ-CP, có quy định về vấn đề xuất hóa đơn trong trường hợp nhận nhập khẩu hàng hóa ủy thác sẽ được thực hiện như sau:
– Trong trường hợp nhận nhập khẩu các loại hàng hóa ủy thác, nếu các cơ sở kinh doanh nhận nhập khẩu ủy thác đã nộp đầy đủ tiền thuế giá trị gia tăng tại cơ quan nhà nước có thẩm quyền ở khâu nhập khẩu thì sẽ sử dụng hóa đơn điện tử trong quá trình trả hàng cho các cơ sở kinh doanh ủy thác nhập khẩu. Trong trường hợp nhận nhập khẩu hàng hóa ủy thác, nếu cơ sở kinh doanh nhận nhập khẩu chưa nộp thuế giá trị gia tăng cho cơ quan nhà nước có thẩm quyền ở khâu nhập khẩu, thì khi thực hiện thủ tục xuất trả hàng nhập khẩu ủy thác, các cơ sở nhận ủy thác cần phải lập
– Trong trường hợp ủy thác xuất khẩu hàng hóa, các bên sẽ tiến hành hoạt động xuất hóa đơn như sau:
+ Khi xuất hàng giao cho các cơ sở nhận ủy thác, cơ sở có hàng hóa ủy thác xuất khẩu cần phải sử dụng các loại Phiếu xuất kho kiêm vận chuyển nội bộ để lưu hành và lưu thông hàng hóa trên thị trường;
+ Trong quá trình hàng hóa xuất khẩu đã có xác nhận của các cơ quan hải quan và cơ quan nhà nước có thẩm quyền khác, căn cứ vào các chứng từ và giấy tờ đối chiếu, xác nhận về số lượng hàng hóa, giá trị hàng hóa thực tế xuất khẩu của các cơ sở nhận ủy thác xuất khẩu, cơ sở có hàng hóa ủy thác xuất khẩu cần phải tiến hành hoạt động lập hóa đơn điện tử giá trị gia tăng để thực hiện thủ tục kê khai nộp thuế giá trị gia tăng và hoàn thuế giá trị gia tăng tại cơ quan nhà nước có thẩm quyền hoặc giá đơn điện tử bán hàng. Cơ sở nhận ủy thác xuất khẩu sẽ sử dụng các loại hóa đơn điện tử giá trị gia tăng hoặc sử dụng hóa đơn điện tử bán hàng để xuất cho khách hàng nước ngoài.
Theo đó thì có thể nói, trong trường hợp ủy thác xuất khẩu hàng hóa, bên nhận ủy thác sẽ không cần phải thực hiện thủ tục xuất hóa đơn cho hàng hóa xuất khẩu, thay vào đó bên nhận ủy thác sẽ sử dụng hóa đơn do bên của hàng hóa ủy thác xuất khẩu lập để giao trực tiếp cho khách hàng nước ngoài.
2. Thuế giá trị gia tăng đối với doanh nghiệp có hàng hóa ủy thác xuất khẩu?
Căn cứ theo quy định tại Điều 9 của Thông tư 219/2013/TT-BTC của Bộ Tài chính, có quy định cụ thể về các trường hợp áp dụng mức thuế suất thuế giá trị gia tăng là 0%. Theo đó, thuế suất thuế giá trị gia tăng 0% sẽ được áp dụng đối với các loại hàng hóa và dịch vụ xuất khẩu. Trong đó, hàng hóa xuất khẩu bao gồm hàng hóa xuất khẩu ra nước ngoài, kể cả trường hợp ủy thác xuất khẩu.
Theo đó, khi áp dụng hình thức ủy thác xuất khẩu thì các bên sẽ được hưởng mức thuế suất thuế giá trị gia tăng là 0%. Tuy nhiên để có thể áp dụng mức thuế suất thuế giá trị gia tăng là 0 % thì các bên cần phải đáp ứng được các điều kiện nhất định, cụ thể như sau:
– Có hợp đồng mua bán, hợp đồng gia công hàng hóa xuất nhập khẩu, hợp đồng ủy thác xuất khẩu hợp pháp;
– Có chứng từ và tài liệu giấy tờ thanh toán tiền hàng hóa xuất nhập khẩu thông qua ngân hàng, và các chứng từ tài liệu khác theo quy định của pháp luật;
– Có tờ khai hải quan căn cứ theo quy định tại Điều 19 của Thông tư 219/2013/TT-BTC của Bộ Tài chính.
Đồng thời, về vấn đề khấu trừ và hoàn thuế giá trị gia tăng đầu vào cho các loại hàng hóa xuất nhập khẩu. Căn cứ theo quy định tại Điều 16 của Thông tư 219/2013/TT-BTC của Bộ Tài chính, có quy định cụ thể về điều kiện để hoàn thuế và khấu trừ thuế đầu vào của các loại hàng hóa xuất khẩu. Theo đó:
– Hợp đồng bán hàng hóa xuất khẩu cho các tổ chức và cá nhân nước ngoài. Đối với trường hợp ủy thác xuất khẩu là hợp đồng ủy thác xuất khẩu và biên bản thanh lý hợp đồng ủy thác xuất khẩu (trong trường hợp đã kết thúc hợp đồng) hoặc biên bản đối chiếu công nợ định kỳ được ký kết giữa bên ủy thác và bên nhận ủy thác xuất khẩu, trong đó có ghi rõ số lượng hàng hóa ủy thác, chủng loại sản phẩm, giá trị hàng hóa ủy thác đã xuất khẩu, số ngày
– Tờ khai hải quan đối với các loại hàng hóa xuất khẩu đã thực hiện xong thủ tục hải quan theo hướng dẫn của cơ quan nhà nước có thẩm quyền đó là Bộ tài chính về thủ tục hải quan, kiểm tra giám sát hải quan theo quy định của pháp luật, thuế suất nhập khẩu và quản lý thuế đối với hàng hóa xuất nhập khẩu;
– Hàng hóa xuất nhập khẩu phải thanh toán thông qua ngân hàng hoặc thông qua các tổ chức tín dụng. Thanh toán thông qua ngân hàng làm việc chuyển tiền từ tài khoản của bên nhập khẩu sang tài khoản mang tên bên xuất khẩu được mà họ phát tại các ngân hàng hoặc các tổ chức tín dụng theo hình thức thanh toán phù hợp với sự thỏa thuận của các bên ghi nhận trong hợp đồng và phù hợp với quy định của ngân hàng. Trong trường hợp ủy thác xuất khẩu thì bắt buộc phải có các loại giấy tờ tài liệu và chứng từ thanh toán thông qua ngân hàng của phía nước ngoài cung cấp cho bên nhận ủy thác và bên nhận ủy thác cần phải thanh toán tiền hàng xuất khẩu thông qua ngân hàng cho bên ủy thác. Trường hợp bên nước ngoài thanh toán trực tiếp cho bên ủy thác xuất khẩu thì bên ủy thác cần phải có các loại giấy tờ tài liệu chứng từ thanh toán thông qua ngân hàng và việc thanh toán thông qua hình thức trực tiếp cũng phải được thể hiện trong hợp đồng;
– Các loại hóa đơn thương mại. Ngày xác định doanh thu suất khẩu để tính thuế theo quy định của pháp luật là ngày xác nhận hoàn tất thủ tục hải quan ghi nhận trên tờ khai hải quan.
3. Quản lý hoạt động ủy thác và nhận ủy thác xuất khẩu, nhập khẩu hàng hóa?
Căn cứ theo quy định tại Điều 50 của Luật quản lý ngoại thương năm 2017 có quy định về vấn đề quản lý hoạt động ủy thác và nhận ủy thác xuất nhập khẩu hàng hóa. Theo đó:
– Thương nhân sẽ được thực hiện thủ tục ủy thác xuất nhập khẩu hàng hóa đối với các loại hàng hóa không thuộc Danh mục hàng hóa cấm xuất khẩu phải cấm mật khẩu hoặc hàng hóa đó không phải là các loại hàng hóa thuộc danh mục bị tạm ngừng xuất nhập khẩu;
– Đối với hàng hóa xuất nhập khẩu theo giấy phép, theo điều kiện, bên ủy thác và bên nhận ủy thác cần phải có giấy phép được cấp bởi cơ quan có thẩm quyền và đồng thời đáp ứng được đầy đủ các điều kiện xuất nhập khẩu đối với các loại hàng hóa đó trước khi các bên ký kết hợp đồng ủy thác hoặc nhận ủy thác, ngoại trừ trường hợp pháp luật liên quan có quy định khác;
– Trong trường hợp bên nhận ủy thác không phải là thương nhân, trên cơ sở hợp đồng đã được các bên ký kết, bên ủy thác sẽ được quyền ủy thác xuất nhập khẩu hàng hóa, ngoại trừ các loại hàng hóa thuộc Danh mục cấm xuất nhập khẩu hoặc hàng hóa thuộc danh mục tạm ngừng xuất nhập khẩu.
Các văn bản pháp luật được sử dụng trong bài viết:
– Nghị định 123/2020/NĐ-CP quy định về hóa đơn, chứng từ;
– Nghị định 41/2022/NĐ-CP sửa đổi Nghị định 123/2020/NĐ-CP về hóa đơn, chứng từ và Nghị định 15/2022/NĐ-CP quy định miễn, giảm thuế;
– Luật Quản lý ngoại thương 2017;
– Thông tư 219/2013/TT-BTC của Bộ Tài chính về việc hướng dẫn thi hành Luật Thuế giá trị gia tăng và
– Thông tư 43/2021/TT-BTC của Bộ Tài chính về việc sửa đổi, bổ sung khoản 11 Điều 10 Thông tư 219/2013/TT-BTC ngày 31/12/2013 của Bộ Tài chính hướng dẫn thi hành Luật Thuế giá trị gia tăng và Nghị định 209/2013/NĐ-CP ngày 18/12/2013 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Thuế giá trị gia tăng (đã được sửa đổi, bổ sung tại Thông tư 26/2015/TT-BTC ngày 27/2/2015 của Bộ Tài chính).
THAM KHẢO THÊM: