Hiện nay, xe máy cày, máy cắt và máy kéo vi phạm giao thông ngày càng nhiều, đặc biệt là tại các vùng nông thôn. Vậy pháp luật quy định như thế nào về mức xử phạt xe máy cày, máy cắt, máy kéo khi vi phạm giao thông?
Mục lục bài viết
1. Xử phạt xe máy cày, máy cắt và máy kéo vi phạm giao thông:
Pháp luật hiện nay đã có những quy định cụ thể về mức xử phạt đối với phương tiện là xe máy kéo có hành vi vi phạm giao thông. Căn cứ theo quy định tại Điều 7 của
Thứ nhất, phạt tiền từ 100.000 đồng đến 200.000 đồng đối với những chủ thể điều khiển các phương tiện xe máy cày, máy cắt, máy kéo thực hiện một trong những hành vi vi phạm quy định của pháp luật sau đây:
– Không chấp hành hiệu lệnh và chỉ dẫn của các biển báo, không chấp hành và kẻ đường theo quy định của pháp luật;
– Chuyển hướng không nhường đường cho các phương tiện khác hoặc không nhường quyền đi trước cho những người đi bộ, không nhường quyền cho những người đi xe lăn đặc biệt là những người khuyết tật theo quy định của pháp luật khi qua đường tại nơi có vạch kẻ đường dành cho người đi bộ, không nhường đường dành cho các phương tiện xe thô sơ đang đi trên phần đường dành cho phương tiện xe thô sơ đó;
– Chuyển hướng không nhường đường đối với các phương tiện đang đi ngược chiều, không nhường đường cho người đi bộ hoặc xe lăn của những người khuyết tật theo quy định của pháp luật đang qua đường tại nơi không có vạch kẻ đường dành cho người đi bộ.
Thứ hai, phạt tiền từ 200.000 đồng đến 400.000 đồng đối với những người điều khiển phương tiện xe máy cày, máy cắt, máy kéo khi thực hiện một trong những hành vi vi phạm quy định pháp luật sau đây:
– Quay đầu xe tải phần đường dành cho người đi bộ qua đường hoặc trên cầu, quay đầu xe tại các khu vực đầu cầu hoặc gầm cầu vượt, trừ những trường hợp tổ chức giao thông tại các khu vực đó bố chỉ cho phép quay đầu xe;
– Lùi xe tại đường một chiều hoặc tại đường có gắn biển cấm đi ngược chiều, tại các khu vực cấm dừng đỗ hoặc trên phần đường dành cho người đi bộ, nơi đường bộ giao nhau hoặc nơi đường bộ giao nhau với đường sắt, nơi bị che khuất tầm nhìn hoặc lùi xe thiếu quan sát và không có tín hiệu báo trước;
– Đỗ hoặc để xe trên vỉa hè trái quy định của pháp luật, dừng đỗ xe trên phần đường dành cho xe chạy, dừng đỗ xe không phát tín hiệu cho các phương tiện xung quanh biết, dừng đỗ xe chiếm một phần đường xe chạy nhưng không đặt biển báo hiệu nguy hiểm theo quy định của pháp luật.
Thứ ba, phạt tiền từ 400.000 đồng đến 600.000 đồng đối với những chủ thể điều khiển phương tiện xe máy cày, máy cắt, máy kéo thực hiện một trong các hành vi vi phạm quy định sau đây:
– Chạy quá tốc độ từ 5km/h đến dưới 10km/h;
– Đi vào khu vực cấm, có hành vi đi vào đường có biển báo hiệu có nội dung cấm đi vào đối với loại phương tiện đang điều khiển, trừ các hành vi vi phạm quy định tại điểm c khoản 4; điểm a khoản 8 Điều 7 của
– Không đi bên phải theo chiều đi của mình; đi không đúng phần đường hoặc làn đường quy định; tiến hành hoạt động điều khiển xe đi qua dải phân cách cố định ở giữa hai phần đường xe chạy, trừ các hành vi vi phạm quy định tại điểm c, điểm d khoản 4; điểm a khoản 8 Điều 7 của Nghị định số 100/2019/NĐ-CP của Chính phủ;
– Bấm còi hoặc rú ga liên tục; có hành vi bấm còi hơi, có hành vi sử dụng đèn chiếu xa trong đô thị, khu đông dân cư;
– Không nhường đường cho xe đi trên đường ưu tiên, hoặc không nhường cho các phương tiện từ đường chính từ bất kỳ hướng nào tới tại nơi đường giao nhau;
– Không sử dụng hoặc sử dụng không đủ đèn chiếu sáng trong thời gian trong khoảng thời gian theo quy định của pháp luật từ 19 giờ hôm trước đến 05 giờ hôm sau, khi sương mù, thời tiết xấu hạn chế tầm nhìn; có hành vi sử dụng đèn chiếu xa khi tránh xe đi ngược chiều;
– Điều khiển xe có liên quan trực tiếp đến vụ tai nạn giao thông mà không dừng lại, không giữ nguyên hiện trường, không tham gia cấp cứu người bị nạn, trừ hành vi vi phạm quy định tại điểm c khoản 8 Điều 7 của Nghị định số 100/2019/NĐ-CP của Chính phủ;
– Tránh xe hoặc có hành vi vượt phương tiện khác không đúng quy định; không nhường đường cho phương tiện khác đi ngược chiều theo quy định tại nơi đường hẹp, đường dốc, nơi có chướng ngại vật;
– Điều khiển các phương tiện chạy dưới tốc độ tối thiểu trên những đoạn đường bộ có quy định tốc độ tối thiểu cho phép.
Thứ tư, phạt tiền từ 800.000 đồng đến 1.000.000 đồng đối với người điều khiển xe máy cày, máy cắt, máy kéo thực hiện một trong các hành vi vi phạm sau đây:
– Chạy quá tốc độ quy định từ 10 km/h đến 20 km/h;
– Chạy và điều khiển phương tiện trong hầm đường bộ không sử dụng đèn chiếu sáng;
– Đi ngược chiều của đường một chiều, đi ngược chiều trên đường có biển cấm;
– Không tuân thủ các quy định tại đường cao tốc; điều khiển xe chạy ở làn dừng xe khẩn cấp của đường cao tốc; chuyển làn đường không đúng khi chạy trên đường cao tốc; không tuân thủ quy định về khoảng cách an toàn đối với xe chạy liền trước khi chạy trên đường cao tốc;
– Không tuân thủ các quy định về dừng xe, đỗ xe tại nơi đường bộ giao nhau cùng mức với đường sắt; dừng xe, đỗ xe trong phạm vi an toàn của đường sắt, trừ hành vi vi phạm quy định tại điểm b khoản 2, điểm b khoản 3 Điều 49 của Nghị định số 100/2019/NĐ-CP của Chính phủ;
– Không nhường đường hoặc gây cản trở xe được quyền ưu tiên đang phát tín hiệu ưu tiên đi làm nhiệm vụ;
– Quay đầu xe tại nơi đường bộ giao nhau cùng mức với đường sắt; quay đầu xe tại nơi đường hẹp hoặc cong tầm nhìn bị che khuất, nơi có biển báo cấm.
Thứ năm, phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 2.000.000 đồng đối với người điều khiển xe máy cày, máy cắt, máy kéo thực hiện một trong các hành vi vi phạm sau đây:
– Lùi xe hoặc có hành vi quay đầu xe trong hầm đường bộ;
– Dừng xe hoặc có hành vi đỗ xe trong hầm đường bộ không đúng nơi quy định;
– Không chấp hành hiệu lệnh, và không chấp hành theo hướng dẫn của người điều khiển giao thông hoặc người kiểm soát giao thông;
– Không chấp hành hiệu lệnh của đèn tín hiệu giao thông.
Thứ sáu, phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với người điều khiển xe máy cày, máy cắt, máy kéo thực hiện một trong các hành vi vi phạm sau đây:
– Dừng xe trên đường cao tốc không đúng nơi quy định, đỗ xe trên đường cao tốc;
– Chạy quá tốc độ quy định của pháp luật tức là trên 20 km/h;
– Điều khiển xe trên đường mà trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn vượt quá mức cho phép, tuy nhiên chưa vượt quá 50 miligam/100 mililít máu hoặc chưa vượt quá 0,25 miligam/1 lít khí thở.
Thứ bảy, phạt tiền từ 6.000.000 đồng đến 8.000.000 đồng đối với người điều khiển xe máy cày, máy cắt, máy kéo thực hiện một trong các hành vi vi phạm sau đây:
– Không chú ý quan sát, điều khiển xe chạy quá tốc độ quy định gây tai nạn giao thông;
– Điều khiển xe trên đường mà trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn vượt quá mức cho phép, tuy nhiên chưa vượt quá 50 miligam đến 80 miligam/100 mililít máu hoặc vượt quá 0,25 miligam đến 0,4 miligam/1 lít khí thở.
2. Hình thức xử phạt bổ sung đối với máy cày, máy cắt và máy kéo vi phạm giao thông:
Căn cứ theo quy định tại Điều 7 của Nghị định số 100/2019/NĐ-CP của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ và đường sắt (sau được sửa đổi bởi Nghị định số 123/2021/NĐ-CP của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của các Nghị định quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực hàng hải; giao thông đường bộ, đường sắt; hàng không dân dụng), ngoài việc bị phạt tiền nêu trên, người điều khiển xe máy cày, máy cắt, máy kéo thực hiện hành vi vi phạm còn bị áp dụng các hình thức xử phạt bổ sung sau đây:
– Thực hiện hành vi quy định tại điểm b, điểm c, điểm g khoản 3; điểm a, điểm c, điểm d, điểm e khoản 4; khoản 5 Điều 7 của Nghị định số 100/2019/NĐ-CP của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ và đường sắt (sau được sửa đổi bởi Nghị định số 123/2021/NĐ-CP của Chính phủ) bị tước quyền sử dụng giấy phép lái xe (khi điều khiển máy kéo), chứng chỉ bồi dưỡng kiến thức pháp luật về giao thông đường bộ (khi điều khiển xe máy chuyên dùng) từ 01 tháng đến 03 tháng;
– Thực hiện hành vi quy định tại điểm a, điểm b khoản 6; điểm a khoản 7 Điều 7 của Nghị định số 100/2019/NĐ-CP của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ và đường sắt (sau được sửa đổi bởi Nghị định số 123/2021/NĐ-CP của Chính phủ) sẽ bị tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe (khi điều khiển máy kéo), chứng chỉ bồi dưỡng kiến thức pháp luật về giao thông đường bộ (khi điều khiển xe máy chuyên dùng) từ 02 tháng đến 04 tháng;
– Thực hiện hành vi quy định tại khoản 8 Điều 7 của Nghị định số 100/2019/NĐ-CP của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ và đường sắt (sau được sửa đổi bởi Nghị định số 123/2021/NĐ-CP của Chính phủ), thì bị tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe (khi điều khiển máy kéo), chứng chỉ bồi dưỡng kiến thức pháp luật về giao thông đường bộ (khi điều khiển xe máy chuyên dùng) từ 05 tháng đến 07 tháng;
– Thực hiện hành vi quy định tại điểm c khoản 6 Điều 7 của Nghị định số 100/2019/NĐ-CP của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ và đường sắt (sau được sửa đổi bởi Nghị định số 123/2021/NĐ-CP của Chính phủ), thì bị tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe (khi điều khiển máy kéo), chứng chỉ bồi dưỡng kiến thức pháp luật về giao thông đường bộ (khi điều khiển xe máy chuyên dùng) từ 10 tháng đến 12 tháng;
– Thực hiện hành vi quy định tại điểm b khoản 7 Điều 7 của Nghị định số 100/2019/NĐ-CP của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ và đường sắt (sau được sửa đổi bởi Nghị định số 123/2021/NĐ-CP của Chính phủ), thì bị tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe (khi điều khiển máy kéo), chứng chỉ bồi dưỡng kiến thức pháp luật về giao thông đường bộ (khi điều khiển xe máy chuyên dùng) từ 16 tháng đến 18 tháng;
– Thực hiện hành vi quy định tại khoản 9 Đièu 7 của Nghị định số 100/2019/NĐ-CP của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ và đường sắt (sau được sửa đổi bởi Nghị định số 123/2021/NĐ-CP của Chính phủ), thì bị tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe (khi điều khiển máy kéo), chứng chỉ bồi dưỡng kiến thức pháp luật về giao thông đường bộ (khi điều khiển xe máy chuyên dùng) từ 22 tháng đến 24 tháng.
3. Xe máy chuyên dùng có được tham gia giao thông không?
Phương tiện xe máy chuyên dùng là một trong các loại phương tiện tham gia giao thông đường bộ. Để tham gia giao thông, xe máy chuyên dùng cần đáp ứng đầy đủ các điều kiện quy định tại Điều 57 Luật Giao thông đường bộ năm 2019, như sau:
– Bảo đảm các quy định về chất lượng an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường, cụ thể như sau:
+ Có đủ hệ thống hãm có hiệu lực;
+ Có hệ thống chuyển hướng có hiệu lực;
+ Có đèn chiếu sáng;
+ Bảo đảm tầm nhìn cho người điều khiển;
+ Các bộ phận chuyên dùng phải lắp đặt đúng vị trí, phải lắp đặt chắc chắn, phải lắp đặt sao cho bảo đảm an toàn khi di chuyển;
+ Bảo đảm khí thải, tiếng ồn theo quy chuẩn môi trường.
– Có đăng ký và gắn biển số do cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp;
– Hoạt động trong phạm vi quy định, phải bảo đảm an toàn cho người, an toàn cho phương tiện và an toàn cho công trình đường bộ khi di chuyển;
– Việc sản xuất, quá trình lắp ráp, quá trình cải tạo, quá trình sửa chữa và nhập khẩu phương tiện phải tuân theo quy định về chất lượng an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường;
– Chủ phương tiện và người điều khiển phương tiện phải có khả năng chịu trách nhiệm duy trì tình trạng an toàn kỹ thuật và kiểm định theo quy định đối với xe máy chuyên dùng khi tham gia giao thông đường bộ.
Các văn bản pháp luật được sử dụng trong bài viết:
– Luật Giao thông đường bộ năm 2019;
– Nghị định số 100/2019/NĐ-CP của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ và đường sắt;
– Nghị định số 123/2021/NĐ-CP của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của các Nghị định quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực hàng hải; giao thông đường bộ, đường sắt; hàng không dân dụng.