Pháp luật hiện nay cũng đã đặt ra nhiều quy định để đảm bảo điều kiện đối với các cơ sở kinh doanh xăng dầu. Vậy mức xử phạt đối với các cơ sở kinh doanh xăng dầu không đủ điều kiện được quy định như thế nào?
Mục lục bài viết
1. Xử phạt với cơ sở kinh doanh xăng dầu không đủ điều kiện:
Hiện nay có thể nói, kinh doanh dịch vụ xăng dầu đã và đang trở thành một loại hình kinh doanh phổ biến. Tuy nhiên, đây được xem là một trong những loại hình kinh doanh đầu tư có điều kiện. Các cơ sở kinh doanh xăng dầu khi muốn tiến hành mở hoạt động kinh doanh trên thực tế phải xin phép và làm thủ tục cấp giấy phép tại cơ quan nhà nước có thẩm quyền. Nếu như không đáp ứng đầy đủ điều kiện theo quy định của pháp luật thì sẽ không được hoạt động các cơ sở kinh doanh xăng dầu. Mọi hành vi của các cơ sở kinh doanh xăng dầu không đáp ứng đầy đủ điều kiện theo quy định của pháp luật sẽ bị coi là vi phạm pháp luật và bị xử lý theo các điều luật có liên quan. Căn cứ theo quy định tại Điều 19 của Nghị định số 99/2020/NĐ-CP của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực dầu khí, kinh doanh xăng dầu và khí, có quy định về mức xử phạt đối với hành vi vi phạm quy định về điều kiện kinh doanh dịch vụ xăng dầu, cụ thể như sau:
– Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với các đối tượng có hành vi sử dụng người quản lý hoặc sử dụng nhân viên trực tiếp tiến hành hoạt động kinh doanh dịch vụ xăng dầu không đáp ứng điều kiện theo quy định của pháp luật, các đối tượng này không được trải qua quá trình đào tạo và huấn luyện nghiệp vụ về lĩnh vực phòng cháy chữa cháy và bảo vệ môi trường theo quy định của pháp luật;
– Phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 80.000.000 đồng đối với những đối tượng thực hiện một trong những hành vi vi phạm quy định của pháp luật như sau: Kinh doanh dịch vụ cho thuê cảng hoặc kinh doanh dịch vụ cho thuê kho tiếp nhận xăng dầu tuy nhiên không đáp ứng đầy đủ điều kiện về cầu cảng chuyên dụng và các loại hình kho chứa theo quy định của pháp luật, hoặc kinh doanh dịch vụ vận tải xăng dầu tự nhiên không đáp ứng đầy đủ điều kiện về phương tiện vận tải xăng dầu chuyên dụng theo quy định của pháp luật;
– Hình thức xử phạt bổ sung có thể bị áp dụng trong trường hợp này đó là đình chỉ hoạt động kinh doanh dịch vụ xăng dầu trong khoảng thời gian từ 01 tháng đến 03 tháng.
Theo đó thì có thể nói, còn phải tuân thủ đầy đủ quy định của pháp luật về mức xử phạt đối với các cơ sở kinh doanh xăng dầu không đáp ứng đầy đủ điều kiện theo như phân tích nêu trên.
2. Quy định về điều kiện kinh doanh cơ sở xăng dầu:
Theo như phân tích nêu trên thì các cơ sở kinh doanh dịch vụ xăng dầu nếu không đáp ứng đầy đủ các điều kiện theo quy định của pháp luật thì sẽ bị xử phạt. Như vậy pháp luật hiện nay có quy định, kinh doanh cơ sở xăng dầu thì cần phải tuân thủ các điều kiện mà pháp luật đã đặt ra. Điều kiện để được cấp giấy chứng nhận đại lý và cửa hàng đủ điều kiện bán lẻ xăng dầu hiện nay được quy định tại
Thứ nhất, kinh doanh xăng dầu dưới loại hình đại lý bán lẻ xăng dầu thì cần phải đáp ứng được các điều kiện cơ bản căn cứ theo quy định tại Điều 19 của Nghị định số 83/2014/NĐ-CP của Chính phủ về kinh doanh xăng dầu (sau được sửa đổi tại Nghị định 95/2021/NĐ-CP sửa đổi Nghị định 83/2014/NĐ-CP về kinh doanh xăng dầu), cụ thể như sau:
– Doanh nghiệp được thành lập phù hợp với quy định của pháp luật và trong giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp được cấp bởi cơ quan có thẩm quyền phải có hoạt động đăng ký kinh doanh xăng dầu;
– Phải có cửa hàng bán lẻ xăng dầu thuộc sở hữu của doanh nghiệp đó hoặc sở hữu và đồng sở hữu đã được cấp giấy chứng nhận đối với cửa hàng đắp ứng đầy đủ điều kiện để có thể bán lẻ xăng dầu trên thực tế theo đúng quy định của pháp luật về thẩm quyền, về hồ sơ và trình tự cấp giấy chứng nhận cửa hàng đầy đủ điều kiện để bán lẻ xăng dầu;
– Các cán bộ quản lý và nhân viên trực tiếp kinh doanh bán lẻ xăng dầu phải trải qua quá trình đào tạo và huấn luyện, phải có chứng chỉ đào tạo và huấn luyện nghiệp vụ về lĩnh vực phòng cháy chữa cháy và bảo vệ môi trường theo quy định của pháp luật;
– Nếu như hoạt động kinh doanh xăng dầu dưới mô hình đại lý bán lẻ xăng dầu thì chỉ được phép tiến hành hoạt động ký kết hợp đồng làm đại lý bán lẻ xăng dầu cho một tổng đại lý duy nhất hoặc ký kết hợp đồng với một thương nhân phân phối xăng dầu duy nhất hoặc một thương nhân đầu mối trực tiếp. Nếu tổng đại lý hoặc các thương nhân phân phối xăng dầu hoặc các thương nhân đầu mối đó không kinh doanh nhiên liệu sinh học, thì các đại lý sẽ được quyền ký kết thêm một hợp đồng làm đại lý cho một tổng đại lý hoặc một thương nhân phân phối xăng dầu hoặc một thương nhân đầu mối khác chỉ để kinh doanh các nhiên liệu sinh học đó. Đồng thời thì các đại lý bán lẻ xăng dầu sẽ phải hoàn toàn chịu trách nhiệm về chất lượng và giá xăng dầu niêm yết, bán ra theo quy định của pháp luật.
Thứ hai, kinh doanh cơ sở xăng dầu dưới mô hình cửa hàng bán lẻ xăng dầu thì cần phải đáp ứng được các điều kiện căn cứ theo quy định tại Điều 24 của Nghị định số 83/2014/NĐ-CP của Chính phủ về kinh doanh xăng dầu (sau được sửa đổi tại Nghị định 95/2021/NĐ-CP sửa đổi Nghị định 83/2014/NĐ-CP về kinh doanh xăng dầu), cụ thể như sau:
– Địa điểm kinh doanh phải phù hợp với quy hoạch đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt;
– Phải thuộc sở hữu hoặc đồng sở hữu của các thương nhân được xác định là đại lý hoặc tổng đại lý, thương nhân nhận quyền bán lẻ xăng dầu hoặc các thương nhân phân phối xăng dầu trên thực tế, các thương nhân kinh doanh hoạt động nhập khẩu xăng dầu và các thương nhân sản xuất xăng dầu có hệ thống phân phối phù hợp với quy định của pháp luật;
– Được thiết kế và xây dựng phù hợp, phải có trang thiết bị theo đúng quy định về quy chuẩn và tiêu chuẩn của các cửa hàng bán lẻ xăng dầu, phải đắp ứng điều kiện về phòng cháy chữa cháy và bảo vệ môi trường của các cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền;
– Các cán bộ quản lý và các nhân viên trực tiếp kinh doanh hoạt động bán lẻ xăng dầu phải trải qua quá trình đào tạo và huấn luyện, các đối tượng này phải có chứng chỉ đào tạo và huấn luyện nghiệp vụ về phòng cháy chữa cháy và bảo vệ môi trường theo quy định của pháp luật.
Như vậy có thể nói, trong quá trình kinh doanh dịch vụ xăng dầu thì cần phải đáp ứng được các điều kiện nêu trên. Nếu Như không đáp ứng được điều kiện nêu trên thì sẽ bị coi là hành vi vi phạm quy định pháp luật và sẽ bị xử phạt theo các điều luật tương ứng.
3. Trình tự, thủ tục xin cấp giấy xác nhận đủ điều kiện đối với cơ sở kinh doanh xăng dầu:
Trình tự và thủ tục để cấp giấy xác nhận đủ điều kiện đối với các cơ sở kinh doanh xăng dầu căn cứ theo quy định tại Điều 20 của Nghị định số 83/2014/NĐ-CP của Chính phủ về kinh doanh xăng dầu (sau được sửa đổi tại Nghị định 95/2021/NĐ-CP sửa đổi Nghị định 83/2014/NĐ-CP về kinh doanh xăng dầu), sẽ phải trải qua một số giai đoạn cơ bản sau:
Bước 1: Các đơn vị muốn kinh doanh dịch vụ xăng dầu sẽ phải chuẩn bị một bộ hồ sơ đầy đủ và hợp lệ để nộp đến cơ quan nhà nước có thẩm quyền. Thành phần hồ sơ trong trường hợp này sẽ bao gồm các loại giấy tờ và tài liệu sau:
– Đơn đề nghị cấp giấy xác nhận đủ điều kiện để kinh doanh dịch vụ bán lẻ xăng dầu theo mẫu do pháp luật quy định;
– Bản sao của giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp được cấp bởi cơ quan có thẩm quyền;
– Bản sao của các loại giấy tờ và tài liệu chứng minh đào tạo nghiệp vụ của các cán bộ quản lý và các cán bộ nhân viên trực tiếp kinh doanh dịch vụ xăng dầu;
– Bản kê khai các cơ sở vật chất kĩ thuật phục vụ cho quá trình kinh doanh dịch vụ xăng dầu;
– Văn bản xác nhận của thương nhân cung cấp dịch vụ xăng dầu cho các đại lý còn thời hạn.
Bước 2: Nộp hồ sơ đến cơ quan nhà nước có thẩm quyền. Cơ quan có thẩm quyền trong trường hợp này sẽ được xác định là Sở công thương. Cơ quan có thẩm quyền sẽ tiếp nhận hồ sơ và giải quyết hồ sơ theo quy định của pháp luật.
Bước 3: Trong trường hợp xét thấy hồ sơ chưa hợp lệ thì trong khoảng thời gian 07 ngày làm việc được tính kể từ ngày tiếp nhận hồ sơ của thương nhân, cơ quan có thẩm quyền sẽ cần phải có văn bản yêu cầu người nộp hồ sơ bổ sung. Trong khoảng thời gian 30 ngày làm việc khi nhận được hồ sơ hợp lệ thì cơ quan có thẩm quyền sẽ phải có trách nhiệm xem xét và cấp giấy xác nhận đủ điều kiện làm đại lý kinh doanh dịch vụ bán lẻ xăng dầu cho thương nhân. Trong trường hợp từ chối cấp giấy xác nhận do không đủ điều kiện để kinh doanh dịch vụ xăng dầu thì cơ quan có thẩm quyền cần phải trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do chính đáng.
Các văn bản pháp luật được sử dụng trong bài viết:
– Nghị định số 83/2014/NĐ-CP của Chính phủ về kinh doanh xăng dầu;
– Nghị định 95/2021/NĐ-CP sửa đổi Nghị định 83/2014/NĐ-CP về kinh doanh xăng dầu;
– Nghị định số 99/2020/NĐ-CP của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực dầu khí, kinh doanh xăng dầu và khí.