Xử phạt vi phạm về hành vi không chú ý quan sát gây tai nạn giao thông. Trách nhiệm đối với người điều khiển xe máy gây tai nạn giao thông.
Xử phạt vi phạm về hành vi không chú ý quan sát gây
Tóm tắt câu hỏi:
Em đang điều khiển xe máy lưu thông trên 1 đường thẳng, đi đúng vận tốc cho phép, nhưng do 1 vài giây thiếu quan sát phía trước do quan sát lối rẽ bên đường, em đi đúng làn đường mô tô gần giáp mép làn ô tô, khoảng cách
Luật sư tư vấn:
Cám ơn bạn đã gửi câu hỏi của mình đến Ban biên tập – Phòng tư vấn trực tuyến của Công ty LUẬT DƯƠNG GIA. Với thắc mắc của bạn, Công ty LUẬT DƯƠNG GIA xin được đưa ra quan điểm tư vấn của mình như sau:
1. Căn cứ pháp lý:
– Bộ luật hình sự sửa đổi bổ sung 2009.
– Nghị quyết 02/2003/NQ-HĐTP Hướng dẫn áp dụng một số quy định của Bộ luật hình sự.
– Nghị định 46/2016/NĐ-CP về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ và đường sắt.
Xem thêm: Mức phạt người rải đinh ra đường? Mức phạt hành vi rải đinh ra đường?
2. Giải quyết vấn đề:
Như thông tin bạn đã cung cấp, trong vụ tai nạn giao thông này, bên cạnh lỗi chủ yếu là do bên kia đi ngược chiều và bạn cũng có phần trách nhiệm về hành vi không chú ý quan sát gây tai nạn giao thông. Bạn có giả sử nếu trong trường hợp lỗi xuất phát từ phía bên bạn không chú ý quan sát dẫn đên tai nạn giao thông thì trường hợp này bạn sẽ được xử lý theo các trường hợp như sau:
– Trách nhiệm hình sự:
Nếu bạn gây tai nạn với lỗi của bạn gây hậu quả nghiêm trọng thì bạn có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo Điều 202 “
Ngoài ra, căn cứ vào Khoản 4.2 Điều 4 Phần 1 Nghị quyết 02/2003/NQ-HĐTP quy định cụ thể về vấn đề thiệt hại nghiệm trọng được xác định nếu thuộc một trong các trường hợp sau:
+ Làm chết một người.
+ Gây tổn hại cho sức khoẻ của một đến hai người với
+ Gây tổn hại cho sức khoẻ của nhiều người với tỷ lệ thương tật của mỗi người dưới 31%, nhưng tổng tỷ lệ thương tật của tất cả những người này từ 41% đến 100%.
Xem thêm: Trường hợp nào lái xe được rời khỏi hiện trường tai nạn giao thông?
+ Gây tổn hại cho sức khoẻ của một người với tỷ lệ thương tật từ 21% đến 30% và còn gây thiệt hại về tài sản có giá trị từ ba mươi triệu đồng đến dưới năm mươi triệu đồng.
+ Gây tổn hại cho sức khoẻ của nhiều người, với tỷ lệ thương tật của mỗi người dưới 21%, nhưng tổng tỷ lệ thương tật của tất cả những người này từ 30% đến 40% và còn gây thiệt hại về tài sản có giá trị từ ba mươi triệu đồng đến dưới năm mươi triệu đồng;
+ Gây thiệt hại về tài sản có giá trị từ năm mươi triệu đồng đến dưới năm trăm triệu đồng.
Vì vậy, nếu bạn có những hành vi điều khiển phương tiện giao thông đường bộ mà vi phạm quy định về an toàn giao thông đường bộ gây ra thiệt hại như đã nêu ở trên và lỗi thuộc về bạn thì bạn sẽ bị chịu trách nhiệm hình sự theo Điều 202 “Bộ luật hình sự 2015”, sửa đổi bổ sung 2009
– Trách nhiệm hành chính:
Nếu hành vi không đủ yếu tố
>>> Luật sư tư vấn về hành vi không chú ý quan sát gây tai nạn giao thông : 1900.6568
Xem thêm: Trách nhiệm bồi thường thiệt hại khi gây ra tai nạn giao thông
– Trách nhiệm dân sự: Nếu trong trường hợp bạn cũng có lỗi gây ra thiệt hại cho người bên kia, thì trong trường hợp này, bạn còn phải bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng theo nguyên tắc quy định tai Điều 585
+ Phải bồi thường toàn bộ và kịp thời, mức bồi thường, hình thức và phương thức bồi thường do hai bên thỏa thuận, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác
+ Người chịu trách nhiệm bồi thường có thể được giảm mức bồi thường nếu không có lỗi hoặc lỗi vô ý và thiệt hại quá lớn so với khả năng kinh tế
+ Nếu mức bồi thường thiệt hại không còn phù hợp với thực tế thì có quyền yêu cầu thay đổi mức bồi thường
+ Nếu bên bị thiệt hại cũng có lỗi thì không được bồi thường phần thiệt hại do lỗi của mình gây ra
+ Bên có quyền, lợi ích bị xâm phạm không được bồi thường thiệt hại nếu thiệt hại xảy ra do lỗi của họ không áp dụng các biện pháp cần thiết, hợp lý để ngăn chặn, hạn chế thiệt hại cho chính mình.
Về mức bồi thường thiệt hại cụ thể: tùy vào từng trường hợp cụ thể để xác định mức bồi thường thiệt hại trong trường hợp này như thế nào dựa trên căn cứ quy định tại Bộ luật Dân sự 2015.