Chế độ thông tin, báo cáo đóng vai trò quan trọng trong hoạt động quản lý nhà nước nói chung và trong lĩnh vực báo chí nói riêng. Vậy mức xử phạt vi phạm về chế độ báo cáo trong hoạt động báo chí được quy định như thế nào?
Mục lục bài viết
1. Xử phạt vi phạm về chế độ báo cáo trong hoạt động báo chí:
Pháp luật hiện nay đã có những quy định cụ thể về mức độ xử phạt đối với các hành vi vi phạm quy định về chế độ báo cáo trong hoạt động báo chí. Căn cứ theo quy định tại Điều 21 của Nghị định 119/2020/NĐ-CP của Chính phủ về việc quy định xử phạt vi phạm hành chính trong hoạt động báo chí, hoạt động xuất bản (sau được sửa đổi tại Nghị định 14/2022/NĐ-CP của Chính phủ về việc sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định 15/2020/NĐ-CP ngày 03/02/2020 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bưu chính, viễn thông, tần số vô tuyến điện, công nghệ thông tin và giao dịch điện tử và Nghị định 119/2020/NĐ-CP ngày 07/10/2020 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong trong hoạt động báo chí, hoạt động xuất bản), có quy định cụ thể về mức xử phạt đối với các đối tượng có hành vi vi phạm quy định về chế độ báo cáo trong hoạt động báo chí, trong hoạt động cung cấp dịch vụ phát thanh truyền hình và trang thông tin điện tử tổng hợp. Theo đó thì mức xử phạt đối với hành vi vi phạm về chế độ báo cáo trong hoạt động báo chí được quy định cụ thể như sau:
– Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với các đối tượng thực hiện một trong những hành vi vi phạm quy định của pháp luật như sau:
+ Không thực hiện nghĩa vụ thông báo bằng văn bản với cơ quan nhà nước có thẩm quyền khi thực hiện hoạt động thay đổi địa điểm văn phòng đại diện hoặc thay đổi trưởng văn phòng đại diện của các cơ quan báo chí trái quy định;
+ Không thông báo bằng văn bản với cơ quan nhà nước có thẩm quyền theo quy định của pháp luật khi thực hiện hoạt động thành lập hoặc đình chỉ hoặc chấm dứt hoạt động của các văn phòng đại diện của cơ quan báo chí, không thông báo bằng văn bản với cơ quan nhà nước có thẩm quyền khi thực hiện hoạt động cử hoặc thay đổi hoặc đình chỉ hoạt động của các phóng viên thường trú;
+ Không thông báo bằng văn bản cho cơ quan nhà nước có thẩm quyền khi tiến hành hoạt động xuất bản phụ trương quảng cáo trái quy định pháp luật;
+ Báo cáo hoặc giải trình không phù hợp với nội dung, báo cáo và giải trình không đúng thời hạn hoặc không chính xác theo yêu cầu của cơ quan nhà nước có thẩm quyền;
+ Các tổ chức hoặc doanh nghiệp được cấp phép thiết lập các trang thông tin điện tử tổng hợp có sự thay đổi về chủ sở hữu hoặc có sự thay đổi về địa điểm tuy nhiên không thực hiện hoạt động báo cáo hoặc có báo cáo, tuy nhiên báo cáo không đầy đủ bằng văn bản trong thời hạn quy định tại cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
– Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với các đối tượng có hành vi không thực hiện chế độ báo cáo định kỳ theo quy định của pháp luật trong hoạt động báo chí;
– Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với các đối tượng có hành vi không thực hiện báo cáo hoặc không thực hiện giải trình theo yêu cầu của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
Theo đó thì có thể nói, các đơn vị và các chủ thể có hành vi vi phạm về chế độ báo cáo trong hoạt động báo chí có thể sẽ bị phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng theo như công thức nêu trên.
2. Thẩm quyền xử phạt vi phạm về chế độ báo cáo trong hoạt động báo chí:
Căn cứ theo quy định tại Điều 33 của Nghị định 119/2020/NĐ-CP của Chính phủ về việc quy định xử phạt vi phạm hành chính trong hoạt động báo chí, hoạt động xuất bản (sau được sửa đổi tại Nghị định 14/2022/NĐ-CP của Chính phủ về việc sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định 15/2020/NĐ-CP ngày 03/02/2020 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bưu chính, viễn thông, tần số vô tuyến điện, công nghệ thông tin và giao dịch điện tử và Nghị định 119/2020/NĐ-CP ngày 07/10/2020 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong trong hoạt động báo chí, hoạt động xuất bản), có quy định cụ thể về thẩm quyền xử phạt hành chính của thanh tra và người được giao thực hiện chức năng thanh tra chuyên ngành Thông tin và truyền thông có thẩm quyền xử phạt đối với các hành vi vi phạm hành chính trong hoạt động báo chí và hoạt động xuất bản, cụ thể như sau:
– Thanh tra viên và những đối tượng được xác định là người được giao nhiệm vụ tiến hành hoạt động thanh tra chuyên ngành trong lĩnh vực Thông tin và truyền thông đang trong quá trình thi hành công vụ sẽ có thẩm quyền xử phạt như sau: Phạt cảnh cáo, phạt tiền đến 1.000.000 đồng, tịch thu tang vật hoặc tịch thu phương tiện vi phạm hành chính có giá trị dưới 1.000.000 đồng, và áp dụng các biện pháp khắc phục hậu quả trong trường hợp xét thấy cần thiết;
– Chánh thanh tra Sở thông tin và truyền thông, trưởng đoàn thanh tra thông tin và truyền thông cấp sở hoặc trưởng đoàn thanh tra của Cục báo chí, Cục phát thành truyền hình và thông tin điện tử, Cục xuất bản và phát hành sẽ có thẩm quyền xử phạt như sau: Phạt cảnh cáo, phạt tiền đến 100.000.000 đồng, có thẩm quyền tước quyền sử dụng giấy phép hoặc tước chứng chỉ hành nghề có thời hạn hoặc ra quyết định đình chỉ hoạt động có thời hạn, tịch thu tang vật hoặc tịch thu phương tiện vi phạm hành chính có giá trị đến dưới 100.000.000 đồng, và áp dụng các biện pháp khắc phục hậu quả trong trường hợp xét thấy cần thiết;
– Trưởng đoàn thanh tra cấp Bộ thông tin và truyền thông có thẩm quyền xử phạt như sau: Phạt cảnh cáo, phạt tiền đến 140.000.000 đồng, có thẩm quyền tước quyền sử dụng giấy phép hoặc tước chứng chỉ hành nghề có thời hạn hoặc ra quyết định đình chỉ hoạt động có thời hạn, tịch thu tang vật hoặc tịch thu phương tiện vi phạm hành chính có giá trị đến dưới 140.000.000 đồng, áp dụng các biện pháp khắc phục hậu quả trong trường hợp xét thấy cần thiết;
– Chánh thanh tra của Bộ thông tin và truyền thông, cục trưởng cục Cục báo chí, cục trưởng của Cục phát thanh truyền hình và thông tin điện tử, cục trưởng của Cục xuất bản và phát hành sẽ có thẩm quyền xử phạt như sau: Phạt cảnh cáo, phạt tiền đến 200.000.000 đồng, tước quyền sử dụng giấy phép hoặc tước chứng chỉ hành nghề có thời hạn hoặc ra quyết định đình chỉ hoạt động có thời hạn, tịch thu tang vật hoặc tịch thu phương tiện vi phạm hành chính, và áp dụng các biện pháp khắc phục hậu quả trong trường hợp xét thấy cần thiết.
Như vậy có thể nói, thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính về chế độ báo cáo trong hoạt động báo chí sẽ thuộc về các chủ thể theo như phân tích nêu trên.
3. Thời hiệu xử phạt vi phạm về chế độ báo cáo trong hoạt động báo chí:
Căn cứ theo quy định tại Điều 4 của Nghị định 119/2020/NĐ-CP của Chính phủ về việc quy định xử phạt vi phạm hành chính trong hoạt động báo chí, hoạt động xuất bản (sau được sửa đổi tại Nghị định 14/2022/NĐ-CP của Chính phủ về việc sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định 15/2020/NĐ-CP ngày 03/02/2020 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bưu chính, viễn thông, tần số vô tuyến điện, công nghệ thông tin và giao dịch điện tử và Nghị định 119/2020/NĐ-CP ngày 07/10/2020 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong trong hoạt động báo chí, hoạt động xuất bản), có quy định cụ thể về mức phạt tiền và thẩm quyền xử phạt. Trong đó có quy định cụ thể về thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính trong hoạt động báo chí. Theo đó thì thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính trong hoạt động báo chí vào hoạt động xuất bản được xác định là 02 năm được tính kể từ ngày vi phạm. Được xác định hành vi vi phạm hành chính của các đối tượng đã kết thúc, hành vi vi phạm hành chính của các đối tượng đang thực hiện để dùng làm căn cứ tính thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính được áp dụng theo khoản 1 Điều 8 Nghị định số 118/2021/NĐ-CP ngày 23 tháng 12 năm 2021 quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Xử lý vi phạm hành chính.
Như vậy, thời hiệu xử phạt đối với cơ quan báo chí không thực hiện chế độ báo cáo định kỳ theo quy định là 02 năm.
Các văn bản pháp luật được sử dụng trong bài viết:
– Nghị định 119/2020/NĐ-CP của Chính phủ về việc quy định xử phạt vi phạm hành chính trong hoạt động báo chí, hoạt động xuất bản;
– Nghị định 14/2022/NĐ-CP của Chính phủ về việc sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định 15/2020/NĐ-CP ngày 03/02/2020 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bưu chính, viễn thông, tần số vô tuyến điện, công nghệ thông tin và giao dịch điện tử và Nghị định 119/2020/NĐ-CP ngày 07/10/2020 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong trong hoạt động báo chí, hoạt động xuất bản.