Các hành vi liên quan đến việc lựa chọ giới tính thai nhi, trong đó có tiết lộ giới tính thai nhi là hành vi bị nghiêm cấm. Vậy, Mức xử phạt vi phạm về chẩn đoán, xác định giới tính thai nhi được quy định thế nào?
Mục lục bài viết
1. Thực hiện việc chuẩn đoán xác định giới tính thai nhi có vi phạm quy định pháp luật không?
Căn cứ theo Điều 10 Nghị định 104/2003/NĐ-CP quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Pháp lệnh dân số về việc nghiêm cấm các hành vi lựa chọn giới tính thai nhi bao gồm nội dung:
– Cá nhân có hành vi tuyên truyền các nội dung hoặc phổ biến các phương pháp tạo giới tính thai nhi dưới các hình thức khác nhau như tổ chức nói chuyện, viết sách, báo, các bài viết hoặc dịch thuật, nhân bản các loại sách, báo, tài liệu, tranh, ảnh, ghi hình, ghi âm; có hoạt động tàng trữ, lưu truyền tài liệu phương tiện và các hình thức tuyên truyền phổ biến khác liên quan đến phương pháp tạo giới tính thai nhi không theo tự nhiên;
– Có hành động chuẩn đoán với mục đích lựa chọn giới tính thai nhi thông qua các biện pháp như xác định qua triệu chứng, bắt mạch hoặc thông qua việc xét nghiệm máu, gen, nước ối, tế bào và siêu âm để kịp thời can thiệp lựa chọn giới tính thai nhi;
– Vì lý do lựa chọn giới tính mà loại bỏ thai nhi thông qua các biện pháp phá thai, cung cấp sử dụng những loại hóa chất, thuốc và các biện pháp khác nhằm loại bỏ thai nhi.
Như vậy, căn cứ vào Khoản 2 Điều 10 Nghị định 104/2003/NĐ-CP thì hành vi lựa chọn giới tính thai nhi hoàn toàn bị nghiêm cấm nếu cá nhân có hành vi vi phạm sẽ bị xử phạt theo đúng quy định của pháp luật.
2. Mức phạt vi phạm về chẩn đoán xác định giới tính thai nhi:
Căn cứ theo Điều 98 Nghị định 117/2020/NĐ-CP được sửa đổi Nghị định số 124/2021/NĐ-CP thì hành vi vi phạm quy định về việc chẩn đoán xác định giới tính thai nhi sẽ bị áp dụng với mức phạt tiền như sau:
– Đối với cá nhân có hành vi thực hiện việc bói toán để cung cấp các thông tin xác định giới tính thai nhi có thể bị phạt tiền từ 3 triệu đồng đến 5 triệu đồng;
– Để có thể chẩn đoán, tiết lộ giới tính thai nhi mà cá nhân có hành vi bắt mạch hoặc sử dụng các biện pháp siêu âm, xét nghiệm cho người đang mang thai sau đó cung cấp các thông tin về giới tính thai nhi cho cá nhân có mong muốn được biết, trừ trường hợp có quy định khác trong văn bản pháp luật thì sẽ áp dụng mức phạt tiền từ 5 triệu đồng đến 10 triệu đồng;
Không chỉ bị áp dụng mức xử phạt tiền tối đa lên đến 10 triệu đồng mà cá nhân có thể bị áp dụng hình thức xử phạt bổ sung như tước quyền sử dụng giấy phép hoạt động, chứng chỉ hành nghề trong một thời gian nhất định, khoảng thời gian này được nhắc đến đó là từ 1 tháng đến 3 tháng đối với hành vi quy định tại khoản 2 Điều 98 Nghị định 117/2020/NĐ-CP được sửa đổi Nghị định số 124/2021/NĐ-CP.
Lưu ý rằng: đối với mức xử phạt nêu trên chỉ áp dụng đối với cá nhân còn trong trường hợp tổ chức vi phạm thì sẽ bị phạt tiền từ 6 triệu đến 10 triệu đồng đối với hành vi thực hiện việc bói toán để xác định giới tính thai nhi hoặc mức phạt tiền sẽ từ 10 triệu đồng đến 20 triệu đồng đối với hành vi bắt mạch hoặc siêu âm tiến hành xét nghiệm cho người đang mang thai với mục đích chẩn đoán và tiết lộ cung cấp thông tin về giới tính thai nhi. Đồng thời về hình thức xử phạt bổ sung cũng sẽ áp dụng tương tự đối với cá nhân.
3. Có hành vi ép buộc người khác phải áp dụng các phương pháp để có được giới tính thai nhi thì sẽ bị xử phạt với mức như thế nào?
Căn cứ theo Điều 99 Nghị định 147/2020/NĐ-CP nếu cá nhân có hành vi vi phạm quy định về lựa chọn giới tính thai nhi có thể bị áp dụng với mức phạt tiền lên tới 20 triệu đồng tùy thuộc vào tính chất mức độ hành vi vi phạm. Theo đó mức xử phạt sẽ được quy định như sau:
– Cá nhân có thể bị áp dụng mức phạt tiền từ 5 triệu đồng đến 10 triệu đồng khi có hành vi đe dọa dùng vũ lực hoặc có hành động gây uy hiếp tinh thần để ép buộc người khác miễn cưỡng sử dụng các phương pháp để có được giới tính thai nhi theo ý muốn của người này;
– Cá nhân nếu có hành vi sử dụng vũ lực, ép buộc người khác phải áp dụng phương pháp để có được giới tính thai nhi theo ý muốn thì có thể áp dụng mức phạt tiền từ 10 triệu đồng đến 15 triệu đồng;
– Trong một số trường hợp nếu có hành vi vi phạm dưới đây thì mức phạt tiền sẽ tăng cao lên từ 15 triệu đến 20 triệu đồng:
+ Thông qua việc sử dụng thuốc được chỉ định hoặc hướng dẫn bởi một cá nhân khác với mục đích là có được giới tính thai nhi theo đúng ý muốn;
+ Có hành động tiếp tay cung cấp dụng cụ, thuốc, vật tư để có được giới tính thai nhi theo ý muốn của người có yêu cầu;
+ Để hỗ trợ được quá trình tác động vào giới tính thai nhi theo ý muốn mà có những phương pháp nghiên cứu cụ thể,trừ trường hợp đã được pháp luật cho phép;
– Bên cạnh việc bị xử phạt vi phạm hành chính thì các cá nhân có hành vi vi phạm trong việc đe dọa dùng vũ lực, uy hiếp tinh thần, ép buộc người khác áp dụng phương pháp để có được giới tính thai nhi sẽ bị đình chỉ hoạt động đối với các cơ sở hoạt động việc này trong thời gian từ một tháng đến 3 tháng đối với trường hợp được quy định Khoản 3 của Điều 99 Nghị định 117/2020/NĐ-CP được sửa đổi Nghị định số 124/2021/NĐ-CP;
+ Đồng thời có thể bị tước quyền sử dụng chứng chỉ hành nghề khám bệnh đối với thời hạn từ 1 tháng đến 3 tháng khi có hành vi vi phạm quy định tại Khoản 3 của Điều 99 Nghị định 147/2020/NĐ-CP;
– Bên cạnh đó, biện pháp khắc phục hậu quả cũng sẽ được sử dụng để giải quyết vấn đề này, cụ thể là buộc tiêu hủy dụng cụ thuốc vật tư đã được cá nhân sử dụng trái quy định để thực hiện hành vi vi phạm quy định tại điểm b khoản 3 của Điều này.
– Với các nội dung đã trình bày thì cá nhân có hành vi đe dọa dùng vũ lực, uy hiếp tinh thần để ép buộc người khác phải áp dụng phương pháp để có được giới tính thai nhi sẽ bị xử phạt từ 5- 10 triệu đồng. Đối với trường hợp tổ chức là bên thực hiện hành vi vi phạm này thì mức xử phạt sẽ gấp đôi so với mức xử phạt cá nhân. Theo quy định tại Điều 4 Nghị định 117/2020/NĐ-CP được sửa đổi bởi khoản 4 Điều 2 Nghị định 124/2021/NĐ-CP thì:
+ Mức phạt tiền tối đa khi cá nhân có hành vi vi phạm hành chính về dân số là 30.000.000 đồng và tổ chức nếu có hành vi vi phạm thì bị áp dụng mức xử phạt là 60.000.000 đồng;
+ Liên quan đến các hành vi vi phạm liên quan đến y tế dự phòng và phòng, chống HIV/AIDS thì cá nhân nếu vi phạm sẽ bị áp dụng mức phạt lên tới 50.000.000 đồng đối với cá nhân và 100.000.000 đồng đối với tổ chức
+ Xét đến các hành vi vi phạm liên quan đến bảo hiểm y tế thì áp dụng mức phạt tiền tối đa là 75.000.000 đồng đối với cá nhân và số tiền phải nộp phạt là 150.000.000 đồng đối với tổ chức có hành vi trái quy định pháp luật;
+ Mức phạt tiền tối đa đối với hành vi vi phạm hành chính về khám bệnh, chữa bệnh, dược, mỹ phẩm và trang thiết bị y tế là 100.000.000 đồng đối với cá nhân và 200.000.000 đồng đối với tổ chức;
+ Liên quan đến mức phạt tiền được quy định tại Chương II Nghị định này thì sẽ áp dụng mức phạt tiền đối với cá nhân. Trong trường hợp tổ chức thực hiện hành vi vi phạm hành chính thì mức phạt tiền bằng 02 lần mức phạt tiền đối với cá nhân;
+ Đối với các chức danh l được quy định tại Chương III Nghị định này thì thẩm quyền phạt tiền là thẩm quyền phạt tiền đối với một hành vi vi phạm hành chính của cá nhân, thẩm quyền phạt tiền tổ chức gấp 02 lần thẩm quyền phạt tiền cá nhân.
Văn bản pháp luật được sử dụng trong bài viết:
– Nghị định số 124/2021/NĐ-CP của Chính phủ: Sửa đổi, bổ sung một số điều của
– Nghị định số 104/2003/NĐ-CP của Chính phủ: Nghị định quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Pháp lệnh Dân số.