Xử phạt hành vi vi phạm về điều kiện bảo đảm an toàn thực phẩm trong kinh doanh thức ăn đường phố tại Nghị định 178/2013/NĐ-CP.
Xử phạt hành vi vi phạm về điều kiện bảo đảm an toàn thực phẩm trong kinh doanh thức ăn đường phố tại Nghị định 178/2013/NĐ-CP.
Hiện nay, các cơ sở kinh doanh thức ăn đường phố ngày càng trở nên phổ biến và tăng nhanh về số lượng ở Việt Nam, đặc biệt là ở các thành phố. Tuy nhiên, mặc các cơ quan quản lý ra sức kiểm tra, ngăn chặn hành vi lạm dụng các hóa chất trong chế biến, mặc cho cộng đồng nơm nớp lo sợ thực phẩm “đen” – nhiều người kinh doanh, chế biến thực phẩm bỏ qua đạo đức kinh doanh…
Do vậy, để kiểm soát việc đảm bảo an toàn thực phẩm và hạn chế những tác động tiêu cực nói trên, Chính phủ đã quy định nghiêm ngặt việc xử phạt hành chính đối với các hành vi vi phạm quy định về điều kiện bảo đảm an toàn thực phẩm trong kinh doanh thức ăn đường phố tại Điều 22 Nghị định 178/2013/NĐ-CP, cụ thể:
* Phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 300.000 đồng đến 500.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:
– Bày bán thức ăn không có bàn, giá, kệ, phương tiện bảo đảm an toàn thực phẩm;
– Không có dụng cụ che nắng, mưa, bụi bẩn, ngăn côn trùng và động vật gây hại;
– Sử dụng nơi bày bán không cách biệt với nguồn gây độc hại, nguồn gây ô nhiễm;
– Không có thiết bị bảo quản thực phẩm theo quy định;
– Sử dụng dụng cụ ăn uống, chế biến, chứa đựng, bảo quản thực phẩm không bảo đảm an toàn thực phẩm;
– Dùng tay tiếp xúc trực tiếp với thức ăn.
Xem thêm: Không đảm bảo an toàn thực phẩm trong kinh doanh thức ăn đường phố
* Phạt tiền từ 500.000 đồng đến 1.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:
– Sử dụng nước không đạt quy chuẩn kỹ thuật để chế biến, kinh doanh thực phẩm;
– Sử dụng nguyên liệu để chế biến thức ăn không có nguồn gốc, xuất xứ; hết hạn sử dụng, không bảo đảm an toàn;
– Sử dụng phụ gia thực phẩm không có nguồn gốc, xuất xứ; hết hạn sử dụng, không có trong danh mục phụ gia thực phẩm được phép sử dụng theo quy định, không bảo đảm an toàn;
d) Sử dụng bao gói chứa đựng thức ăn không bảo đảm an toàn thực phẩm;
đ) Kinh doanh thức ăn không bảo đảm an toàn.
* Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 2.000.000 đồng đối với hành vi kinh doanh thức ăn đường phố không bảo đảm an toàn thực phẩm dẫn đến ngộ độc thực phẩm.
Xem thêm: Thủ tục cấp lại giấy xác nhận công bố phù hợp quy định an toàn thực phẩm
>>> Luật sư tư vấn pháp luật trực tuyến qua tổng đài: 1900.6568
Ngoài ra, căn cứ theo quy định tại khoản 4 Điều 22 Nghị định 178/2013/NĐ-CP. các cá nhân, tổ chức vi phạm còn phải thực hiện biện pháp khắc phục hậu quả đó là:
– Buộc tiêu hủy nguyên liệu thực phẩm không có nguồn gốc, xuất xứ; hết hạn sử dụng, hỏng, ôi, thiu, thối đối với các hành vi:
+ Sử dụng nguyên liệu để chế biến thức ăn không có nguồn gốc, xuất xứ; hết hạn sử dụng, không bảo đảm an toàn;
+ Sử dụng phụ gia thực phẩm không có nguồn gốc, xuất xứ; hết hạn sử dụng, không có trong danh mục phụ gia thực phẩm được phép sử dụng theo quy định, không bảo đảm an toàn;
+ Kinh doanh thức ăn không bảo đảm an toàn.
– Buộc chịu mọi chi phí cho việc xử lý ngộ độc thực phẩm, khám, điều trị người bị ngộ độc thực phẩm đối với hành vi kinh doanh thức ăn đường phố không bảo đảm an toàn thực phẩm dẫn đến ngộ độc thực phẩm.
Xem thêm: Quy định về nội dung và bộ câu hỏi đánh giá kiến thức về an toàn thực phẩm