Phương tiện đo là các loại sản phẩm, hàng hóa phục vụ cho hoạt động đo lường. Dưới đây là bài phân tích về việc xử phạt vi phạm trong sản xuất, nhập khẩu phương tiện đo.
Mục lục bài viết
1. Quy định của pháp luật về hành vi vi phạm trong sản xuất, nhập khẩu phương tiện đo:
Điều 7, Điều 8 Thông tư 19/2014/TT-BKHCN quy định về hành vi vi phạm trong sản xuất, nhập khẩu phương tiện đo như sau:
– Hành vi vi phạm trong sản xuất phương tiện đo: Trong sản xuất phương tiện đo thì có các hành vi sai phạm như sản xuất phương tiện đo không có nhãn hoặc có nhãn phương tiện đo ghi không đúng quy định, sản xuất phương tiện đo nhóm 2 khi chưa được phê duyệt mẫu, sản xuất phương tiện đo nhóm 2 không đúng mẫu phương tiện đo đã được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt.
+ Hành vi vi phạm sản xuất phương tiện đo không có nhãn hoặc có nhãn phương tiện đo ghi không đúng quy định là hành vi của tổ chức, cá nhân sản xuất phương tiện đo nhưng không ghi, khắc đơn vị đo hoặc ghi, khắc đơn vị đo không theo đơn vị đo pháp định quy định.
+ Hành vi vi phạm sản xuất phương tiện đo không có nhãn hoặc có nhãn phương tiện đo ghi không đúng quy định là hành vi của tổ chức, cá nhân sản xuất phương tiện đo thuộc Danh mục phương tiện đo nhóm 2 nhưng phương tiện đo này chưa có quyết định phê duyệt mẫu của Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng.
+ Hành vi vi phạm quy định sản xuất phương tiện đo nhóm 2 không đúng mẫu phương tiện đo đã được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt là hành vi của tổ chức, cá nhân sản xuất phương tiện đo có một hoặc nhiều chi tiết bị thay đổi so với hồ sơ của mẫu phương tiện đo nhóm 2 đã được Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng phê duyệt.
+ Với các hành vi vi phạm về sản xuất phương tiện đo, cơ quan chức năng có thẩm quyền có quyền ra quyết định tước quyền sử dụng quyết định phê duyệt mẫu từ 01 tháng đến 03 tháng để tổ chức, cá nhân vi phạm thực hiện sửa chữa phương tiện đo phù hợp với mẫu phương tiện đo được phê duyệt.
– Hành vi vi phạm trong nhập khẩu phương tiện đo được quy định tại Điều 8 Thông tư 19/2014/TT-BKHCN như sau:
+ Hành vi vi phạm quy định khẩu phương tiện đo nhóm 2 chưa được phê duyệt mẫu là hành vi của tổ chức, cá nhân nhập khẩu phương tiện đo thuộc Danh mục phương tiện đo nhóm 2 nhưng không có quyết định phê duyệt mẫu phương tiện đo của Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng.
+ Hành vi vi phạm quy định nhập khẩu phương tiện đo nhóm 2 không đúng mẫu phương tiện đo được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt là hành vi của tổ chức, cá nhân nhập khẩu phương tiện đo không đúng với hồ sơ của mẫu phương tiện đo nhóm 2 đã phê duyệt được lưu tại Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng hoặc tại tổ chức, cá nhân nhập khẩu phương tiện đo.
Trên đây là các hành vi vi phạm cụ thể trong hoạt động sản xuất và nhập khẩu sản phẩm đo đạc. Khi thực hiện sai phạm một trong các hành vi này, chủ thể vi phạm sẽ bị xử lý theo quy định của pháp luật.
2. Xử phạt vi phạm trong sản xuất, nhập khẩu phương tiện đo:
2.1. Nguyên tắc xử phạt vi phạm trong sản xuất, nhập khẩu phương tiện đo:
Theo quy định tại Điều 4 Thông tư 19/2014/TT-BKHCN, việc xử phạt vi phạm trong sản xuất, nhập khẩu phương tiện đo được thực hiện như sau:
– Việc xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực tiêu chuẩn, đo lường và chất lượng sản phẩm, hàng hóa thực hiện theo nguyên tắc: mọi vi phạm hành chính phải được phát hiện, ngăn chặn kịp thời và phải bị xử lý nghiêm minh, mọi hậu quả do vi phạm hành chính gây ra phải được khắc phục theo đúng quy định của pháp luật.
Mức tiền phạt tối đa áp dụng xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực tiêu chuẩn, đo lường và chất lượng sản phẩm, hàng hóa là: đối với cá nhân là 100.000.000 đồng, đối với tổ chức là 200.000.000 đồng; mức phạt tiền tối đa trong lĩnh vực tiêu chuẩn, chất lượng sản phẩm, hàng hóa đối với cá nhân là 150.000.000 đồng, đối với tổ chức là 300.000.000 đồng.
– Khi phát hiện tổ chức, cá nhân có hành vi vi phạm hành chính về tiêu chuẩn, đo lường và chất lượng sản phẩm, hàng hóa, người có thẩm quyền đang thi hành công vụ phải buộc tổ chức, cá nhân chấm dứt ngay hành vi vi phạm. Việc buộc chấm dứt hành vi vi phạm được thể hiện trong biên bản làm việc hoặc biên bản thanh tra, kiểm tra hoặc biên bản vi phạm hành chính hoặc kết luận thanh tra, kiểm tra.
– Người có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính về tiêu chuẩn, đo lường và chất lượng sản phẩm, hàng hóa thực hiện quyền xử phạt theo quy định tại Nghị định này. Người không có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính có trách nhiệm chuyển ngay hồ sơ vụ việc vi phạm hành chính cho người có thẩm quyền xử phạt để xem xét xử lý.
2.2. Thẩm quyền xử phạt vi phạm trong sản xuất, nhập khẩu phương tiện đo:
Theo quy định tại Thông tư 19/2014/TT-BKHCN, thẩm quyền xử phạt vi phạm trong sản xuất, nhập khẩu phương tiện đo được quy định như sau:
– Thanh tra viên, người được giao thực hiện nhiệm vụ thanh tra chuyên ngành tiêu chuẩn, đo lường và chất lượng bao gồm: Thanh tra viên đang công tác tại Thanh tra Bộ Khoa học và Công nghệ, Thanh tra Sở Khoa học và Công nghệ; công chức được giao thực hiện nhiệm vụ thanh tra chuyên ngành thuộc Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng.
– Trưởng đoàn thanh tra chuyên ngành của Bộ Khoa học và Công nghệ; Trưởng đoàn thanh tra chuyên ngành của Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng và Trưởng đoàn thanh tra chuyên ngành của Sở Khoa học và Công nghệ được sử dụng dấu của cơ quan chủ trì tiến hành thanh tra khi ban hành văn bản để áp dụng các biện pháp thực hiện nhiệm vụ thanh tra.
– Trong trường hợp Trưởng đoàn kiểm tra chuyên ngành về tiêu chuẩn, đo lường và chất lượng sản phẩm, hàng hóa; công chức, viên chức đang thi hành công vụ khi phát hiện hành vi vi phạm trong lĩnh vực tiêu chuẩn, đo lường, chất lượng thì được quyền lập biên bản vi phạm hành chính. Cơ quan ban hành quyết định kiểm tra hoặc cơ quan quản lý công chức, viên chức đã lập biên bản vi phạm hành chính phải kịp thời hoàn thiện hồ sơ chuyển cho người có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính theo quy định của pháp luật.
Trên đây là các nội dung liên quan đến việc xử phạt hành vi vi phạm trong sản xuất, nhập khẩu phương tiện đo. Các nguyên tắc xử phạt này được áp dụng đối với tất cả các hành vi vi phạm. Nó được xem là khung đối chiếu, để cơ quan chức năng có thẩm quyền đưa ra hình thức xử phạt và mức xử phạt sao cho phù hợp nhất, hạn chế đến mức tối đa những sai phạm có thể xảy ra trong việc xử lý hành vi vi phạm.
3. Cách xác định giá trị sản phẩm, hàng hóa đo đạc vi phạm:
Việc xác định tổng giá trị sản phẩm, hàng hóa vi phạm tại thời điểm vi phạm hành chính về sản xuất, nhập khẩu phương tiện đo đạc được tính theo công thức sau đây:
– Tổng giá trị sản phẩm, hàng hóa vi phạm = số lượng sản phẩm, hàng hóa vi phạm phát hiện được x giá sản phẩm, hàng hóa vi phạm tại thời điểm vi phạm hành chính.
Căn cứ để xác định giá trị sản phẩm, hàng hóa vi phạm được thực hiện như sau:
+ Nếu cần xác định giá trị tang vật vi phạm hành chính để làm căn cứ xác định khung tiền phạt, thẩm quyền xử phạt, người có thẩm quyền đang giải quyết vụ việc phải xác định giá trị tang vật và phải chịu trách nhiệm về việc xác định đó.
+ Tùy theo loại tang vật cụ thể, việc xác định giá trị dựa trên một trong các căn cứ theo thứ tự ưu tiên sau đây: Giá niêm yết hoặc giá ghi trên hợp đồng hoặc hoá đơn mua bán hoặc tờ khai nhập khẩu; Giá theo thông báo của cơ quan tài chính địa phương; trường hợp không có thông báo giá thì theo giá thị trường của địa phương tại thời điểm xảy ra vi phạm hành chính; Giá thành của tang vật nếu là hàng hoá chưa xuất bán; Đối với tang vật là hàng giả thì giá của tang vật đó là giá thị trường của hàng hoá thật hoặc hàng hoá có cùng tính năng, kỹ thuật, công dụng tại thời điểm nơi phát hiện vi phạm hành chính.
– Tùy từng loại sản phẩm, hàng hóa vi phạm, việc xác định giá trị dựa trên một trong các căn cứ theo thứ tự ưu tiên như sau:
+ Giá niêm yết hoặc giá ghi trên hợp đồng hoặc hóa đơn mua bán hoặc tờ khai nhập khẩu;
+ Giá theo thông báo của cơ quan tài chính địa phương; trường hợp không có thông báo giá thì theo giá thị trường của địa phương tại thời điểm xảy ra vi phạm hành chính;
+ Giá thành của sản phẩm, hàng hóa nếu là hàng hóa còn lưu kho của cơ sở sản xuất và chưa xuất bán hoặc là giá thị trường của sản phẩm, hàng hóa có cùng tính năng, kỹ thuật, công dụng tại thời điểm xảy ra vi phạm hành chính.
Văn bản pháp luật sử dụng trong bài viết:
Thông tư 19/2014/TT-BKHCN Hướng dẫn thực hiện một số điều của