Tương tự giống như một số quốc gia trên thế giới hiện nay, Việt Nam cho phép các doanh nghiệp thực hiện thủ tục nhập khẩu phế liệu, phế liệu nhập khẩu có thể hiểu là kết quả của toàn bộ quá trình hoạt động thương mại giữa các quốc gia với nhau. Vậy pháp luật hiện nay quy định như thế nào về mức xử phạt đối với hành vi vi phạm trong hoạt động nhập khẩu phế liệu?
Mục lục bài viết
1. Xử phạt vi phạm trong hoạt động nhập khẩu phế liệu:
Pháp luật hiện nay đã quy định cụ thể về mức xử phạt đối với các đối tượng có hành vi vi phạm quy định của pháp luật trong hoạt động nhập khẩu phế liệu. Căn cứ theo quy định tại Điều 35 của Nghị định 45/2022/NĐ-CP, có quy định về mức xử phạt đối với hành vi vi phạm quy định về bảo vệ môi trường trong hoạt động nhập khẩu phế liệu từ nước ngoài. Theo đó:
(1) Các chủ thể của hành vi vi phạm pháp luật trong trường hợp thực hiện thủ tục nhập khẩu phế liệu làm nguyên liệu sản xuất sẽ bị xử phạt với mức phạt tiền như sau:
+ Phạt tiền từ 100.000.000 đồng đến 130.000.000 đồng trong trường hợp kho bãi lưu giữ phế liệu nhập khẩu không đáp ứng đầy đủ điều kiện về bảo vệ môi trường trong quá trình nhập khẩu phế liệu, sử dụng phế liệu nhập khẩu đó làm nguyên liệu sản xuất theo quy định của pháp luật, lưu giữ các loại phế liệu nhập khẩu tại các khu vực không phải là kho bãi lưu giữ phế liệu đã được cấp giấy phép bảo vệ môi trường;
+ Phạt tiền từ 130.000.000 đồng đến 150.000.000 đồng trong trường hợp không có kho bãi lưu giữ các loại phế liệu nhập khẩu đáp ứng đầy đủ điều kiện trong vấn đề bảo vệ môi trường, không ký kết hợp đồng trực tiếp với các tổ chức và cá nhân nước ngoài cung cấp phế liệu nhập khẩu làm nguyên liệu sản xuất;
+ Phạt tiền từ 150.000.000 đồng đến 170.000.000 đồng đối với các đối tượng không sử dụng công nghệ, không sử dụng các loại thiết bị tái chế, tái sử dụng phế liệu, không xử lý đầy đủ các loại tạp chất phế liệu trong quá trình nhập khẩu, không chuyển giao tạp chất cho các đơn vị có chức năng xử lý phù hợp với quy định của pháp luật, không phân định chất thải phát sinh trong quá trình xử lý phế liệu, không phân loại chất thải phát sinh từ hoạt động sử dụng phế liệu nhập khẩu để có phương án xử lý sao cho phù hợp với quy định của pháp luật;
+ Phạt tiền từ 170.000.000 đồng đến 200.000.000 đồng đối với hành vi nhập khẩu phế liệu tuy nhiên vượt quá khối lượng cho phép ghi nhận trong giấy phép môi trường;
+ Phạt tiền từ 200.000.000 đồng đến 230.000.000 đồng đối với các đối tượng có hành vi sử dụng các loại phế liệu nhập khẩu trái quy định pháp luật;
+ Phạt tiền từ 230.000.000 đồng đến 250.000.000 đồng đối với các đối tượng có hành vi nhập khẩu phế liệu không đúng chủng loại ghi nhận cụ thể trong giấy phép môi trường.
(2) Hành vi chuyển giao phế liệu nhập khẩu từ nước ngoài và sử dụng các loại phế liệu nhập khẩu đó làm nguyên liệu sản xuất cho các tổ chức, cá nhân khác không đúng với nội dung trong giấy phép môi trường sẽ bị xử phạt như sau:
+ Phạt tiền từ 150.000.000 đồng đến 200.000.000 đồng đối với các đối tượng có hành vi chuyển giao với số lượng dưới 500 tấn phế liệu sắt cho các tổ chức và cá nhân, chuyển giao với số lượng dưới 100 tấn phế liệu giấy nhập khẩu cho các tổ chức và cá nhân, chuyển giao với số lượng dưới 50 tấn phế liệu nhựa cho các tổ chức và cá nhân;
+ Phạt tiền từ 230.000.000 đồng đến 200 50.000.000 đồng đối với các đối tượng có hành vi chuyển giao với số lượng từ 50 tấn đến dưới 1000 tấn phế liệu sắt cho các tổ chức và cá nhân, chuyển giao với số lượng từ 100 tấn đến 500 tấn phế liệu giấy cho các tổ chức và cá nhân, chuyển giao với số lượng từ 50 tấn đến 100 tấn phế liệu nhựa cho các tổ chức và cá nhân;
+ Phạt tiền từ 270.000.000 đồng đến 300.000.000 đồng đối với các đối tượng có hành vi chuyển giao với số lượng trên 1000 tấn phế liệu sắt cho các tổ chức và cá nhân, chuyển giao với số lượng trên 500 tấn phế liệu giấy cho các tổ chức và cá nhân, chuyển giao với số lượng trên 1000 tấn phế liệu nhựa nhập khẩu cho các tổ chức và cá nhân.
(3) Phạt tiền từ 200.000.000 đồng đến 250.000.000 đồng đối với các đối tượng có hành vi không thanh toán đầy đủ chi phí có liên quan đến vấn đề xử lý phế liệu nhập khẩu, không kí quỹ bảo vệ môi trường trong quá trình nhập khẩu phế liệu theo quy định của pháp luật, nhập khẩu phế liệu khi không có đầy đủ giấy phép bảo vệ môi trường theo quy định của pháp luật.
2. Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện có quyền xử phạt vi phạm trong hoạt động nhập khẩu phế liệu không?
Căn cứ theo quy định tại Điều 56 của Nghị định 45/2022/NĐ-CP, có quy định về thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính của chủ tịch Ủy ban nhân dân các cấp. Theo đó:
- Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã có thẩm quyền xử phạt như sau: Phạt cảnh cáo, phạt tiền lên đến năm1.000.000 đồng, tịch thu tang vật hoặc tịch thu phương tiện vi phạm hành chính có giá trị dưới 10.000.000 đồng, áp dụng các biện pháp khắc phục hậu quả trong trường hợp xét thấy cần thiết;
- Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện có thẩm quyền xử phạt như sau: Phạt cảnh cáo, phạt tiền lên đến 100.000.000 đồng, tước quyền sử dụng giấy phép có thời hạn hoặc ra quyết định đình chỉ hoạt động có thời hạn, tịch thu tang vật hoặc tịch thu phương tiện vi phạm hành chính, áp dụng các biện pháp khắc phục hậu quả trong trường hợp xét thấy cần thiết;
- Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh có thẩm quyền xử phạt như sau: Phạt cảnh cáo, phạt tiền lên đến 1.000.000.000 đồng, tước quyền sử dụng giấy phép có thời hạn hoặc ra quyết định đình chỉ hoạt động có thời hạn, tịch thu tang vật hoặc tịch thu phương tiện vi phạm hành chính, áp dụng các biện pháp khắc phục hậu quả trong trường hợp xét thấy cần thiết.
Theo đó thì có thể nói, chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện là chủ thể có thẩm quyền ra quyết định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực môi trường với số tiền tối đa là 100.000.000 đồng đối với cá nhân và tối đa là 200.000.000 đồng đối với tổ chức vi phạm. Vì vậy, chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện hoàn toàn có thẩm quyền xử phạt đối với các vi phạm hành chính trong hoạt động nhập khẩu phế liệu.
3. Thời hiệu xử phạt vi phạm trong hoạt động nhập khẩu phế liệu:
Theo quy định tại Điều 5 của Nghị định 45/2022/NĐ-CP xử phạt vi phạm hành chính lĩnh vực bảo vệ môi trường, có quy định về thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính. Cụ thể như sau:
(1) Thời hiệu để xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ môi trường đang được xác định là 02 năm;
(2) Các hành vi vi phạm đang thực hiện, các hành vi vi phạm đã kết thúc, thời điểm để tính thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính tại Nghị định 45/2022/NĐ-CP được quy định như sau:
+ Các hành vi được quy định tại Điều 9; vi phạm tại điểm e, g, h khoản 1, điểm e, g, h khoản 2, điểm e, g, h khoản 3 Điều 11; điểm b, c khoản 1, điểm b, c khoản 2 Điều 13; vi phạm tại điểm b, d, e khoản 1, điểm c, d, đ khoản 2, điểm c, d, đ khoản 3, điểm c, d, đ khoản 4 Điều 14; vi phạm tại khoản 2, điểm e, g, h khoản 3, điểm e, g, h, i khoản 4, khoản 6 Điều 15 và Điều 38 Nghị định 45/2022/NĐ-CP là hành vi vi phạm hành chính đang được thực hiện, thì thời hiệu được tính từ thời điểm người có thẩm quyền thi hành công vụ phát hiện hành vi vi phạm;
+ Các hành vi vi phạm quy định tại điểm b khoản 1, điểm b khoản 2 Điều 10; vi phạm tại điểm b khoản 1, điểm b khoản 2, điểm b khoản 3 Điều 11; khoản 1 Điều 32; vi phạm tại khoản 1 Điều 33; vi phạm tại khoản 1, điểm c khoản 3 Điều 43 Nghị định 45/2022/NĐ-CP là hành vi đang được thực hiện, thì thời hiệu được tính từ thời điểm tổ chức, cá nhân phải công khai thông tin hoặc phải nộp báo cáo định kỳ theo quy định;
+ Các hành vi vi phạm quy định tại các Điều 18, 19, 20, 21, 22, 23 Nghị định 45/2022/NĐ-CP là hành vi đã kết thúc, thì thời hiệu được tính từ thời điểm lấy mẫu;
+ Các hành vi vi phạm tại khoản 2 Điều 25 Nghị định 45/2022/NĐ-CP là hành vi vi phạm đã kết thúc, thời điểm kết thúc được tính từ lúc thực hiện xong hành vi vi phạm.
Như vậy, thời hiệu xử phạt vi phạm trong hoạt động nhập khẩu phế liệu được xác định là 02 năm.
Các văn bản pháp luật được sử dụng trong bài viết:
– Nghị định 45/2022/NĐ-CP xử phạt vi phạm hành chính lĩnh vực bảo vệ môi trường.
THAM KHẢO THÊM: