Để thực hiện việc xuất bản phẩm ra thị trường thì cần đảm bảo nội dung theo đúng quy định mà Nhà nước đã quy định. Vậy, Nếu có hành vi vi phạm thì mức xử phạt vi phạm quy định về nội dung xuất bản phẩm được quy định thế nào?
Mục lục bài viết
- 1 1. Xử phạt vi phạm quy định về nội dung xuất bản phẩm:
- 2 2. Thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính đối với nhà xuất bản có hành vi xuất bản phẩm có nội dung đúng theo quy định:
- 3 3. Cơ quan có thẩm quyền lập biên bản vi phạm hành chính và xử phạt vi phạm hành chính liên quan đến việc vi phạm về nội dung xuất bản phẩm:
1. Xử phạt vi phạm quy định về nội dung xuất bản phẩm:
Xuất bản phẩm được hiểu là những tài liệu, tác phẩm ghi nhận các nội dung liên quan đến chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội cũng như liên quan các lĩnh vực về giáo dục đào tạo, khoa học và công nghệ được xuất bản bằng tiếng Việt, tiếng dân tộc thiểu số Việt Nam hoặc bằng tiếng nước ngoài.
Xuất bản phẩm còn được thể hiện bằng hình ảnh, âm thanh, trên các phương tiện kỹ thuật khác nhau. Hình thức thể hiện của xuất bản phẩm vô cùng đa dạng có thể kể đến như sách bao gồm cả sách cho người khiếm thị hoặc sách điện tử; xuất bản phẩm còn được thể hiện thông qua tranh, ảnh, bản đồ, áp phích hoặc tờ rơi có nội dung quy định tại Điều 4 của Luật xuất bản năm 2004 sửa đổi bổ sung năm 2012; Bên cạnh đó, còn thể hiện ở các loại âm thanh, băng hình đĩa hình của nhà xuất bản có nội dung thay thế cho sách hoặc minh họa cho sách.
Để có thể xuất bản ra ngoài thị trường thì nhà xuất bản phải đặc biệt lưu ý liên quan đến các quyết định về nội dung xuất bản. Tổ chức có hành vi vi phạm về quy định này sẽ bị áp dụng mức xử phạt hành chính tùy từng hành vi cụ thể. Căn cứ theo Điểm a Khoản 3, Điểm b khoản 7 Điều 24 Nghị định 119/2020/NĐ-CP được sửa đổi bởi Nghị định số 14/2022/NĐ-CP thì có thể áp dụng mức xử phạt nêu dưới đây:
– Mức phạt tiền đầu tiên được nhắc đến có thể áp dụng từ 10 triệu đồng đến 20 triệu đồng khi có hành vi xuất bản xuất bản phẩm có nội dung sai sự thật được đánh giá là ít nghiêm trọng đối với từng tên xuất bản phẩm;
– Mức phạt tiền sẽ tăng lên từ 20 triệu đồng đến 40 triệu đồng đối với hành vi xuất bản xuất bản phẩm khi xuất hiện những nội dung vi phạm dưới đây:
+ Nội dung được tiết lộ liên quan đến bí mật của tổ chức cá nhân đối với từng tên xuất bản phẩm;
+ Những thông tin được cung cấp là sai sự thật nghiêm trọng đối với từng tưng vạn phẩm;
– Liên quan đến vi phạm quy định về nội dung xuất bản phẩm có thể sẽ bị áp dụng mức phạt tiền từ 40 đến 80 triệu đồng, trong đó phải kể đến một số trường hợp dưới đây:
+ Những tác phẩm được đưa ra thị trường chứa các nội dung dâm ô, đồi trụy, kích động bạo lực hoặc thể hiện rõ sự mê tín dị đoan không phù hợp với thuần phong mỹ tục Việt Nam. Hành vi vi phạm này áp dụng đối với từng tên xuất bản phẩm;
+ Nội dung chứa đựng trong tác phẩm thể hiện sự xúc phạm uy tín đến cơ quan, tổ chức và danh dự, nhân phẩm của cá nhân đối với từng tên xuất bản phẩm;
+ Thông tin bí mật nhà nước bắt buộc phải được bảo mật tuy nhiên những nội dung trong xuất bản phẩm tiết lộ các thông tin này và chưa đến mức bị truy cứu trách nhiệm hình sự;
– Đối với hành vi xuất bản xuất bản phẩm có nội dung sai sự thật được đánh giá vi phạm là rất nghiêm trọng đối với từng tên xuất bản phẩm thì mức phạt tiền sẽ lên từ 80 triệu đồng và tối đa là 140 triệu đồng;
– Tổ chức có hành vi xuất bản sản phẩm có những nội dung thuộc các trường hợp dưới đây thì mức phạt tiền là từ 140 đến 200 triệu đồng, cụ thể:
+ Thực hiện hành vi xuyên tạc sự thật lịch sử hoặc phủ nhận thành tựu cách mạng; có những nội dung liên quan đến xúc phạm dân tộc, danh nhân anh hùng dân tộc; nội dung cung cấp dẫn đến việc phương hại lợi ích quốc gia hoặc gây ảnh hưởng đến sự đoàn kết dân tộc đối với từng tên xuất bản phẩm;
+ Những thông tin liên quan đến chủ quyền quốc gia nhưng không thể hiện được tại hiện không chính xác đối với từng viên sắt sản phẩm bản đồ dễ gây hiểu lầm.
– Ngoài ra, Đối với hành vi vi phạm quy định về nội dung xuất bản phẩm không chỉ bị áp dụng mức phạt tiền nêu trên mà còn áp dụng các biện pháp khắc phục hậu quả ví dụ như:
+ Đối với hành vi vi phạm quy định liên quan đến Khoản 1 và Khoản 2 của Điều 24 Nghị định 119/2020/NĐ-CP sửa đổi bởi Nghị định số 14/2022/NĐ-CP thì sẽ bị thu hồi xuất bản phẩm;
+ Có liên quan đến hành vi vi phạm quy định tại Khoản 3, Khoản 4 và 5 của Điều 119/2020/NĐ-CP được sửa đổi bởi Nghị định số 14/2022/NĐ-CP thì sẽ bị buộc thu hồi, tiêu hủy xuất bản phẩm đối với hành vi phạm;
+ Thậm chí còn bắt buộc phải xin lỗi công khai đối với hành vi vi phạm quy định tại Điểm a Khoản 2 và Điểm c Khoản 3 của Điều này; Nếu phát sinh số lợi bất hợp pháp đối với việc thực hiện hành vi vi phạm thì sẽ bắt buộc nộp lại cho nhà nước.
+ Trong một số trường hợp còn áp dụng việc Buộc nộp lại số lợi bất hợp pháp đối với các hành vi vi phạm quy định tại Khoản 4 vào Khoản 5 điều này.
Đáng lưu ý: theo quy định tại Khoản 2 Điều 4 Nghị định 119/2020/NĐ-CP được sửa đổi bởi Nghị định số 14/2022/NĐ-CP thì mức phạt tiền đối với hành vi vi phạm hành chính quy định tại các chương 2 và chương 3 của Nghị định này là mức phạt tiền áp dụng đối với tổ chức, trừ các hành vi vi phạm quy định tại Điều 6 của Nghị định này là mức phạt tiền đối với cá nhân.
Từ những nội dung đã nêu trên, nhà xuất bản có hành vi xuất bản phẩm có nội dung vi phạm mà pháp luật đã quy định thì có thể bị áp dụng mức phạt tiền thấp nhất 10 triệu đồng và tùy mức độ vi phạm có thể lên tói 200 triệu đồng. Ngoài ra, có thể bị áp dụng các biện pháp khắc phục hậu quả như buộc thu hồi xuất bản phẩm, buộc xin lỗi công khai đối với hành vi vi phạm và trong quá trình thực hiện hành vi vi phạm có phát sinh số lợi bất hợp pháp thì cũng phải nộp lại cho nhà nước.
2. Thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính đối với nhà xuất bản có hành vi xuất bản phẩm có nội dung đúng theo quy định:
Thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính đối với hành vi vi phạm là một trong những vấn đề luôn được đặc biệt quan tâm. Đối với việc thực hiện xuất bản phẩm những nội dung không đúng theo quy định thì căn cứ theo Khoản 4 Điều 4 Nghị định 119/2020/NĐ-CP được sửa đổi bổ bổ sung Nghị Định 14/2022/NĐ-CP thì thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính trong hoạt động báo chí hoạt động xuất bản và hoạt động in là trong vòng 2 năm.
Để xác định hành vi vi phạm hành chính đã kết thúc hay hành vi vi phạm hành chính đang được diễn ra trên thực tế thì thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính sẽ được áp dụng theo Khoản 1 Điều 8 Nghị định số 118/2021/NĐ-CP ngày 23 tháng 12 năm 2021 quy định chi tiết về một số điều và biện pháp thi hành luật xử lý vi phạm hành chính.
Với quy định nêu trên khi nhà xuất bản có hành vi vi phạm về nội dung xuất bản phẩm thì trong thời gian hai năm cơ quan có thẩm quyền sẽ tiến hành xử phạt vi phạm hành chính nếu phát hiện ra hành vi vi phạm.
3. Cơ quan có thẩm quyền lập biên bản vi phạm hành chính và xử phạt vi phạm hành chính liên quan đến việc vi phạm về nội dung xuất bản phẩm:
– Thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính của Thanh tra
+ Thanh tra viên, người được giao thực hiện nhiệm vụ thanh tra chuyên ngành đang thi hành công vụ có quyền:
+ Chánh Thanh tra Sở, Trưởng đoàn thanh tra cấp Sở, Trưởng đoàn thanh tra của Cục Báo chí, Cục Phát thanh, truyền hình và thông tin điện tử, Cục Xuất bản, In và Phát hành
+ Trưởng đoàn thanh tra cấp Bộ;
+ Chánh Thanh tra Bộ, Cục trưởng Cục Báo chí, Cục trưởng Cục Phát thanh, truyền hình và thông tin điện tử, Cục trưởng Cục Xuất bản, In và Phát hành
– Thẩm quyền chủ tịch ủy ban nhân dân các cấp:
+ Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã;
+ Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện;
+ Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh.
Văn bản pháp luật được sử dụng:
– Luật xuất bản năm 2004 sửa đổi năm 2012;
– Nghị định số 14/2022/NĐ-CP của Chính phủ: Sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 15/2020/NĐ-CP ngày 03 tháng 02 năm 2020 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bưu chính, viễn thông, tần số vô tuyến điện, công nghệ thông tin và giao dịch điện tử và Nghị định số 119/2020/NĐ-CP ngày 07 tháng 10 năm 2020 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong hoạt động báo chí, hoạt động xuất bản.