Phát triển giáo dục nghề nghiệp là một trong những nhiệm vụ quan trọng của đất nước. Vậy hành vi nào sẽ bị xử phạt vi phạm kiểm định chất lượng giáo dục nghề nghiệp?
Mục lục bài viết
1. Xử phạt vi phạm kiểm định chất lượng giáo dục nghề nghiệp:
Kiểm định chất lượng giáo dục nghề nghiệp được hiểu là hoạt động đánh giá và công nhận mức độ cơ sở giáo dục nghề nghiệp hoặc các chương trình đào tạo được áp dụng trên thực tế có đạt tiêu chuẩn kiểm định chất lượng giáo dục nghề nghiệp theo quy định của Bộ lao động thương binh và xã hội. Hiện nay hành vi vi phạm liên quan đến kiểm định chất lượng giáo dục nghề nghiệp được quy định tại Điều 35 Nghị định 88/2022/NĐ-CP, cụ thể:
– Kiểm định viên chất lượng giáo dục nghề nghiệp nếu có hành vi vi phạm dưới đây sẽ bị xử phạt với mức phạt như sau:
+ Khi có hành vi không tuân thủ việc nộp lại thẻ kiểm định viên theo quyết định thu hồi từ cơ quan có thẩm quyền thì sẽ bị phạt tiền từ 1 triệu đến 3 triệu đồng;
+ Việc lừa dối trong khi cung cấp thông tin cá nhân sai sự thật để được tham gia đoàn đánh giá ngoài áp dụng mức phạt từ 3 triệu đến 5 triệu đồng;
+ Để có thể được cấp thẻ kiểm định viên và cá nhân này không ngần ngại trong việc cung cấp thông tin sai sự thật về tiêu chuẩn điều kiện thì mức phạt tiền là từ 5 triệu đến 10 triệu đồng;
+ Mặc dù cá nhân đủ tiêu chuẩn để được cấp thẻ kiểm định viên nhưng lại tự ý cho người khác sử dụng hoặc sử dụng thẻ kiểm định viên của người khác để mức phạt tiền là từ 10 triệu đến 15 triệu đồng;
+ Cố tình làm sai lịch nội dung hồ sơ đánh giá ngoài nhưng xem xét chưa đủ yếu tố cấu thành để truy cứu hình sự về tội này thì mức phạt tiền là từ 20 triệu đến 25 triệu đồng;
+ Có hành vi làm tác động sai lệch kết quả đánh giá ngoài của Đoàn đánh giá ngoài nhưng cũng chưa đến mức bị truy cứu trách nhiệm hình sự thì mức phạt tiền dao động 25 triệu đến 30 triệu;
– Hành vi vi phạm của tổ chức hoạt động kiểm định chất lượng giáo dục nghề nghiệp sẽ bị áp dụng với mức phạt tiền khác so với kiểm định viên theo đó mức phạt tiền sẽ được thể hiện ở các hành vi:
+ Khi tổ chức đã làm mất giấy chứng nhận đủ điều kiện hoạt động kiểm định chất lượng giáo dục nghề nghiệp nhưng lại không có động thái thông báo cho cơ quan có thẩm quyền biết về thông tin này. Đồng thời, cũng không tuân thủ về việc nộp lại giấy chứng nhận đủ điều kiện hoạt động kiểm định chất lượng giáo dục nghề nghiệp sau khi cơ quan có thẩm quyền đã đưa ra quyết định thu hồi lại vì không đủ điều kiện hoặc tiêu chuẩn thì mức phạt tiền được áp dụng đó là từ 10 triệu đến 15 triệu đồng;
+ Cố tình có hành vi tác động để tẩy xóa sửa chữa, làm sai nội dung trong giấy chứng nhận đủ điều kiện hoạt động kiểm định chất lượng giáo dục nghề nghiệp nhưng vẫn chưa cấu thành đủ yếu tố để bị truy cứu trách nhiệm hình sự thì sẽ bị áp dụng mức phạt tiền là từ 15 triệu đến 20 triệu đồng;
+ Mức phạt tiền từ 30 triệu đồng đến 40 triệu đồng được áp dụng đối với hành vi cố tình gian lận hồ sơ, lừa dối cơ quan có thẩm quyền cấp giấy chứng nhận điều kiện hoạt động kiểm định chất lượng giáo dục nghề nghiệp nhưng theo đánh giá chưa đến mức bị truy cứu trách nhiệm hình sự;
+ Xét đến trường hợp không có đầy đủ các điều kiện để hoạt động kiểm định chất lượng giáo dục nghề nghiệp sau khi đã được cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện hoạt động kiểm định chất lượng giáo dục nghề nghiệp thì mức phạt tiền lần thứ 40 đến 50 triệu đồng;
– Liên quan đến một trong các hành vi được nêu dưới đây thì mức phạt tiền là từ 10 đến 15 triệu đồng:
+ Tổ chức sau khi nhận được quyết định thu hồi từ cơ quan có thẩm quyền nhưng lại không tuân thủ việc nộp lại giấy chứng nhận đạt tiêu chuẩn kiểm định chất lượng cơ sở giáo dục nghề nghiệp hoặc giấy chứng nhận đạt tiêu chuẩn kiểm định chất lượng chương trình giáo dục nghề nghiệp;
+ Nhận thấy có hành vi làm sai lệch nội dung giấy tờ tài liệu để được tổ chức kiểm định chất lượng giáo dục nghề nghiệp cấp giấy chứng nhận đạt tiêu chuẩn thông qua hành vi tại xóa sửa chữa nhưng chưa đến mức bị truy cứu trách nhiệm hình sự;
+ Không tuân thủ trong việc quy định về trình tự thủ tục về đánh giá chất lượng giáo dục nghề nghiệp;
– Ngoài ra nếu có hành vi báo cáo kết quả tự đánh giá chất lượng cơ sở giáo dục nghề nghiệp không đúng với kết quả được kiểm tra trên thực tế thì mức phạt tiền được dao động từ 15 đến 20 triệu đồng;
– Bị áp dụng mức phạt tiền từ 20 triệu đến 30 triệu đồng nếu thực hiện một trong các hành vi dưới đây:
+ Cố tình cung cấp thông tin sai về điều kiện để được tiến hành kiểm định chất lượng cơ sở giáo dục nghề nghiệp, kiểm định chất lượng chương trình giáo dục nghề nghiệp hoặc không công khai thông tin theo đúng quy định;
+ Thông thường việc công khai giấy chứng nhận đạt tiêu chuẩn kiểm định chất lượng cơ sở giáo dục nghề nghiệp hoặc giấy chứng nhận đạt tiêu chuẩn kiểm định chất lượng chương trình giáo dục nghề nghiệp hoặc kết quả đánh giá ngoài để được cấp giấy chứng nhận đạt tiêu chuẩn kiểm định chất lượng giáo dục nghề nghiệp phải được công bố công khai tuy nhiên lại không thực hiện hành vi này;
– Mức phạt tiền được nâng cao lên từ 30 triệu đồng đến 40 triệu đồng nếu có hành vi như sau:
+ Để có thể được tổ chức kiểm định chất lượng giáo dục nghề nghiệp đồng ý cấp giấy chứng nhận đạt tiêu chuẩn kiểm định chất lượng giáo dục nghề nghiệp mà gian lận hồ sơ nhưng chưa đến mức bị truy cứu trách nhiệm hình sự;
+ Không tuân thủ trong quá trình về đánh giá chất lượng giáo dục nghề nghiệp bởi vì theo quy định là từ 2 năm trở nên nếu không đánh giá là đang có hành vi vi phạm;
– Mức phạt tiền đối với hành vi vi phạm quy định về kiểm định chất lượng giáo dục nghề nghiệp theo các mức như sau:
+ Xét đến trường hợp có hành vi cung cấp các thông tin sai về kết quả kiểm định chất lượng cơ sở giáo dục nghề nghiệp kiểm định chất lượng chương trình giáo dục nghề nghiệp trên các phương tiện thông tin đại chúng thì mức phạt tiền là từ 10 đến 20 triệu đồng;
+ Khi thành lập Đoàn đánh giá ngoài thì phải thực hiện theo đúng quy định bài tập về trong quá trình cập nhật cơ sở dữ liệu và kết quả đánh giá ngoài vào dữ liệu quốc gia thì cũng phải tuân thủ Tuy nhiên có sự vi phạm đối với hành vi này Đồng thời cũng không tổ chức lưu trữ hồ sơ tài liệu về kết quả đánh giá ngoài theo quy định thì mức phạt tiền lên 20 đến 30 triệu đồng;
+ Mức phạt được áp dụng đối với hành vi thực hiện đánh giá ngoài cơ sở giáo dục nghề nghiệp hoặc chương trình giáo dục nghề nghiệp không đúng trình tự, thủ tục thì sẽ áp dụng mức từ 30 đến 40 triệu;
+ Mức phạt từ 40 đến 60 triệu đồng sẽ được áp dụng khi có hành vi thực hiện kiểm định chất lượng giáo dục nghề nghiệp mà theo đánh giá là không có sự khách quan trung thực dẫn đến kết quả kiểm định chất lượng giáo dục không đúng và sai so với thực tế.
Tùy thuộc vào hành vi vi phạm nhất định mà có thể bị tước quyền sử dụng thẻ kiểm định viên chất lượng giáo dục nghề nghiệp có thời hạn từ 6 tháng đến 12 tháng đồng thời cũng có thể bị tịch thu tang vật và thể kiểm định chất lượng giáo dục nghề nghiệp đối với hành vi vi phạm đối với điểm c và d khoản 1 Điều 35 Nghị định 88/2022/NĐ-CP.
2. Biện pháp khắc phục hậu quả hành vi vi phạm kiểm định chất lượng giáo dục nghề nghiệp:
– Cá nhân phải có trách nhiệm trong việc nộp lại thẻ kiểm định viên chất lượng giáo dục nghề nghiệp đối với hành vi vi phạm quy định tại điểm a khoản 1 Điều này;
– Nếu có hành vi làm sai lệch hông tin về kết quả kiểm định, nội dung hồ sơ đánh giá ngoài, kết quả đánh giá ngoài quy định tại các điểm đ, e và g khoản 1 Điều này thì phải thực hiện cung cấp đầy đủ chính xác thông tin đã vi phạm;
– Tuân thủ trong việc nộp lại giấy chứng nhận đủ điều kiện hoạt động kiểm định chất lượng giáo dục nghề nghiệp đối với hành vi vi phạm quy định tại điểm a (trừ trường hợp làm mất nhưng không báo cáo cơ quan, tổ chức có thẩm quyền) và điểm b khoản 2 Điều này;
– Đối với hành vi vi phạm quy định tại điểm c khoản 2, điểm a và b khoản 3 Điều này thì bắt buộc phải nộp lại và kiến nghị cơ quan có thẩm quyền thu hồi giấy chứng nhận đủ điều kiện hoạt động kiểm định chất lượng giáo dục nghề nghiệp;
– Đã được cấp giấy phép hoạt động kiểm định chất lượng giáo dục nghề nghiệp nhưng không đủ điều kiện hoạt động thì có trách nhiệm đảm đủ các điều kiện;
– Nghiêm túc thực hiện công việc như cải chính thông tin sai sự thật về kết quả tự đánh giá chất lượng cơ sở giáo dục nghề nghiệp hoặc chương trình giáo dục nghề nghiệp đối với hành vi vi phạm quy định tại khoản 4 Điều này;
– Các thông tin sai sự thật về điều kiện để được tiến hành kiểm định chất lượng cơ sở giáo dục nghề nghiệp hoặc chương trình giáo dục nghề nghiệp đối với hành vi vi phạm quy định tại điểm a khoản 5 Điều này buộc phải cải chính thông tin đúng với sự thực;
– Nếu vi phạm trong việc không công khai giấy chứng nhận đạt tiêu chuẩn kiểm định chất lượng cơ sở giáo dục nghề nghiệp hoặc giấy chứng nhận đạt tiêu chuẩn kiểm định chất lượng chương trình giáo dục nghề nghiệp hoặc kết quả đánh giá ngoài để được cấp giấy chứng nhận đạt tiêu chuẩn kiểm định chất lượng giáo dục nghề nghiệp đối với hành vi vi phạm quy định tại điểm b khoản 5 Điều này thì buộc công bố những giấy tờ này;
– Đối với hành vi vi phạm quy định tại điểm a khoản 6 và điểm d khoản 7 Điều này thì buộc nộp lại và kiến nghị tổ chức kiểm định chất lượng giáo dục nghề nghiệp thu hồi giấy chứng nhận đạt tiêu chuẩn kiểm định chất lượng cơ sở giáo dục nghề nghiệp hoặc giấy chứng nhận đạt tiêu chuẩn kiểm định chất lượng chương trình giáo dục nghề nghiệp;
– Ngoài ra, nếu có hành vi vi phạm quy định tại điểm b khoản 6 Điều này bắt buộc thực hiện tự đánh giá chất lượng giáo dục nghề nghiệp;
– Tuân thủ quy định về cải chính thông tin sai sự thật về kết quả kiểm định chất lượng cơ sở giáo dục nghề nghiệp hoặc chương trình giáo dục nghề nghiệp trên phương tiện thông tin đại chúng đối với hành vi vi phạm quy định tại điểm a khoản 7 Điều này;
– Cuối cùng là phải cập nhật cơ sở dữ liệu về kết quả đánh giá ngoài đối với hành vi vi phạm quy định tại điểm b khoản 7 Điều này.
3. Quy trình kiểm định chất lượng giáo dục nghề nghiệp của cơ sở giáo dục nghề nghiệp:
Hiện nay, cơ sở giáo dục nghề nghiệp được hiểu là bao gồm Trung tâm giáo dục nghề nghiệp, trường trung cấp, trường cao đẳng đã được đăng ký hoạt động hợ pháp tại cơ quan có thẩm quyền về lĩnh vực giáo dục nghề nghiệp theo quy định tại điểm a khoản 1 Điều 2 Thông tư 27/2018/TT-BLĐTBXH.
Liên quan đến Quy trình kiểm định chất lượng giáo dục nghề nghiệp thì cần thực hiện theo sự hướng dẫn tại Điều 10 Thông tư 27/2018/TT-BLĐTBXH, cụ thể:
Bước 1: Cơ sở giáo dục tự đánh giá chất lượng giáo dục nghề nghiệp
Qúa trình tự đánh giá cần được thực hiện theo Mục 2 Chương II Thông tư số 28/2017/TT-BLĐTBXH ngày 15 tháng 12 năm 2017 quy định hệ thống bảo đảm chất lượng của cơ sở giáo dục nghề nghiệp và Thông tư số 15/2017/TT-BLĐTBXH ngày 08 tháng 6 năm 2017 quy định về tiêu chí, tiêu chuẩn kiểm định chất lượng giáo dục nghề nghiệp do Bộ trưởng Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội ban hành;
Bước 2. Tiến hành đánh giá ngoài của tổ chức kiểm định;
Bước 3. Công nhận kết quả đánh giá ngoài và cấp giấy chứng nhận đạt tiêu chuẩn kiểm định chất lượng giáo dục nghề nghiệp.
Văn bản pháp luật được sử dụng:
– Nghị định số 88/2022/NĐ-CP của Chính phủ: Quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giáo dục nghề nghiệp;
– Thông tư số 27/2018/TT-BLĐTBXH của Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội: Quy định về quy chế đánh giá cấp thẻ kiểm định viên chất lượng giáo dục nghề nghiệp; quy trình, chu kỳ kiểm định chất lượng giáo dục nghề nghiệp