Theo quy định pháp luật Viêt Nam, tổ chức cá nhân hoạt động kinh doanh vàng phải tuân thủ các quy định của Chính phủ và các quy định khác của pháp luật có liên quan. Vậy xử phạt vi phạm hành chính về hoạt động kinh doanh vàng có nội dung nào?
Mục lục bài viết
1. Hành vi nào được xác định là vi phạm về hoạt động kinh doanh vàng?
Kinh doanh vàng được hiểu là hình thức sử dụng tiền tệ để tiến hành việc mua bán giao dịch vàng, vật chất. Cá nhân khi tiến hành kinh doanh vàng với mục đích là tìm lợi nhuận từ kinh doanh thông qua các khoản chênh lệch giá vàng tại thời điểm mua và bán. Như đã biết, đặc điểm của vàng là kim loại quý, luôn ổn định với giá và tăng theo thời gian, Chính vì vậy các cá nhân, tổ chức lựa chọn đầu tư vàng sẽ mang lại lợi nhuận vô cùng hấp dẫn. Hiện nay, vẫn tồn tại một số trường hợp cá nhân, tổ chức vì lợi nhuận mà bất chấp các hành vi bị nghiêm cấm trong quá trình kinh doanh vàng. Cá nhân, tổ chức để có thể biết được hành vi vi phạm trong hoạt động kinh doanh vàng cần căn cứ vào Điều 19
– Tổ chức khi tiến hành hoạt động sản xuất vàng, mỹ nghệ nhưng lại không được cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh do Ngân hàng nhà nước cấp một cách hợp pháp;
– Khi tiến hành hoạt động kinh doanh mua bán vàng miếng, xuất khẩu, nhập khẩu vàng nguyên liệu nhưng cũng không đảm bảo về giấy phép do Ngân hàng nhà nước cấp;
– Nếu có hành động tự ý mang theo vàng khi tiến hành xuất cảnh, nhập cảnh của cá nhân, mà số vàng mang theo này vượt mức quy định cũng không có giấy phép do Ngân hàng nhà nước cấp;
– Cá nhân, tổ chức lựa chọn sử dụng vàng để làm phương tiện thanh toán các nghĩa vụ của mình;
– Khi tiến hành sản xuất bằng vàng miếng trái với quy định đã được hướng dẫn tại Nghị định 24/2012/NĐ-CP;
– Để có thể tiến hành hoạt động kinh doanh vàng bạc thì thủ tướng chính phủ phải có sự cho phép và ngân hàng nhà nước cấp giấy phép. Tuy nhiên, các tổ chức hoạt động kinh doanh vàng lại chưa được sự chấp nhận từ Thủ tướng chính phủ và Ngân hàng nhà nước;
– Ngoài ra, còn kể đến các hành vi vi phạm quy định khác đã được nghị định 24 2012 và các quy định của pháp luật khác có liên quan đề cập đến.
2. Xử phạt vi phạm hành chính về hoạt động kinh doanh vàng:
Pháp luật cũng đã quy định rõ hành vi vi phạm trong hoạt động kinh doanh vàng nếu cá nhân, tổ chức cố tình thực hiện những một trong các hành vi nêu trên thì sẽ phải chịu mức xử phạt theo đúng quy định tại Điều 24 của Nghị định 88/2019/NĐ-CP được sửa đổi tại Nghị định 143/2021/NĐ-CP với các mức xử phạt như sau:
– Mức xử phạt đầu tiên trong vi phạm về hoạt động kinh doanh vàng là mức phạt cảnh cáo nếu có một trong các hành vi dưới đây:
+ Khi tiến hành mua bán vàng miếng mà tổ chức tín dụng hoặc doanh nghiệp thực hiện hoạt động này không có giấy phép kinh doanh mua bán vàng miếng;
+ Ngoài ra, sử dụng vàng là phương tiện thanh toán một cách trái phép không được giữ chấp nhận từ cơ quan có thẩm quyền;
– Mức phạt sẽ tăng cao lên từ 10 triệu đồng đến 20 triệu đồng đối với hành vi vi phạm của cá nhân tổ chức như:
+ Khi tiến hành việc mua bán vàng miếng với một bên là tổ chức tín dụng hoặc doanh nghiệp mà những doanh nghiệp tổ chức tín dụng này không đảm bảo về chứng từ pháp lý như Giấy phép kinh doanh mua bán vàng miếng, hành vi vi phạm này đã được đánh giá là tái phạm hoặc vi phạm nhiều lần;
+ Sử dụng vàng là phương tiện thanh toán đối với trường hợp đã từng bị xử phạt về hành vi này tuy nhiên vẫn có sự tái phạm hoặc vi phạm nhiều lần;
– Cá nhân, tổ chức có thể bị áp dụng mức phạt tiền từ 30 triệu đến 50 triệu đồng nếu có hành vi vi phạm dưới đây:
+ Mua bán vàng miếng tại các địa điểm giao dịch phải tiến hành công khai giá, tuy nhiên lại không tiến hành niêm yết công khai theo đúng quy định của pháp luật;
+ Trên thực tế, khi có sự thay đổi về mạng lưới chi nhánh địa điểm kinh doanh mua bán vàng miếng theo đúng quy định của pháp luật mà các tổ chức tín dụng, doanh nghiệp hoạt động kinh doanh này có sự vi phạm;
– Mức phạt tiền từ 80 triệu đồng đến 100 triệu đồng được áp dụng đối với các hành vi vi phạm của cá nhân tổ chức như:
+ Tổ chức hoạt động kinh doanh mua bán bằng miếng không đúng theo quy định của pháp luật trừ một số trường hợp đã được quy định tại điểm a khoản 8 Điều 24 Nghị định 88/2019/NĐ-CP;
+ Để có thể đem vàng đi xuất cảnh hoặc nhập cảnh thì phải đảm bảo một số điều kiện nhất định tuy nhiên trong trường hợp tự ý mang vàng đi xuất cảnh, nhập cảnh không đúng quy định trừ các hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực hải quan thì sẽ bị áp dụng mức phạt tiền tối đa là 100 triệu đồng;
– Trong một số trường hợp dưới đây thì mức phạt tiền sẽ tăng cao lên từ 140 triệu đồng đến 180 triệu đồng:
+ Việc tiến hành kinh doanh mua bán bằng miếng phải bắt buộc thông qua đại lý ủy nhiệm nhưng trên thực tế lại không thực hiện hành vi này theo đúng quy định;
+ Không chấp hành đúng theo quy định của pháp luật về trạng thái vàng;
+ Để có thể xuất khẩu, nhập khẩu vàng trang sức, mỹ nghệ và nguyên liệu dưới dạng bột, dung dịch, vảy hàn, muối vàng và các loại vàng trang sức dưới dạng bán thành phẩm nhưng lại không thực hiện theo đúng nội dung ngành nghề đã được đăng ký tại cơ quan có thẩm quyền;
– Cá nhân, tổ chức cơ thể bị áp dụng mức phạt tiền từ 200 triệu đồng đến 250 triệu đồng đối với các hành vi vi phạm như:
+ Tiến hành sử dụng vàng nguyên liệu nhập khẩu không đúng theo giấy phép nhập khẩu và nguyên liệu để sản xuất vàng trang sức mỹ nghệ;
+ Tự ý thực hiện các hoạt động kinh doanh mua bán bằng miếng thông qua các đại lý ủy nhiệm trong trường hợp có sự tái phạm;
– Mức phạt tiền từ 250 triệu đồng đến 300 triệu đồng sẽ được áp dụng khi có hành vi liên quan đến hoạt động sản xuất vàng miếng không đúng theo quy định của pháp luật;
– Cuối cùng, mức phạt tiền tối đa đối với hành vi vi phạm trong hoạt động kinh doanh vàng đó là từ 300 triệu đồng đến 400 triệu đồng nếu cá nhân tổ chức có thực hiện các hành vi dưới đây:
+ Cá nhân, tổ chức tự ý thực hiện việc kinh doanh mua bán vàng miếng nhưng không được cấp giấy phép kinh doanh mua bán vàng miếng;
+ Tiến hành việc xuất khẩu hoặc nhập khẩu và nguyên liệu nhưng không có giấy phép do cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp theo quy định;
+ Bất chấp việc không được cấp có thẩm quyền cấp giấy phép hoạt động kinh doanh vàng mà vẫn có những hoạt động kinh doanh vàng khác trái theo với quy định của pháp luật; Cá nhân, tổ chức không chỉ bị áp dụng mức xử phạt hành chính mà còn có thể bị áp dụng hình thức xử phạt bổ sung và biện pháp khắc phục hậu quả. Đối với hình thức xử phạt bổ sung thì có thể bị tịch thu số vàng với hành vi vi phạm quy định tại điểm a điểm c Khoản 8 Điều 24 Nghị định 88/2019/NĐ-CP;
+ Trong trường hợp có hành vi vi phạm quy định tại điểm a khoản 5 Điều 24 Nghị định 88/2019/NĐ-CP thì sẽ bị áp dụng hình thức thức quyền sử dụng giấy phép kinh doanh mua bán vàng miếng trong thời hạn là 6 tháng đến 9 tháng.
– Biện pháp khắc phục hậu quả được áp dụng đó là Cơ quan có thẩm quyền tiến hành thu hồi giấy phép kinh doanh mua bán vàng nhưng đối với hành vi vi phạm quy định tại điểm b Khoản 6 Điều 24 Nghị định 88/2019/NĐ-CP.
Với các quy định nêu trên thì mức xử phạt tối đa đối với cá nhân, tổ chức trong hoạt động kinh doanh vàng có vi phạm là 400 triệu đồng. Ngoài ra tùy từng trường hợp cụ thể sẽ bị áp dụng hình thức xử phạt bổ sung như tịch thu số vàng, tước quyền sử dụng giấy phép kinh doanh mua bán vàng miếng hoặc có thể sẽ bị thu hồi giấy phép kinh doanh mua bán bằng miếng bởi cơ quan có thẩm quyền.
3. Cá nhân có được mua bán và miếng tại nhà hay không?
Để có thể trả lời câu hỏi về việc cá nhân được tiến hành mua bán vành tại nhà thì phải căn cứ vào các quy định liên quan đến quản lý hoạt động kinh doanh mua bán vàng miếng. Theo quy định tại Điều 10 Nghị định 24/2012/NĐ-CP thì quản lý hoạt động kinh doanh mua bán vàng miếng của các tổ chức, cá nhân chỉ được phép thực hiện tại các tổ chức tín dụng và doanh nghiệp được ngân hàng nhà nước cấp giấy phép kinh doanh mua bán bằng miếng.
Như vậy, Nếu có nhu cầu thực hiện việc mua bán vàng miếng thì nên thực hiện tại tổ chức tín dụng và các doanh nghiệp được cấp phép và đảm bảo theo đúng quy định. Cá nhân tự ý tổ chức việc mua bán vàng miếng tại nhà là đang vi phạm quy định của pháp luật nếu bị phát hiện sẽ bị xử phạt theo đúng quy định.
Văn bản pháp luật được sử dụng:
– Nghị định số 143/2021/NĐ-CP của Chính phủ: Sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 88/2019/NĐ-CP ngày 14 tháng 11 năm 2019 quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực tiền tệ và ngân hàng;
– Nghị định số 24/2012/NĐ-CP của Thủ tướng Chính phủ: Về quản lý hoạt động kinh doanh vàng.