Xử phạt vi phạm hành chính hàng hóa không có nhãn mác. Công an kinh tế bắt hàng hóa vận chuyển trên đường không có nhãn mác xử phạt như thế nào?
Tóm tắt câu hỏi:
Tôi đã chuyển tiền để mua 1 lô hàng trị giá 46.500.000đ. Có hợp đồng và hóa đơn GTGT. Hàng đang đi trên đường thì bị công an kinh tế bắt giữ và lập biên bản vi phạm hàng không có nhãn mác. Tôi muốn được luật sư tư vấn cho tôi 2 vấn đề. 1. Xử phạt người mua hàng hay người bán hàng. 2. Mức phạt cho hành vi vi phạm này. Cảm ơn văn phòng luật sư. Mong nhận được sớm hồi đáp.
Luật sư tư vấn:
Cám ơn bạn đã gửi câu hỏi của mình đến Ban biên tập – Phòng tư vấn trực tuyến của Công ty LUẬT DƯƠNG GIA. Với thắc mắc của bạn, Công ty LUẬT DƯƠNG GIA xin được đưa ra quan điểm tư vấn của mình như sau:
Giữa thời kỳ công nghệ thông tin phát triển như vũ bão, thì việc mua bán hàng hóa trực tiếp hay mua bán online , mua bán trên mạng xã hội không còn quá xa lạ đối với chúng ta. Tuy nhiên, việc mua bán hàng hóa có những vấn đề bất cập nhất định vì theo quy định pháp luật hiện hành, hàng hóa trong giao dịch mua bán cần phải có nhãn mác. Vậy quy định về nhãn mác hàng hóa được quy định như thế nào? Nếu vi phạm sẽ bị xử lý ra sao? Bài viết dưới đây của Luật Dương gia sẽ giúp cho bạn đọc có thêm những thông tin hữu ích về vấn đề này.
Cơ sở pháp lý
Mục lục bài viết
1. Quy định pháp luật về nhãn hiệu hàng hóa
Nhãn hàng hóa là bản viết, bản in, bản vẽ, bản chụp của chữ, hình vẽ, hình ảnh được dán, in, đính, đúc, chạm, khắc trực tiếp trên hàng hóa, bao bì thương phẩm của hàng hóa hoặc trên các chất liệu khác được gắn trên hàng hóa, bao bì thương phẩm của hàng hóa. Thông qua nhãn hàng hóa, người tiêu dùng có thể nhận biết, làm căn cứ để lựa chọn, tiêu thụ và sử dụng sản phẩm, đồng thời để nhà sản xuất, kinh doanh, thông tin, quảng bá cho hàng hóa của mình và để cơ quan chức năng thực hiện việc kiểm tra, kiểm soát.
Việc ghi và dán nhãn mác hàng hóa giúp cho người tiêu dùng, người mua dễ dàng nhận biết hàng hóa, dễ dàng lựa chọn trong quá trình mua sắm, giúp cho cơ quan nhà nước dễ dàng và thuận tiện trong quá trình quản lý hàng hóa cũng như dễ dàng hơn trong quá trình kiểm tra. Việc ghi nhãn mác rõ ràng không chỉ giúp cho nhà sản xuất ghi danh được thương hiệu của mình trên thị trường mà còn là thể hiện quyền về sở hữu trí tuệ giúp cho việc phát triển thương hiệu và tăng lợi nhuận kinh doanh.
2. Quy định pháp luật về trách nhiệm ghi nhãn hàng hóa
Căn cứ theo Điều 9 Nghị định số 43/2017/NĐ-CP quy định trách nhiệm ghi nhãn hàng hóa:
“Điều 9. Trách nhiệm ghi nhãn hàng hóa
1. Tổ chức, cá nhân chịu trách nhiệm ghi nhãn hàng hóa kể cả nhãn phụ phải bảo đảm ghi nhãn trung thực, rõ ràng, chính xác, phản ánh đúng bản chất của hàng hóa.
2. Hàng hóa sản xuất để lưu thông trong nước thì tổ chức, cá nhân sản xuất phải chịu trách nhiệm thực hiện ghi nhãn hàng hóa.
Trong trường hợp tổ chức, cá nhân chịu trách nhiệm ghi nhãn hàng hóa yêu cầu tổ chức, cá nhân khác thực hiện việc ghi nhãn thì tổ chức, cá nhân đó vẫn phải chịu trách nhiệm về nhãn hàng hóa của mình.
3. Trong trường hợp hàng hóa xuất khẩu không xuất khẩu được hoặc bị trả lại, đưa ra lưu thông trên thị trường thì tổ chức, cá nhân đưa hàng hóa ra lưu thông phải ghi nhãn theo quy định của Nghị định này.
4. Hàng hóa nhập khẩu vào Việt Nam mà nhãn gốc không phù hợp với quy định của Nghị định này thì tổ chức, cá nhân nhập khẩu phải ghi nhãn phụ theo quy định tại khoản 3 Điều 7 và các khoản 3, 4 Điều 8 của Nghị định này khi đưa ra lưu thông và phải giữ nguyên nhãn gốc.”
Đối chiếu quy định trên, chúng tôi chia làm hai trường hợp như sau:
– Nếu lô hàng bạn mua là hàng hóa sản xuất để lưu thông trong nước thì: Tổ chức, cá nhân sản xuất ( người bán) có trách nhiệm ghi nhãn hàng hóa. Do đó, khi cảnh sát kinh tế bắt giữ lô hàng thì người bán là người bị xử phạt.
– Nếu lô hàng bạn mua là hàng hóa nhập khẩu vào Việt Nam mà nhãn gốc không phù hợp với quy định của Nghị định số 43/2017/NĐ-CP Nghị định số 43/2017/NĐ-CP thì: Tổ chức, cá nhân nhập khẩu ( người mua) phải ghi nhãn phụ theo quy định của Nghị định số
3. Mức xử phạt về hành vi không có nhãn mác theo quy định pháp luật
*Mức phạt vi phạm hành chính đối với hành vi hàng hóa không có nhãn mác
Khoản 4 Điều 31 Nghị định số 119/2017/NĐ-CP
“4. Mức phạt tiền đối với hành vi kinh doanh hàng hóa theo quy định phải có nhãn hàng hóa mà không có nhãn hàng hóa; không có nhãn gốc hoặc có nhãn gốc nhưng bị thay đổi được quy định như sau:
a) Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng trong trường hợp hàng hóa vi phạm có giá trị đến 5.000.000 đồng;
b) Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 6.000.000 đồng trong trường hợp hàng hóa vi phạm có giá trị từ trên 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng;
c) Phạt tiền từ 6.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng trong trường hợp hàng hóa vi phạm có giá trị từ trên 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng;
d) Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng trong trường hợp hàng hóa vi phạm có giá trị từ trên 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng;
đ) Phạt tiền từ 15.000.000 đồng đến 25.000.000 đồng trong trường hợp hàng hóa vi phạm có giá trị từ trên 30.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng;
e) Phạt tiền từ 25.000.000 đồng đến 35.000.000 đồng trong trường hợp hàng hóa vi phạm có giá trị từ trên 50.000.000 đồng đến 70.000.000 đồng;
g) Phạt tiền từ 35.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng trong trường hợp hàng hóa vi phạm có giá trị từ trên 70.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng;
h) Phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 60.000.000 đồng trong trường hợp hàng hóa vi phạm có giá trị trên 100.000.000 đồng.”
Theo quy định trên, lô hàng của bạn trị giá 46.500.000 đồng thì mức phạt vi phạm hành chính là từ 15.000.000 đồng đến 25.000.000 đồng.
TƯ VẤN TRƯỜNG HỢP CỤ THỂ:
Nội dung câu hỏi
Xin chào Luật sư Luật Dương gia, tôi có một vấn đề rất cần sự tư vấn và hỗ trợ giải đáp từ Luật sư Luật Dương gia như sau. Tôi đã chuyển tiền để mua 1 lô hàng trị giá 46.500.000đ. Có hợp đồng và hóa đơn GTGT. Hàng đang đi trên đường thì bị công an kinh tế bắt giữ và lập biên bản vi phạm hàng không có nhãn mác. Tôi muốn được luật sư tư vấn cho tôi 2 vấn đề. 1. Xử phạt người mua hàng hay người bán hàng. 2. Mức phạt cho hành vi vi phạm này. Cảm ơn
Giải đáp vấn đề.
Cơ sở pháp lý:
Thứ nhất, căn cứ Điều 9 Nghị định số 43/2017/NĐ-CP quy định trách nhiệm ghi nhãn hàng hóa:
1. Tổ chức, cá nhân chịu trách nhiệm ghi nhãn hàng hóa kể cả nhãn phụ phải bảo đảm ghi nhãn trung thực, rõ ràng, chính xác, phản ánh đúng bản chất của hàng hóa.
2. Hàng hóa sản xuất để lưu thông trong nước thì tổ chức, cá nhân sản xuất phải chịu trách nhiệm thực hiện ghi nhãn hàng hóa.
Trong trường hợp tổ chức, cá nhân chịu trách nhiệm ghi nhãn hàng hóa yêu cầu tổ chức, cá nhân khác thực hiện việc ghi nhãn thì tổ chức, cá nhân đó vẫn phải chịu trách nhiệm về nhãn hàng hóa của mình.
3. Trong trường hợp hàng hóa xuất khẩu không xuất khẩu được hoặc bị trả lại, đưa ra lưu thông trên thị trường thì tổ chức, cá nhân đưa hàng hóa ra lưu thông phải ghi nhãn theo quy định của Nghị định này.
4. Hàng hóa nhập khẩu vào Việt Nam mà nhãn gốc không phù hợp với quy định của Nghị định này thì tổ chức, cá nhân nhập khẩu phải ghi nhãn phụ theo quy định tại khoản 3 Điều 7 và các khoản 3, 4 Điều 8 của Nghị định này khi đưa ra lưu thông và phải giữ nguyên nhãn gốc.”
Qua quy định này của pháp luật thì trường hợp của bạn là bạn đang thực hiện giao dịch mua bán hàng hóa, loại hợp đồng được hiểu là
Nếu theo như nội dung bạn cung cấp, việc hàng hóa của bạn đang trong quá trình vận chuyển mà không có nhãn mác thì lô hàng đó đã vi phạm quy định pháp luật về việc không có nhãn mác trong quá trình giao dịch mua bán hàng hóa.
Thứ hai, về mức xử phạt vi phạm hành chính trong trường hợp của bạn thì quy định pháp luật sẽ căn cứ vào giá trị của lô hàng để quy ra mức phạt vi phạm. Ví dụ cụ thể như sau :
Nếu giá trị hàng hóa bạn vi phạm có giá trị đến 5 triệu đồng thì mức phạt của bạn sẽ là từ 1 triệu đồng đến 3 triệu đồng.
Nếu giá trị hàng hóa bạn vi phạm có giá trị từ 5 triệu đồng đến 10 triệu đồng thì mức phạt của bạn sẽ là từ 3 triệu đồng đến 6 triệu đồng.
Nếu giá trị hàng hóa bạn vi phạm có giá trị từ 10 triệu đồng đến 20 triệu đồng thì mức phạt của bạn sẽ là từ 6 triệu đồng đến 10 triệu đồng.
Nếu giá trị hàng hóa bạn vi phạm có giá trị từ 20 triệu đồng đến 30 triệu đồng thì mức phạt của bạn sẽ là từ 10 triệu đồng đến 15 triệu đồng.
Nếu giá trị hàng hóa bạn vi phạm có giá trị từ 30 triệu đồng đến 50 triệu đồng thì mức phạt của bạn sẽ là từ 15 triệu đồng đến 25 triệu đồng.
Nếu giá trị hàng hóa bạn vi phạm có giá trị từ 50 triệu đồng đến 70 triệu đồng thì mức phạt của bạn sẽ là từ 25 triệu đồng đến 35 triệu đồng.
Nếu giá trị hàng hóa bạn vi phạm có giá trị từ 70 triệu đồng đến 100 triệu đồng thì mức phạt của bạn sẽ là từ 35 triệu đồng đến 50 triệu đồng.
Nếu giá trị hàng hóa bạn vi phạm có giá trị từ 100 triệu đồng trở lên thì mức phạt của bạn sẽ là từ 50 triệu đồng đến 60 triệu đồng.
Theo như nội dung mà bạn cung cấp, thì giá trị lô hàng của bạn đang giao động ở mức từ 30 triệu đồng đến 50 triệu đồng. Thì căn cứ theo quy định về Nghị định số 119/2017/NĐ-CP quy định về mức phạt vi phạm hành chính đối với hành vi hàng hóa không có nhãn mác thì bạn sẽ bị xử phạt với mức phạt là từ 15 triệu đồng đến 25 triệu đồng.
Vì vậy, việc
Trên đây là tòa bộ những thông tin hữu ích quy định về xử phát vi phạm hành chính đối với hành vi mua bán, vận chuyển àng hóa không có nhãn mác mà Luật Dương gia cung cấp tới cho bạn đọc. Hi vọng những thông tin pháp lý mà Luật Dương gia cung cấp trên đây cho bạn đọc sẽ giúp cho bạn giải quyết được vấn đề mà mình đang mắc phải.