Một số quy định về xử phạt hành chính? Hàng xóm hát karaoke gây ồn ào tới đêm khuya phạt gây ảnh hưởng xung quanh thì bị xử phạt như thế nào?
Hiện nay, khoa học công nghệ ngày càng phát triển, nhu cầu giải trí của con người ngày càng nâng cao, việc có quá nhiều âm thanh không mong muốn là điều không thể tránh khỏi. Việc đảm bảo sự yên tĩnh luôn được sự quan tâm của toàn xã hội bởi trên thực tế nó ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe con người, không những thế nó còn đánh giá văn hóa của xã hội hiện nay. Hát karaoke là một nhu cầu chính đáng của bất kỳ ai tuy nhiên ngày nay không ít các trường hợp hàng xóm hát karaoke tới khuya gây ồn ào tới những hộ gia đình xung quanh.
Luật sư tư vấn luật qua điện thoại trực tuyến miễn phí: 1900.6568
Mục lục bài viết
1. Hàng xóm hát karaoke gây ồn ào tới khuya bị phạt như thế nào?
Theo quy định tại Điều 6
“Điều 6. Vi phạm quy định về bảo đảm sự yên tĩnh chung
1. Phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 100.000 đồng đến 300.000 đồng đối với một trong những hành vi sau đây:
a) Gây tiếng động lớn, làm ồn ào, huyên náo tại khu dân cư, nơi công cộng trong khoảng thời gian từ 22 giờ ngày hôm trước đến 06 giờ sáng ngày hôm sau;
b) Không thực hiện các quy định về giữ yên tĩnh của bệnh viện, nhà điều dưỡng, trường học hoặc ở những nơi khác có quy định phải giữ yên tĩnh chung;
c) Bán hàng ăn, uống, hàng giải khát quá giờ quy định của Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương.
2. Phạt tiền từ 300.000 đồng đến 500.000 đồng đối với hành vi: Dùng loa phóng thanh, chiêng, trống, còi, kèn hoặc các phương tiện khác để cổ động ở nơi công cộng mà không được phép của các cơ quan có thẩm quyền.
3. Hình thức xử phạt bổ sung:
Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính đối với hành vi quy định tại Khoản 2 Điều này.”
Ngoài ra, đối với các hành vi sản xuất, kinh doanh, sinh hoạt gây ra tiếng ồn lớn, vượt quá giới hạn cho phép tại khu dân cư cũng có thể bị xử phạt theo quy định tại Điều 17
Như vậy, pháp luật giới hạn tối đa cho phép về tiếng ồn tại khu vực thông thường (gồm: khu chung cư, các nhà ở riêng lẻ nằm cách biệt hoặc liền kề, khách sạn, nhà nghỉ, cơ quan hành chính) khoảng từ 6 giờ đến 21 giờ là 70 dBA, từ 21 giờ ngày hôm trước đến 06 giờ sáng ngày hôm sau là 55 dBA. Các chủ thể khi thực hiện hành vi vi phạm khi có hành vi gây tiếng ồn vượt qua tiêu chuẩn kỹ thuật về tiếng ồn sẽ bị phạt theo các mức phạt cụ thể như sau:
– Phạt cảnh cáo hành vi gây tiếng ồn vượt quy chuẩn kỹ thuật về tiếng ồn dưới 02 dBA.
– Phạt 1 triệu – 5 triệu đồng hành vi gây tiếng ồn vượt quy chuẩn kỹ thuật từ 02 dBA đến dưới 05 dBA.
– Phạt 5 triệu – 20 triệu đồng hành vi gây tiếng ồn vượt quy chuẩn kỹ thuật từ 05 dBA đến dưới 10 dBA.
– Phạt 20 triệu – 40 triệu hành vi gây tiếng ồn vượt quy chuẩn kỹ thuật từ 10 dBA đến dưới 15 dBA.
– Phạt 40 triệu – 60 triệu đồng hành vi gây tiếng ồn vượt quy chuẩn kỹ thuật từ 15 dBA đến dưới 20 dBA.
– Phạt 60 triệu – 80 triệu đồng đối với hành vi gây tiếng ồn vượt quy chuẩn kỹ thuật từ 20 dBA đến dưới 25 dBA.
– Phạt 80 triệu – 100 triệu đồng đối với hành vi gây tiếng ồn vượt quy chuẩn kỹ thuật từ 25 dBA đến dưới 30 dBA.
– Phạt 100 triệu – đến 120 triệu đồng đối với hành vi gây tiếng ồn vượt quy chuẩn kỹ thuật từ 30 dBA đến dưới 35 dBA.
– Phạt 120 triệu – 140 triệu đồng đối với hành vi gây tiếng ồn vượt quy chuẩn kỹ thuật từ 35 dBA đến dưới 40 dBA.
– Phạt tiền từ 140 triệu – đến 160 triệu đồng đối với hành vi gây tiếng ồn vượt quy chuẩn kỹ thuật trên 40 dBA.
Các cá nhân, tổ chức vi phạm còn có thể bị áp dụng các hình thức xử phạt bổ sung như buộc thực hiện biện pháp giảm thiểu tiếng ồn đạt quy chuẩn kỹ thuật hoặc buộc chi trả kinh phí trưng cầu giám định, đo đạc và phân tích mẫu môi trường trong trường hợp có vi phạm về tiếng ồn vượt quy chuẩn kỹ thuật môi trường hoặc gây ô nhiễm tiếng ồn. Ngoài ra, các tổ chức, cá nhân bị thiệt hại bởi hành vi này có thể yêu cầu chủ thể gây ô nhiễm tiếng ồn phải bồi thường theo quy định pháp luật Việt Nam.
Như vậy, nếu xung quanh gia đình bạn có các cơ sở sản xuất, hộ gia đình có các hoạt động gây ra những ô nhiễm tiếng ồn, các chủ thể có thể làm đơn khiếu nại đến Uỷ ban nhân dân cấp xã, phường nơi mà mình sinh sống sống để yêu cầu họ chấm dứt hành vi gây tiếng ồn làm ảnh hưởng đến cuộc sống và sức khỏe của gia đình của mình. Cùng với đơn khiếu nại bạn có thể gửi kèm các chứng cứ chứng minh hành vi gây ô nhiễm tiếng ồn kể trên, có thể là ý kiến của tổ trưởng tổ dân phố, trưởng thôn hoặc các hộ gia đình sống gần nhà bạn và người gây tiếng ồn để Ủy ban nhân dân cấp xã có cơ sở giải quyết.
Theo quy định tại điểm a khoản 1 Điều 6
Như vậy, đối với hành vi hát karaoke gây ồn ào tại khu dân cư trong khoảng thời gian từ 22 giờ ngày hôm trước đến 06 giờ sáng ngày hôm sau sẽ bị phạt từ 100.000 đồng đến 300.000 đồng.
Thẩm quyền xử phạt: Uỷ ban nhân dân cấp xã (phường) nơi bị đơn cư trú.
2. Xử phạt hành chính là gì?
Hiện nay, có rất nhiều các hành vi vi phạm, dẫn đến việc phải xử phạt vi phạm hành chính. Thực tế, vi phạm hành chính là hành vi có lỗi do các cá nhân hay các tổ chức thực hiện, vi phạm quy định của pháp luật về quản lý nhà nước mà không phải là tội phạm và theo quy định của pháp luật nước ta các hành vi này cần phải bị xử phạt vi phạm hành chính.
Khoản 2 Điều 2
“Xử phạt vi phạm hành chính là việc người có thẩm quyền xử phạt áp dụng hình thức xử phạt, biện pháp khắc phục hậu quả đối với cá nhân, tổ chức thực hiện hành vi vi phạm hành chính theo quy định của pháp luật về xử phạt vi phạm hành chính.”
Như vậy, ta nhận thấy, theo quy định pháp luật, xử phạt hành chính là hành vi của cơ quan nhà nước, nhà chức trách có thẩm quyền thông qua việc áp dụng chế tài hành chính để xử lý đối với các hành vi vi phạm pháp luật mà không thuộc phạm vi các tội hình sự đã được quy định trong
Các cơ quan có thẩm quyền xử phạt hành chính bao gồm các cơ quan sau đây:
– Ủy ban nhân dân các cấp.
– Các cơ quan cảnh sát.
– Bộ đội biên phòng, hải quan, kiểm lâm, thuế vụ.
– Quản lý thị trường.
Những cá nhân có quyền ra quyết định xử phạt hành chính bao gồm:
– Những thủ trưởng các cơ quan nói trên và cán bộ, chiến sĩ cảnh sát nhân dân, bộ đội biên phòng, nhân viên hải quan, kiểm lâm, thuế vụ.
– Cán bộ thanh tra viên thực hiện chức năng thanh tra nhà nước chuyên ngành đang thi hành công vụ theo các hình thức xử phạt hành chính do pháp luật nước ta quy định.
Cần lưu ý rằng, các chủ thể thực hiện vi phạm hành chính phải chịu trách nhiệm hành chính đối với hành vi của mình. Đó là hậu quả của vi phạm hành chính, thể hiện ở sự áp dụng bởi cơ quan nhà nước, người có thẩm quyền những chế tài pháp luật hành chính đối với chủ thể vi phạm hành chính theo thủ tục do luật hành chính quy định. Về cơ bản, đây là một sự phản ứng tiêu cực của Nhà nước đối với người thực hiện vi phạm hành chính, kết quả là chủ thể thực hiện vi phạm hành chính phải gánh chịu những hậu quả bất lợi, thiệt hại về vật chất và tinh thần khi thực hiện các hành vi vi phạm. Việc xử phạt vi phạm hành chính nhằm mục đích cảnh cáo, răn đe người vi phạm không tái phạm và tránh gây ra những hậu quả nghiêm trọng hơn.
3. Nguyên tắc xử phạt hành chính:
Theo Khoản 1 Điều 3
– Thứ nhất: Mọi vi phạm hành chính phải được phát hiện, ngăn chặn kịp thời và phải bị xử lý nghiêm minh, mọi hậu quả do vi phạm hành chính gây ra phải được khắc phục theo đúng quy định của pháp luật Việt Nam.
Tất cả các hành vi vi phạm hành chính đều là hành vi trái pháp luật nên có tính nguy hiểm và đều gây ra những thiệt hại cụ thể cho xã hội. Tính nguy hiểm cho xã hội của hành vi vi phạm hành chính được thể hiện ở chỗ các vi phạm hành chính đã phá vỡ trật tự và các nguyên tắc xã hội được Nhà nước thiết lập, xâm phạm hoặc đe dọa xâm phạm đến quyền, lợi ích chính đáng, hợp pháp của các cá nhân, tổ chức, xã hội và Nhà nước. Chính bởi vì thế mà việc phát hiện, ngăn chặn kịp thời hành vi vi phạm hành chính có ý nghĩa quan trọng và sẽ góp phần xác minh các tình tiết liên quan đến vi phạm để xử lý chính xác hay ngăn chặn tác động tiêu cực của hành vi vi phạm trên thực tế.
– Thứ hai: Việc xử phạt vi phạm hành chính được tiến hành nhanh chóng, công khai, khách quan, đúng thẩm quyền, bảo đảm công bằng, đúng quy định của pháp luật Việt Nam.
Vi phạm hành chính thường là hành vi có tính nguy hiểm thấp hơn tội phạm nên quy định về việc xử phạt vi phạm hanh chính không phải mất quá nhiều thời gian mà vẫn có thể đảm bảo chính xác, đúng pháp luật. Khi các cơ quan có thẩm quyền tiến hành việc xử phạt đối với các vi phạm hành chính bằng việc áp dụng một số biện pháp cưỡng chế theo quy định của pháp luật có thể ảnh hưởng đến quyền, lợi ích hay hoạt động bình thường của người bị xử phạt. Do vậy, việc xử phạt nhanh chóng các hành vi vi phạm hành chính sẽ có khả năng ngăn ngừa kịp thời các tác động tiêu cực do vi phạm hành chính gây ra.
Hiện nay, nguyên tắc xử phạt công khai đã trở thành nguyên tắc chung trong tất cả các hoạt động của cơ quan Nhà nước, trừ trường hợp liên quan đến bí mật nhà nước.
Xử phạt vi phạm hanh chính là hoạt động sử dụng quyền lực nhà nước để áp dụng các biện pháp cưỡng chế đối với người vi phạm nên chỉ các chủ thể có thẩm quyền mới có quyền xử phạt vi phạm hành chính và chỉ được xử phạt trong giới hạn thẩm quyền mà pháp luật nước ta quy định. Việc xử phạt vi phạm hành chính cũng phải bảo đảm công bằng để ai vi phạm cũng đều bị xử phạt, vi phạm giống nhau thì bị xử phạt giống nhau, đồng thời có tính đến các yếu tố đặc thù về người vi phạm, điều kiện, hoàn cảnh vi phạm nhưng trong giới hạn pháp luật quy định.
– Thứ ba: Việc xử phạt vi phạm hành chính phải căn cứ vào tính chất, mức độ, hậu quả vi phạm, đối tượng vi phạm và tình tiết giảm nhẹ, tình tiết tăng nặng.
Bất cứ một hành vi vi phạm hành chính nào cũng có những tính nguy hiểm nhất định đối với xã hội và tùy theo mức độ nguy hiểm cho xã hội của hành vi mà pháp luật quy định hình thức, mức phạt phù hợp.
Mức độ nguy hiểm cho xã hội của hành vi vi phạm hành chính cần tùy thuộc vào nhiều yếu tố như bản thân hành vi đó là hành vi gì, mức độ nghiêm trọng của hậu quả gây ra, người vi phạm là ai, thực hiện hành vi vi phạm trong điều kiện hoàn cảnh nào…
Chính bởi do vậy, để xử phạt vi phạm hành chính một cách nghiêm minh, công bằng, có giá trị răn đe, phòng ngừa cao thì khi xử phạt phải căn cứ vào tính chất, mức độ, hậu quả vi phạm, đồi tượng vi phạm, các tình tiết tăng nặng, giảm nhẹ để quyết định hình thức, mức xử phạt.
– Thứ tư: Chỉ xử phạt vi phạm hành chính khi có hành vi vi phạm hành chính do pháp luật quy định.
+ Một hành vi vi phạm hành chính chỉ bị xử phạt một lần.
+ Nhiều người cùng thực hiện một hành vi vi phạm hành chính thì mỗi người vi phạm đều bị xử phạt về hành vi vi phạm hành chính đó.
+ Một người thực hiện nhiều hành vi vi phạm hành chính hoặc vi phạm hành chính nhiều lần thì bị xử phạt về từng hành vi vi phạm;
Một hành vi vi phạm pháp luật nói chung về cơ bản đều có các dấu hiệu sau:dấu hiệu nội dung là hành vi đó có tính nguy hiểm cho xã hội, dấu hiệu hình thức là hành vi đó phải được pháp luật quy định đó là hành vi vi phạm pháp luật.
Trong trường hợp pháp luật quy định một hành vi là vi phạm hành chính thì mỗi lần cá nhân, tổ chức thực hiện hành vi đó sẽ chỉ bị xử phạt một lần về hành vi vi phạm hành chính mà mình đã thực hiện được. Nếu người có thẩm quyền phát hiện cá nhân, tổ chức thực hiện nhiều vi phạm hành chính hay nhiều cá nhân, tổ chức cùng thực hiện một vi phạm thì việc xử phạt mỗi cá nhân, tổ chức về từng hành vi họ vi phạm trong một lần xử phạt cũng vẫn là một vi phạm hành chính thì chỉ bị xử phạt một lần theo nguyên tắc của pháp luật.
– Thứ năm: Người có thẩm quyền xử phạt có trách nhiệm chứng minh vi phạm hành chính. Cá nhân, tổ chức bị xử phạt có quyền tự mình hoặc thông qua người đại diện hợp pháp chứng minh mình không vi phạm hành chính.
Các cơ quan có thẩm quyền khi xử phạt vi phạm hành chính đối với cá nhân, tổ chức thì người có thẩm quyền xử phạt phải chứng minh được cá nhân, tổ chức đó đã thực hiện hành vi vi phạm trên thực tế. Nếu không chứng minh được có vi phạm hành chính đó trên thực tế thì cơ quan có thẩm quyền không thể xử phạt và muốn xử phạt về hành vi vi phạm nào thì phải chứng minh có hành vi đó. Để bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của người bị xử phạt.
– Thứ sáu: Đối với cùng một hành vi vi phạm hành chính thì mức phạt tiền đối với tổ chức bằng 02 lần mức phạt tiền đối với cá nhân.
Đây cũng là một nguyên tắc rất quan trọng, khi thực hiện hành vi vi phạm có tất cả mọi tình tiết giống nhau thì tổ chức vi phạm sẽ bị phạt tiền với mức tiền phạt cao gấp đôi so với mức tiền phạt đối với cá nhân đã thành niên. Nguyên tắc này đã được cụ thể hóa trong tất cả các nghị định quy định về vi phạm hành chính và xử phạt vi phạm hành chính trong các lĩnh vực cụ thể.