Các trung tâm ngoại ngữ hiện nay đang là một trong những mô hình được nhiều phụ huynh quan tâm và cho các con em theo học, tuy nhiên không phải trung tâm ngoại ngữ nào cũng tuân thủ đầy đủ quy định của pháp luật. Dưới đây là quy định về xử phạt vi phạm hành chính của trung tâm ngoại ngữ.
Mục lục bài viết
1. Xử phạt vi phạm hành chính của trung tâm ngoại ngữ:
Pháp luật hiện nay có những quy định cụ thể về mức xử phạt đối với hành vi vi phạm hành chính của trung tâm ngoại ngữ. Căn cứ theo quy định tại Nghị định số 04/2021/NĐ-CP của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giáo dục, có thể kể đến những quy định về vấn đề xử phạt vi phạm hành chính của trung tâm ngoại ngữ như sau:
Thứ nhất, trong trường hợp vi phạm quy định về thành lập. Căn cứ theo quy định tại Điều 5 của Nghị định số 04/2021/NĐ-CP của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giáo dục, có quy định về mức xử phạt như sau:
– Phạt tiền từ 15.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với các chủ thể có hành vi tẩy xóa hoặc sửa chữa làm sai lệch nội dung liên quan đến quyết định thành lập hoặc quyết định cho phép thành lập trái quy định của pháp luật;
– Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng đối với các chủ thể có hành vi thành lập hoặc cho phép thành lập, có hành vi tổ chức thực hiện dịch vụ giáo dục trái quy định của pháp luật khi chưa được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cho phép;
– Hình thức xử phạt bổ sung có thể được áp dụng trong trường hợp này đó là tịch thu tang vật là quyết định thành lập và quyết định cho phép thành lập đối với trung tâm ngoại ngữ, tịch thu quyết định thành lập hoặc quyết định cho phép thành lập bị tài sản hoặc sửa chữa làm thay đổi nội dung.
Thứ hai, mức xử phạt đối với trường hợp vi phạm quy định về cho phép hoạt động giáo dục và đăng ký hoạt động giáo dục nghề nghiệp, vi phạm quy định về vấn đề đăng ký hoặc công nhận thực hiện dịch vụ giáo dục căn cứ theo quy định tại Điều 6 của Nghị định số 04/2021/NĐ-CP của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giáo dục, cụ thể như sau:
– Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với các chủ thể được xác định là tổ chức hoạt động giáo dục hoặc tổ chức thực hiện dịch vụ giáo dục ngoài địa điểm được cho phép, ngoài địa điểm được đăng ký hoặc công nhận bởi cơ quan có thẩm quyền:
– Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với các tổ chức có hành vi tẩy xóa hoặc sửa chữa làm sai lệch nội dung được quy định trong giấy phép cho phép hoạt động giáo dục hoặc giấy chứng nhận đăng ký hoạt động giáo dục nghề nghiệp được cấp bởi cơ quan có thẩm quyền, giấy chứng nhận đăng ký hoặc quyết định cho phép hoạt động của cơ quan có thẩm quyền, quyết định công nhận hoạt động đối với các tổ chức được tiến hành dịch vụ giáo dục;
– Phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng đối với các chủ thể có hành vi gian lận để được phép tiến hành hoạt động giáo dục trên thực tế, có hành vi gian lận trong quá trình đăng ký hoạt động giáo dục nghề nghiệp hoặc công nhận tổ chức thực hiện dịch vụ giáo dục;
– Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng đối với các chủ thể có hành vi tổ chức hoạt động giáo dục và thực hiện hoạt động giáo dục khi chưa được phép hoạt động hoặc chưa được phép cấp giấy chứng nhận đăng ký hoạt động trên thực tế bởi cơ quan có thẩm quyền hoặc chưa được công nhận hoạt động giáo dục.
Như vậy thì có thể nói, cần phải tuân thủ mức xử phạt vi phạm hành chính trong trường hợp có hành vi vi phạm đối với các trung tâm ngoại ngữ theo như phân tích nêu trên.
2. Trung tâm ngoại ngữ vi phạm hành chính có bị đình chỉ hoạt động không?
Pháp luật hiện nay cũng đã có quy định cụ thể về các trường hợp được tiến hành hoạt động đình chỉ hoạt động của trung tâm ngoại ngữ khi có vi phạm. Căn cứ theo quy định tại Điều 51 của
– Vi phạm các quy định của pháp luật về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giáo dục ở mức độ phải tiến hành hoạt động đình chỉ hoạt động của các trung tâm giáo dục ngoại ngữ tin học đó;
– Vì lý do khách quan không đảm bảo được hoạt động bình thường của trung tâm ngoại ngữ;
– Các trường hợp vi phạm pháp luật khác theo quy định của pháp luật.
Như vậy có thể nói, khi trung tâm ngoại ngữ vi phạm quy định của pháp luật thì sẽ bị xử lý theo hình thức đình chỉ hoạt động. Căn cứ theo quy định tại Điều 51 của Nghị định số 46/2017/NĐ-CP của Chính phủ quy định về điều kiện đầu tư và hoạt động trong lĩnh vực giáo dục (sau được sửa đổi tại Nghị định số 135/2018/NĐ-CP của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 46/2017/NĐ-CP ngày 21 tháng 4 năm 2017 của Chính phủ quy định về điều kiện đầu tư và hoạt động trong lĩnh vực giáo dục), có quy định về vấn đề thẩm quyền và trình tự thủ tục tiến hành hoạt động đình chỉ học trung tâm ngoại ngữ. Theo đó thì người có thẩm quyền cho phép tổ chức hoạt động giáo dục của trung tâm ngoại ngữ sẽ có quyền ra quyết định đình chỉ hoạt động giáo dục đối với trung tâm ngoại ngữ đó. Trình tự và thủ tục để tiến hành hoạt động đình chỉ trung tâm ngoại ngữ sẽ trải qua một số giai đoạn cơ bản sau:
– Khi trung tâm ngoại ngữ vi phạm một trong những điều kiện nêu trên thì người có thẩm quyền xét thành lập đoàn kiểm tra và tổ chức hoạt động kiểm tra trên thực tế, chủ thể có thẩm quyền sẽ lập biên bản đánh giá kiểm tra tình hình thực tế của trung tâm ngoại ngữ và đề xuất phương án xử lý sao cho phù hợp;
– Căn cứ vào kết quả điều tra và đánh giá tình hình thực tế thì người có thẩm quyền sẽ cho phép tổ chức hoạt động giáo dục quyết định đình chỉ hoạt động giáo dục của trung tâm ngoại ngữ theo quy định của pháp luật. Trong quyết định đình chỉ hoạt động của trung tâm ngoại ngữ phải nêu rõ lý do đình chỉ hoạt động, quy định rõ ràng về thời hạn đình chỉ và các biện pháp đảm bảo quyền lợi của những người đang theo học tại trung tâm ngoại ngữ đó. Quyết định đình chỉ hoạt động giáo dục của trung tâm ngoại ngữ phải được công bố công khai trên các phương tiện thông tin đại chúng theo quy định của pháp luật;
– Sau thời hạn đình chỉ hoạt động giáo dục, nếu các nguyên nhân dẫn đến quá trình đình chỉ hoạt động giáo dục của trung tâm ngoại ngữ đó được khắc phục thì người có thẩm quyền quyết định đình chỉ hoạt động giáo dục của trung tâm ngoại ngữ sẽ quyết định cho phép trung tâm ngoại ngữ đó được hoạt động trở lại về vấn đề này sẽ được công bố công khai trên các phương tiện thông tin đại chúng. Nếu như cho phép hoạt động trở lại thì cần phải có văn bản thông báo cho trung tâm ngoại ngữ và nêu rõ lý do kèm theo hướng giải quyết phù hợp.
3. Trung tâm ngoại ngữ vi phạm hành chính có bị giải thể trung tâm không?
Pháp luật hiện nay có quy định cụ thể về vấn đề giải thể đối với trung tâm ngoại ngữ có hành vi vi phạm quy định của pháp luật. Căn cứ theo quy định tại Điều 52 của Nghị định số 46/2017/NĐ-CP của Chính phủ quy định về điều kiện đầu tư và hoạt động trong lĩnh vực giáo dục (sau được sửa đổi tại Nghị định số 135/2018/NĐ-CP của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 46/2017/NĐ-CP ngày 21 tháng 4 năm 2017 của Chính phủ quy định về điều kiện đầu tư và hoạt động trong lĩnh vực giáo dục), có quy định về các trường hợp xử lý theo hình thức giải thể đối với trung tâm ngoại ngữ cụ thể như sau:
– Vi phạm nghiêm trọng các quy định về quá trình quản lý và tổ chức hoạt động của trung tâm ngoại ngữ tin học;
– Giải thể trung tâm ngoại ngữ theo đề nghị của các tổ chức và cá nhân thành lập trung tâm ngoại ngữ đó.
Như vậy thì có thể nói, trung tâm ngoại ngữ trong trường hợp vi phạm nghiêm trọng các quy định của pháp luật về vấn đề quản lý tổ chức và hoạt động hoặc theo đề nghị của các tổ chức và cá nhân thành lập trung tâm thì hoàn toàn có thể bị giải thể theo quy định của pháp luật.
Mặt khác, căn cứ theo quy định tại Điều 52 của Nghị định số 46/2017/NĐ-CP của Chính phủ quy định về điều kiện đầu tư và hoạt động trong lĩnh vực giáo dục (sau được sửa đổi tại Nghị định số 135/2018/NĐ-CP của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 46/2017/NĐ-CP ngày 21 tháng 4 năm 2017 của Chính phủ quy định về điều kiện đầu tư và hoạt động trong lĩnh vực giáo dục), có quy định cụ thể về người có thẩm quyền và trình tự thủ tục tiến hành hoạt động giải thể đối với trung tâm ngoại ngữ. Theo đó thì người có thẩm quyền ra quyết định thành lập trung tâm ngoại ngữ tin học thì cũng chính là người có thẩm quyền ra quyết định giải thể đối với trung tâm ngoại ngữ đó. Trình tự và thủ tục tiến hành hoạt động giải thể trung tâm ngoại ngữ sẽ phải trải qua một số giai đoạn cơ bản sau:
– Người có thẩm quyền quyết định thành lập trung tâm ngoại ngữ sẽ tiến hành hoạt động tổ chức đoàn kiểm tra đánh giá tình hình thực tế của trung tâm ngoại ngữ đó và đề xuất phương án xử lý hoặc xem xét phương án xử lý sao cho phù hợp do các tổ chức và cá nhân thành lập trung tâm ngoại ngữ kiến nghị, và đề xuất;
– Căn cứ vào kết quả kiểm tra và đánh giá trên thực tế thì người có thẩm quyền quyết định thành lập trung tâm ngoại ngữ sẽ ra quyết định giải thể trung tâm ngoại ngữ theo quy định của pháp luật. Trong quyết định giải thể trung tâm ngoại ngữ đó phải nêu rõ lý do giải thể và các biện pháp để đảm bảo quyền lợi hợp pháp của các học viên, quyền lợi hợp pháp của các giáo viên và các cán bộ quản lý, các nhân viên và phải được công bố công khai trên các phương tiện thông tin đại chúng.
Các văn bản pháp luật được sử dụng trong bài viết:
– Nghị định số 46/2017/NĐ-CP của Chính phủ quy định về điều kiện đầu tư và hoạt động trong lĩnh vực giáo dục;
– Nghị định số 135/2018/NĐ-CP của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 46/2017/NĐ-CP ngày 21 tháng 4 năm 2017 của Chính phủ quy định về điều kiện đầu tư và hoạt động trong lĩnh vực giáo dục;
– Nghị định số 04/2021/NĐ-CP của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giáo dục.