Cảnh sát giao thông có lập hai biên bản xử phạt, một là xử phạt tôi và một và xử phạt công ty đã thuê tôi chở hàng. Cho hỏi cảnh sát giao thông xử phạt như vậy là đúng hay sai?
Tóm tắt câu hỏi:
Vào ngày 2/6/2015 khi tôi đang chở hàng bằng xe ô tô thì bị xử phạt vi phạm giao thông vì tội xếp hàng phía sau thùng xe vượt quá 10% chiều dài của xe. Tôi chở xe này là chở thuê cho một công ty vận tải. Sau đó, cảnh sát giao thông có lập hai biên bản xử phạt, một là xử phạt tôi và một và xử phạt công ty đã thuê tôi chở hàng đó. Cho hỏi cảnh sát giao thông xử phạt công ty tôi như vậy là đúng hay sai? Vì tôi nghĩ rằng chỉ có ai lái xe mà vi phạm thì mới bị xử phạt. Nếu đúng là bị xử phạt thì mức phạt cho tôi và công ty của tôi là bao nhiêu?
Luật sư tư vấn:
Cám ơn bạn đã gửi câu hỏi của mình đến Ban biên tập – Phòng tư vấn trực tuyến của Công ty LUẬT DƯƠNG GIA. Với thắc mắc của bạn, Công ty LUẬT DƯƠNG GIA xin được đưa ra quan điểm tư vấn của mình như sau:
Khoản 2 Điều 24 Nghị định 171/2013/NĐ-CP về xử phạt vi phạm hành chính lĩnh vực giao thông đường bộ và đường sắt có quy định:
Điều 24. Xử phạt người điều khiển xe ô tô tải, máy kéo và các loại xe tương tự xe ô tô vận chuyển hàng hóa vi phạm quy định về vận tải đường bộ
… 2. Phạt tiền từ 800.000 đồng đến 1.000.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm sau đây:
a) Chở hàng vượt trọng tải thiết kế được ghi trong Giấy đăng ký xe hoặc Giấy chứng nhận kiểm định an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường từ 10% đến 40% đối với xe có trọng tải dưới 5 tấn và từ 5% đến 30% đối với xe có trọng tải từ 5 tấn trở lên (kể cả rơ moóc và sơ mi rơ moóc);
b) Xếp hàng trên nóc thùng xe; xếp hàng vượt quá bề rộng thùng xe; xếp hàng vượt phía trước, phía sau thùng xe trên 10% chiều dài xe;
c) Chở người trên thùng xe trái quy định; để người ngồi trên mui xe, đu bám bên ngoài xe khi xe đang chạy;
d) Điều khiển xe tham gia kinh doanh vận tải hàng hóa không có hoặc không mang theo hợp đồng vận tải hoặc
Như vậy bạn là người trực tiếp điều khiển phương tiện vận tải và bị xử phạt nên mức phạt cho bạn sẽ trong khoảng từ 800.000 đồng đến 1.000.000 đồng.
Về phía chủ sở hữu phương tiện, khoản 5 Điều 30 Nghị định 171/2013/NĐ-CP quy định:
“5. Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 4.000.000 đồng đối với cá nhân là chủ xe ô tô, máy kéo, xe máy chuyên dùng và các loại xe tương tự xe ô tô, từ 4.000.000 đồng đến 8.000.000 đồng đối với tổ chức là chủ xe ô tô, máy kéo, xe máy chuyên dùng và các loại xe tương tự xe ô tô thực hiện một trong các hành vi vi phạm sau đây:
>>> Luật sư tư vấn pháp luật trực tuyến qua tổng đài: 1900.6568
a) Tự ý đục lại số khung, số máy;
b) Tẩy xóa hoặc sửa chữa Giấy đăng ký xe, hồ sơ đăng ký xe, Giấy chứng nhận hoặc tem kiểm định an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường của phương tiện;
c) Không chấp hành việc thu hồi Giấy đăng ký xe; biển số xe; Giấy chứng nhận kiểm định an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường phương tiện giao thông cơ giới đường bộ theo quy định;
d) Không làm thủ tục đổi lại Giấy đăng ký xe khi xe đã được cải tạo;
đ) Giao xe hoặc để cho người không đủ điều kiện theo quy định tại Khoản 1 Điều 58 (đối với xe ô tô, máy kéo và các loại xe tương tự xe ô tô), Khoản 1 Điều 62 của Luật giao thông đường bộ (đối với xe máy chuyên dùng) điều khiển xe tham gia giao thông;
e) Khai báo không đúng sự thật hoặc sử dụng các giấy tờ, tài liệu giả để được cấp lại biển số, Giấy đăng ký xe, Giấy chứng nhận kiểm định an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường;
g) Giao hoặc để cho người làm công, người đại diện điều khiển phương tiện thực hiện hành vi vi phạm quy định tại: Khoản 2, Điểm e Khoản 3, Khoản 4, Điểm d Khoản 6 Điều 23 Nghị định này;
h) Giao hoặc để cho người làm công, người đại diện điều khiển phương tiện thực hiện hành vi vi phạm quy định tại: Điểm a, Điểm b Khoản 2; Điểm b Khoản 4; Điểm a, Điểm b Khoản 5; Khoản 6 Điều 24 Nghị định này;
i) Giao hoặc để cho người làm công, người đại diện điều khiển phương tiện thực hiện hành vi vi phạm quy định tại: Khoản 2 Điều 25 Nghị định này;
k) Giao hoặc để cho người làm công, người đại diện điều khiển phương tiện thực hiện hành vi vi phạm quy định tại: Khoản 2; Điểm b, Điểm c, Điểm d, Điểm đ, Điểm e Khoản 3; Khoản 4 Điều 33 Nghị định này.”
Như vậy, nếu công ty của bạn là chủ sở hữu của chiếc xe ô tô mà bạn đã gây ra hành vi vi phạm và trong thời gian thuê bạn chở xe xảy ra vi phạm thì căn cứ theo quy định tại điểm h khoản 5 Điều 30 của Nghị đinh 171/2013/NĐ-CP thì công ty bạn cũng sẽ bị xử phạt hành chính và mức phạt cho công ty của bạn nằm trong khoảng từ 4.000.000 đồng đến 8.000.000 đồng.
Hy vọng rằng sự tư vấn của chúng tôi sẽ giúp bạn lựa chọn phương án thích hợp nhất để giải quyết những vướng mắc của bạn. Nếu còn bất cứ thắc mắc gì liên quan đến sự việc bạn có thể liên hệ Tổng đài