Xử phạt vi phạm giao thông không có biên bản có đúng không? Không có giấy phép lái xe xử phạt như thế nào?
Xử phạt vi phạm giao thông không có biên bản có đúng không? Không có giấy phép lái xe xử phạt như thế nào?
Tóm tắt câu hỏi:
Tôi có đứa em họ năm nay 19 tuổi, khi điều khiển xe máy không có giấy phép lái xe và bị công an xã phạt 700.000 đồng về hành vi điều khiển phương tiện giao thông mà không có giấy phép lái xe và phạt tôi 750.000 đồng về hành vi giao phương tiện cho người không có giấy phép lái xe điều khiển. Công an xã không có biên bản xử lí vi phạm mà chỉ có 2 tờ giấy A4 ghi nội dung vi phạm để lên kho bạc nộp tiền phạt. Xin hỏi mức xử phạt và việc không có biên bản và thẩm quyền xử phạt của công an xã có đúng không? Tôi xin cảm ơn?
Luật sư tư vấn:
Cám ơn bạn đã gửi câu hỏi của mình đến Ban biên tập – Phòng tư vấn trực tuyến của Công ty LUẬT DƯƠNG GIA. Với thắc mắc của bạn, Công ty LUẬT DƯƠNG GIA xin được đưa ra quan điểm tư vấn của mình như sau:
1. Cơ sở pháp lý:
– Luật Xử lý vi phạm hành chính 2012
2. Nội dung tư vấn:
Tại Điều 21
Điều 21. Xử phạt các hành vi vi phạm quy định về điều kiện của người điều khiển xe cơ giới
5. Phạt tiền từ 800.000 đồng đến 1.200.000 đồng đối với người điều khiển xe mô tô có dung tích xi lanh dưới 175 cm3 và các loại xe tương tự xe mô tô thực hiện một trong các hành vi vi phạm sau đây:
a) Không có Giấy phép lái xe hoặc sử dụng Giấy phép lái xe không do cơ quan có thẩm quyền cấp, Giấy phép lái xe bị tẩy xóa;
Tại Điều 30 Nghị định 46/2016/NĐ-CP có quy định về xử phạt chủ phương tiện như sau:
Điều 30. Xử phạt chủ phương tiện vi phạm quy định liên quan đến giao thông đường bộ
4. Phạt tiền từ 800.000 đồng đến 1.000.000 đồng đối với cá nhân, từ 1.600.000 đồng đến 2.000.000 đồng đối với tổ chức là chủ xe mô tô, xe gắn máy và các loại xe tương tự xe mô tô thực hiện một trong các hành vi vi phạm sau đây:
đ) Giao xe hoặc để cho người không đủ điều kiện theo quy định tại Khoản 1 Điều 58 của Luật Giao thông đường bộ điều khiển xe tham gia giao thông (bao gồm cả trường hợp người điều khiển phương tiện có Giấy phép lái xe nhưng đã hết hạn sử dụng).
Căn cứ theo quy định tại Điểm a Khoản 5 Điều 21 Nghị định 46/2016/NĐ-CP thì đối với người điều khiển xe mà không có Giấy phép lái xe theo quy định thì bị phạt tiền từ 800.000 đồng đến 1.200.000 đồng. Căn cứ tại Điểm đ Khoản 4 Điều 30 Nghị định 46/2016/NĐ-CP thì chủ xe là cá nhân giao xe cho người không đủ điều kiện theo quy định tại Khoản 1 Điều 58 của Luật Giao thông đường bộ điều khiển xe tham gia giao thông thì bị phạt tiền từ 800.000 đồng đến 1.000.000 đồng.
Tại Điều 70 Nghị định 46/2016/NĐ-CP có quy định như sau:
Điều 70. Phân định thẩm quyền xử phạt hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ, đường sắt
4. Trưởng Công an cấp xã trong phạm vi chức năng, nhiệm vụ được giao có liên quan đến trật tự an toàn giao thông đường bộ, đường sắt có thẩm quyền xử phạt đối với các hành vi vi phạm quy định tại các Điểm, Khoản, Điều của Nghị định này như sau:
a) Điểm đ, Điểm i Khoản 1; Điểm g, Điểm h Khoản 2; Điểm b, Điểm d, Điểm đ, Điểm e, Điểm k Khoản 3; Điểm a, Điểm d, Điểm đ, Điểm i Khoản 4 Điều 5;
b) Điểm e Khoản 2; Điểm a, Điểm đ, Điểm e, Điểm h, Điểm i, Điểm k, Điểm l, Điểm o Khoản 3; Điểm d, Điểm đ, Điểm g, Điểm k Khoản 4; Điểm d, Điểm e Khoản 5 Điều 6;
c) Điểm b, Điểm d, Điểm đ, Điểm e, Điểm g, Điểm h, Điểm i Khoản 2; Điểm b, Điểm d Khoản 3; Điểm đ, Điểm h, Điểm i Khoản 4 Điều 7;
d) Điểm c, Điểm đ, Điểm e, Điểm g Khoản 1; Khoản 2; Khoản 3; Khoản 4; Khoản 5 Điều 8;
đ) Điều 9, Điều 10;
e) Khoản 1, Khoản 2, Khoản 3 Điều 11;
g) Khoản 1, Khoản 2, Khoản 3 Điều 12;
h) Khoản 1, Khoản 2 Điều 15;
i) Điều 18; Khoản 1 Điều 20;
k) Điểm b Khoản 3 Điều 23;
l) Khoản 1 Điều 29;
m) Khoản 4 Điều 31; Điều 32; Khoản 1 Điều 34;
n) Khoản 1, Khoản 2, Khoản 3, Điểm a Khoản 5, Khoản 6 Điều 46; Khoản 1 Điều 48; Khoản 1 Điều 49; Khoản 1, Khoản 2 Điều 51; Khoản 1 Điều 68; Điều 69.
Về trình tự, thủ tục để tiến hành xử phạt một hành vi vi phạm hành chính được thực hiện theo nội dung được ghi nhận trong các điều khoản thuộc Mục 1, Chương III, Luật Xử lý vi phạm hành chính 2012.
+ Đầu tiên đó là buộc chấm dứt hành vi vi phạm (Điều 55 Luật Xử lý vi phạm hành chính 2012 ).
>>> Luật sư tư vấn pháp luật giao thông đường bộ qua tổng đài: 1900.6568
+ Sau đó có thể tiến hành việc xử phạt vi phạm hành chính mà không lập biên bản (Điều 56 Luật Xử lý vi phạm hành chính 2012).
+ Đối với các hành vi vi phạm hành chính buộc phải lập biên bản thì sau khi buộc chấm dứt hành vi vi phạm thì người có thẩm quyền xử phạt sẽ tiến hành lập biên bản vi phạm hành chính (Điều 58 Luật Xử lý vi phạm hành chính 2012), đồng thời thực hiện công việc xác minh tình tiết của vụ việc (Điều 59 Luật Xử lý vi phạm hành chính 2012).
+ Tiếp đó, người có thẩm quyền xử phạt sẽ tiếp nhận việc giải trình của tổ chức, cá nhân vi phạm (Điều 61 Luật Xử lý vi phạm hành chính 2012) chuyển hồ sơ vụ việc cho cơ quan có thẩm quyền để xử phạt vi phạm hành chính (Điều 63 Luật Xử lý vi phạm hành chính 2012) để ra quyết định xử phạt vi phạm hành chính theo quy định tại Điều 67 Luật Xử lý vi phạm hành chính 2012.
Theo thông tin bạn trình em họ của bạn năm nay 19 tuổi, khi điều khiển xe máy không có giấy phép lái xe và bị công an xã phạt 700.000 đồng về hành vi điều khiển phương tiện giao thông mà không có giấy phép lái xe và phạt bạn 750.000 đồng về hành vi giao phương tiện cho người không có giấy phép lái xe điều khiển. Công an xã không có biên bản xử lí vi phạm mà chỉ có 2 tờ giấy A4 ghi nội dung vi phạm để lên kho bạc nộp tiền phạt. Căn cứ theo các quy định trên thì Công an xã không có thẩm quyền xử phạt đối với hành vi Điều khiển xe gắn máy không có Giấy phép lái xe theo quy định tại Điểm a Khoản 5 Điều 21 Nghị định 46/2016/NĐ-CP và Giao xe cho người chưa có Giấy phép lái xe theo quy định tại Điểm đ Khoản 4 Điều 30 Nghị định 46/2016/NĐ-CP. Đồng thời thủ tục và mức xử phạt mà Công an xã thực hiện như thông tin bạn trình bày là không đúng theo quy định của pháp luật.